Ca sĩ người hà nộ là ai?

Cuối tháng 9/1969, Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN) đang họp, nhà báo Trần Lâm - Tổng Biên tập đến. Đi cùng ông là nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Ông Lâm nói: “Nhạc sĩ  người nhà Đài ta đây. Các ban “khai thác” cái “mỏ” này, còn “khối” chuyện để viết cho ngày Giải phóng Thủ đô 10/10”. Chúng tôi chuyển nội dung cuộc họp sang nghe chuyện về Hà Nội. Ông Thi chậm rãi kể nhiều chuyện, trong đó có chuyện xung quanh bài hát “Người Hà Nội” mà anh em đặt câu hỏi để ông trả lời. Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi vừa kể vừa xen kẽ hát rất quyến rũ người nghe…

“Năm 1946, thực dân Pháp gây hấn, trở lại xâm lược nước ta. Khúc Thủy là một làng cổ nằm ven sông Nhuệ, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai. Đây là nơi sơ tán của nhiều cơ quan Trung ương, trong đó có Hội Văn hóa Cứu quốc. Bài hát “Người Hà Nội” đã ra đời ở đây.

Ca sĩ người hà nộ là ai?
Nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

Tối ngày 19/12/1946, tôi và đồng chí Trần Huy Liệu nhận lệnh rời Hà Nội về ở trong một ngôi nhà ven sông Nhuệ, khi sau lưng cả Hà Nội đã chìm trong khói lửa của ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Bên cây đàn Piano cũ, những hình ảnh sống động về Hà Nội kiên cường, chiến đấu trong khói lửa để bảo vệ Hà Nội “Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời/ Hà Nội ầm ầm rung…” cứ hiển hiện trong đầu. Tứ nhạc và ca từ cứ thế tuôn trào trên phím đàn.

“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây/ Đây lắng hồn núi sông/ Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu…” với những kỷ niệm không thể nào quên: “Một ngày non sông chiến khu về/ đường vang tiếng hát cuốn long người…/ Đoàn quân Việt Nam đi/ Hà Nội say mê đón Cha về/ Kín trời phơi phới vàng sao/ Ngày ấy chói vinh quang…” và với một niềm tin lạc quan: “Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bừng chói lói lòng ta/ Mai này lớp lớp người đi thét vang vang trời khải hoàn…/ Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi/ trán Người mái tóc bạc thêm/ Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười…”.

Sau khi viết xong “Người Hà Nội”, tôi tìm gặp nhà báo Thép Mới, vừa đệm đàn vừa hát cho anh Thép Mới nghe. Sau đó, bài hát được đăng trên báo Cứu quốc Tết 1947 và được các bạn cho phổ biến rộng rãi. Tôi rất vui khi hay tin trên các chiến lũy ác liệt, ca khúc đã được những người lính Trung đoàn Thủ đô hát vang, thúc giục họ tiến lên giữa “xác thù rơi dưới gót giày/ Ầm ầm tiếng súng vui thay, vang ngày mai sáng láng…”.

Một buổi sáng đẹp trời, tôi phóng xe đạp đến Đài Tiếng nói Việt Nam – khi đó sơ tán tại chùa Trầm (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ). Vừa xuống xe, anh Trần Lâm dắt xe tựa vào bậc đá. Tôi ngồi hát cho anh Lâm nghe. Anh Lâm gọi luôn anh chị em có mặt ở đó cùng ngồi tập hát “Người Hà Nội”. Thế là tôi kiêm luôn việc dàn dựng bài hát này và tự đệm đàn để anh chị em hát trong đêm Giao thừa năm ấy.

Ca khúc "Người Hà Nội" - Thể hiện: NSƯT Quang Lý, Thanh Lam, Trần Thu Hà, Tùng Dương

Đó là một cái Tết khó quên, bởi lẽ Tết kháng chiến đầu tiên của dân tộc - Đinh Hợi 1947. Tại chùa Trầm, qua Đài Tiếng nói Việt Nam, bài thơ chúc Tết của Bác Hồ như hịch kháng chiến đã được truyền đi, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ:

“Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông

Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến

Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng

Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào!

Sức ta đã mạnh, người ta đã đông

Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi

Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”

Lời chúc năm mới của Bác Hồ vừa kết thúc thì bài hát “Người Hà Nội” cất lên, tôi rất xúc động không nói nên lời. Tôi ôm lấy anh Trần Lâm mà không cầm được nước mắt, vì vinh dự quá…”

Ca khúc “Người Hà Nội” từ khi mới ra đời và trải qua 70 năm vẫn ngân vang trong lòng người. Nó đã góp phần tạo thêm sức mạnh và ý chí quyết chiến quyết thắng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng như trong xây dựng hòa bình. “Người Hà Nội” đã trở thành nhạc hiệu của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Kể từ đêm kháng chiến đầu tiên (19/12/1946), bên dòng Nhuệ giang, nhìn Hà Nội “Khói lửa ngút trời…” trong lòng “Người Hà Nội Nguyễn Đình Thi” trào dâng cảm xúc, để những ca từ hào sảng cứ thế ùa vào bản nhạc, thành ca khúc để đời - trở thành một tài sản tinh thần vô giá bởi giai điệu và ca từ lắng đọng trong tâm hồn mỗi người một tình yêu Hà Nội - một “Hà Nội mến yêu”…

Đã 47 năm, tôi vẫn nhớ mãi buổi trò chuyện hôm ấy rất chân tình của nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Giọng nói, giọng hát của Nguyễn Đình Thi cùng với tiếng đàn Piano của nghệ sĩ Hoàng Mãnh đệm cho ông hát trước các bạn đồng nghiệp nhà Đài. Giọng ông vẫn trẻ trung như tuổi 22 khi ông sáng tác ca khúc “Người Hà Nội”. Hôm đó tất cả chúng tôi đều hòa cùng ông trong những câu hát cuối bài của “Người Hà Nội”./.

08:56, 30/12/2015

Nhà văn Nguyễn Đình Thi - cây đại thụ trong làng văn nghệ Việt Nam, đã đi xa hơn 10 năm trời. Trong nền văn hóa Việt Nam hiện đại, có lẽ không ai có thể quên được Nguyễn Đình Thi, một văn nghệ sĩ tài hoa và thành công ở nhiều lĩnh vực.

Riêng về âm nhạc, những sáng tác của ông trên lĩnh vực này tuy không nhiều, nhưng những ca khúc như: “Diệt phát xít, “Du kích quân” và đặc biệt là “ Người Hà Nội”, thì hầu như không có người Việt Nam nào là không biết. Bài hát “ Diệt phát xít” được dùng làm nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ nay. Còn giai điệu của “Người Hà Nội” thì trở thành nhạc hiệu chính thức của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Đây có lẽ là những ca khúc sớm nhất được ra đời để cổ vũ cho cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô và quân dân cả nước.

Ca sĩ người hà nộ là ai?
Nhà văn - nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi

Với sự ra đời của “Người Hà Nội”, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã từng tâm sự: “Tôi không bao giờ quên được cái đêm 19 tháng Chạp năm 1946 ấy, hàng vạn, hàng chục vạn người lầm lì ra đi để lại sau lưng ầm ầm súng nổ và cháy rực một vùng trời. Tôi thấy cái tình cảm, cái ý thức có gốc rễ sâu trong mỗi con người rằng chúng ta cùng chung một cội nguồn, một cuộc sống, một vận mệnh, tình cảm đó, ý thức đó làm nên Tổ quốc ta… Tôi cũng như cảm thấy cái sức độc lập tự chủ, tự cường bao đời của nhân dân ta làm cho đường lối cách mạng của Đảng ta luôn sáng tạo, tìm ra phương hướng vào những lúc gian nan nguy hiểm”. Trên cái nền tâm thức đó, vào một ngày cuối năm, để chuẩn bị cho Báo Cứu Quốc tại mặt trận Hà Nội xuất bản vào dịp Tết Đinh Hợi 1947, Nguyễn Đình Thi từ làng Sét đi về phía ngoại thành, vào một ngôi nhà ven đường ở thôn Khúc Thủy, ông bắt gặp một chiếc đàn dương cầm của gia đình đã tản cư này, nhìn cây đàn quý, đẹp và đã tróc vài phím, một nỗi xót xa dâng lên tràn ngập tâm hồn người nghệ sĩ, ông ngồi vào đàn và những nốt nhạc đầu tiên vang lên: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu…”.

Và cứ thế, như một dòng sông âm thanh, hình ảnh Hà Nội yêu quý, từng căn nhà, góc phố cùng với những chàng trai, cô gái tự vệ thành… lần lượt tái hiện trên những nốt nhạc trong sáng. Ca khúc “Người Hà Nội” vừa mang trong mình tình cảm tha thiết, trữ tình lại vừa mang đậm hơi thở hào hùng, hoành tráng. Một sự hòa quyện tuyệt vời giữa ca từ và giai điệu. Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, đầu năm 1947, khi bài hát ra đời, tác giả đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là “Bài hát của một người Hà Nội”. Khi đó bài hát chưa phải là một bản trường ca như bây giờ, nhưng nó cũng đã được thu thanh và phát trên sóng của đài phát thanh. Bài hát là ý chí, là niềm đam mê của anh em chiến sĩ, nhất là các chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô đang ngày đêm quyết tử cho Thủ đô thân yêu. Năm 1948, nhạc sĩ viết tiếp đoạn “ngày về” khắc họa ước mơ một ngày được về lại thành phố thân yêu. Lời ca khi thì hiền hòa, êm ái: “Hà Nôi đẹp sao, ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng. Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng…”, khi thì lại vô cùng mạnh mẽ, dữ dội, bi tráng, hào hùng: “Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời, Hà Nội hồng ầm ầm rung sông Hồng reo. Thét lên xung phong căm hờn sôi gầm súng. Bùng cháy khắp phố ta ơi! Vùng lên chiến sĩ ta ơi! Trời Hà Nội đỏ máu”. Có thể nói nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã rất thành công khi xử lý giai điệu, tiết tấu bài hát. Người nghe như được sống cùng Hà Nội, thở cùng bầu không khí đậm đặc mùi khói súng của Hà Nội ngày đó. Chính cái âm hưởng trữ tình và anh hùng ca hòa quyện, đan xen với nhau đã làm nên một diện mạo hoành tráng mang đậm tính sử thi cho ca khúc…

Trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô vừa qua, tại Thủ đô Hà Nội đã có cuộc gặp mặt của 300 nhân chứng lịch sử tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp, giải phóng Thủ đô tham dự. Tại buổi gặp mặt, các nhân chứng lịch sử của thời kỳ chống Pháp đã có dịp gặp lại nhau cùng ôn lại những ngày tháng chiến đấu “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; đồng thời bày tỏ niềm vui khi đất nước ngày càng phát triển, đặc biệt là Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, được đồng bào cả nước tin yêu gửi gắm hy vọng, được bạn bè thế giới ngợi ca vinh danh Thành phố vì hòa bình, được Đảng, Nhà nước vinh danh Thủ đô Anh hùng, 3 lần được nhận Huân chương Sao vàng. Trong cuộc gặp mặt đầy xúc động này, những người cùng thế hệ với ca khúc “Người Hà Nội” đã cùng nhau cất vang ca khúc “Người Hà Nội” trong những giọt nước mắt hồi tưởng, xúc động, tự hào. Và có lẽ, cho đến mãi về sau, âm hưởng ca khúc “Người Hà Nội” vẫn sẽ tiếp tục ngân vang, lắng đọng và neo đậu vào lòng người…

Nguyễn Thị Thọ