Các cách tính lợi nhuận

Các cách tính lợi nhuận

Bạn đang tìm hiểu khái niệm về lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần như thế nào là chuẩn xác nhất. Bài chia sẻ sau đây nhằm giúp cho các bạn nắm vững hơn về các khái niệm liên quan tới lợi nhuận. Từ đó hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính của công ty.Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là một khoản lợi thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhằm phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoảng chênh lệch của doanh thu thu được trong kỳ khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, gồm cả giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được.

Công thức tính lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp) Hoặc:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.


Trong đó:

  • Doanh thu thuần: là khoản doanh thu thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ những khoản giảm trừ như: các khoản giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế xuất nhập khẩu.
  • Giá vốn hàng bán: được hiểu một cách đơn giản nhất là toàn bộ khoản chi phí để tạo ra sản phẩm. Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán gồm có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công trực tiếp.
  • Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm việc lãi cho thuê tài chính, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
  • Chi phí tài chính: là các khoản chi phí chi cho trong hoạt động tài chính

Các cách tính lợi nhuận

Các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần

Các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận thuần (Net profit margin ratio) hay còn được gọi là tỉ suất doanh lợi hay là tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu. Các chi tiêu này nhằm thể hiện khả năng sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận thuần cao sẽ có vị thế cạnh tranh trong vấn đề kiểm soát chi phí so với các doanh nghiệp khác. Đây cũng là chỉ tiêu trên báo cáo tài chính mà chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư đều rất quan tâm. Công thức tính tỉ suất lợi nhuận thuần sẽ là :

Tỉ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần


Chỉ tiêu này không chỉ giúp ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn rất có giá trị đối với những chủ đầu tư nhằm đánh giá về khả năng sinh lời từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần cũng là một trong các yếu tố quan trọng giúp nhà cung cấp tín dụng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay. Từ đây họ sẽ đánh giá khả năng thanh toán lãi cho vay của doanh nghiệp. Bên cạnh đó với chỉ tiêu này nhà quản trị doanh nghiệp có thể kiểm soát trực tiếp được các vấn đề chi phí và là kết quả của các quyết định quản lý.

Xác định tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

Khi người nộp thuế theo dõi và có hạch toán riêng những yếu tố doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng công thức về tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ đi chi phí, lãi suất vay và thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên doanh thu thuần tương ứng với các lĩnh vực hoạt động. Trường hợp người nộp thuế hạch toán và có theo dõi riêng được doanh thu nhưng không hạch toán, theo dõi riêng được chi phí phát sinh cho từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thì tiến hành thực hiện phân bổ chi phí dựa theo tỷ lệ doanh thu của mỗi lĩnh vực. Sau đó áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ đi chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động.

Đố với các trường hợp người nộp thuế không theo dõi và có hạch toán riêng phần doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh thì sẽ áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.


XEM THÊM:Tỷ suất lợi nhuận? Công thức tính tỷ suất lợi nhuận đúng quy định
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Trên đây là các kiến thức cơ bản về lợi nhuận thuần. Hy vọng rằng các thông tin bài viết trên sẽ giúp cho bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi lợi nhuận thuần là gì? Cũng như xác định được tầm quan trọng của lợi nhuận thuần đối với doanh nghiệp trong các định hướng phát triển trong tương lai.

Bài viết này Taichinhz sẽ giải đáp mọi thắc mắc giúp bạn đọc hiểu rõ về công thức tính lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó bạn cũng nắm được các bước thực hiện và những lưu ý quan trọng. Rất nhiều thông tin bổ ích đang chờ bạn khám phá đấy!

Phân biệt lợi nhuận sau thuế và trước thuế

Lợi nhuận chia làm 2 loại trước thuế và sau thuế. Rất nhiều người chưa hiểu rõ và có thể phân biệt 2 dạng này. Lợi nhuận trước thuế hay gọi chính xác là trước thuế và lãi. Nó là phần lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập.

Lợi nhuận trước thuế thường được tính theo công thức:

  • Cách 1: Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thu về từ kinh doanh + Lợi nhuận trong quá trình hoạt động tài chính + Lợi nhuận phát sinh bất thường.
  • Cách 2: Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu có được – Tổng phí phát sinh – Tổng phí cố định.

Các cách tính lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế là phần lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức tính như thế nào?

Vậy lợi nhuận sau thuế khác như thế nào?  Nó là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phí và tiền thuế thu nhập. Khi kết thúc 1 năm tài chính, tất cả các doanh nghiệp đều phải tiến hành quyết toán thuế và đóng thuế cho Nhà Nước.

Công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN

Với công thức này, khi tính thu nhập ròng ta chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Các cách tính lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phí và tiền thuế thu nhập

Hướng dẫn chi tiết cách tính lợi nhuận sau thuế

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách tính lợi nhuận sau thuế. Tin rằng bạn dễ dàng thực hiện được và quan sát liệu doanh nghiệp lãi hay lỗ trong 1 năm qua. Nhờ vậy, bạn có những định hướng để phát triển doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Bước 1: Tính tổng doanh thu

Tổng doanh thu là số tiền mà một công ty kiếm được bằng cách bán hàng hóa hoặc dịch vụ của mình trong một khoảng thời gian. Để tính toán chính xác, bạn cần kết hợp các luồng doanh thu để tìm ra tổng cuối. 

Chúng ta có thể tính tổng doanh thu bằng cách nhân giá mỗi sản phẩm với tổng số đơn vị của sản phẩm đó đã được bán. Công thức tính tổng doanh thu:

Tổng Doanh thu = Giá cả x Số lượng hàng hóa bán ra

Giả sử một cửa hàng bán được 100 chiếc xe máy trong 1 tháng. Mỗi chiếc xe máy có giá 50 triệu. Tổng doanh thu của cửa hàng tháng đó là 100 x 50 = 5 tỷ.

Các cách tính lợi nhuận
Tổng doanh thu là số tiền mà một công ty kiếm được bằng cách bán hàng hóa hoặc dịch vụ của mình

 Bước 2: Tính tổng chi phí

Chi phí kinh doanh lại là những hao phí liên quan đến hoạt động kinh doanh phát sinh trong 1 khoảng thời gian. Khi tiến hành sản xuất hay kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải chịu 3 chi phí chính

  • Chi phí dành cho tư liệu lao động.
  • Chi phí dành cho đối tượng lao động.
  • Chi phí dành cho sức lao động.

Chưa kể đến các hao phí nguyên vật liệu hay khấu hao máy móc thiết bị. Vậy công thức tính tổng chi phí của doanh nghiệp như sau:

Tổng chi phí = toàn bộ các hao phí về lao động và vật chất đã phát sinh trong thời kỳ kinh doanh = Chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí tài chính + Chi phí khác.

Bước 3:  Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Công thức tính cụ thể:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển.
  • Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam: 20%.
  • Mức thuế suất cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm: 32% – 50%.
  • Mức thuế suất cho các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc: 50%.

Bước 4: Áp dụng công thức tính lợi nhuận sau thuế

Sau khi đã tính ra được tổng chi phí và tổng doanh thu của doanh nghiệp, bạn áp vào công thức sau đây:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN

Công thức này rất đơn giản và hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Quan trọng nhất bạn cần phải tính chuẩn xác tổng chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra. Bởi lẽ có những khấu hao tài sản, máy móc vô hình bạn cần bổ sung thêm.

Các cách tính lợi nhuận
Sau khi đã tính ra được tổng chi phí và tổng doanh thu của doanh nghiệp, bạn áp vào công thức như trên

Lưu ý cần nắm trong quá trình tính lợi nhuận sau thuế

Bạn cũng cần nắm được một số lưu ý quan trọng về lợi nhuận sau thuế bao gồm:

  • Sau khi tính ra lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng, toàn bộ được chia đều cho các thành viên góp vốn với số tiền tính theo tỷ lệ góp vốn.
  • Nếu năm trước doanh nghiệp tính lợi nhuận sau thuế âm, lợi nhuận ròng năm nay phải bù lỗ năm trước rồi mới chia cho các cổ đông.
  • Pháp luật quy định phải trích lập theo tỷ lệ một số quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế như quỹ dự phòng tài chính 10%, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư và phát triển.

Các cách tính lợi nhuận
Sau khi tính ra lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng, toàn bộ được chia đều cho các thành viên góp vốn

Câu hỏi thường gặp

Chắc chắn bạn đọc vẫn còn rất nhiều thắc mắc chưa được giải tỏa. Chúng tôi sẽ trả lời chi tiết một số câu hỏi thường gặp. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về công thức tính lợi nhuận sau thuế.

2. Lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Lợi nhuận sau thuế là cơ sở để kết luận công ty kinh doanh tốt, sinh lời hay thất bại, thua lỗ. Nhìn vào lợi nhuận ròng, nếu dưới 0, công ty đang chịu lỗ và cần điều chỉnh lại để hoạt động kinh doanh sinh lời. Nếu lợi nhuận lớn hơn 0 và có xu hướng tăng cao, chúc mừng công ty bạn đang làm ăn ngày càng phát đạt.

Lợi nhuận sau thuế càng cao thì công ty hoạt động càng tốt, mang nhiều giá trị hơn, dưới dạng lợi nhuận cho các cổ đông. Lợi nhuận ròng cho thấy công ty kiểm soát chi phí của mình như thế nào. Đây là 1 yếu tố quan trọng trong phân tích tỷ lệ và phân tích tài báo cáo tài chính.

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là gì?

Tỷ suất lợi nhuận ròng cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ suất này quyết định công ty, doanh nghiệp bán hàng có lãi hay phải chịu lỗ. ‘

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Do đó, người thực hiện đo đạc tài chính cần so sánh công ty với toàn ngành và các doanh nghiệp khác cùng thời điểm.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì. Đặt câu hỏi ngay

Trên đây là những thông tin bổ ích về công thức tính lợi nhuận sau thuế. Tin rằng bạn đã dễ dàng tính ra lợi nhuận ròng của công ty. Taichinhz chúc doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển hơn nữa!