Các phím chức năng trên máy CNC Fanuc

I) Máy Tiện – Fanuc 0i-T: Tuần tự thứ tự thực hiện: tương tự với máy phay1. Bật nút công tắc mở máy (núm tròn đỏ to phía dưới ở bảng điều khiển 2).2. Chọn Mode selection về vị trí REF (hàng trên ở bảng đk 2) để điều chỉnh tọa độ chuẩn của máy, sau đó nhấn nút Rapit (hàng dưới cùng ở bảng đk 2) và các nút X, Y, Z rồi nhấn nút có dấu +, - để dịch chuyển bàn máy, lúc đó bàn máy và trục dao sẽ tự động chạy về vị trí điểm chuẩn của máy.3. Chọn dao bằng cách ấn vào nút chọn dao.4. Chọn đồ gá(nên chọn eto), kích thước phôi, vị trí phôi trên bàn máy, chọn điểm 0 gốc tọa độ cho chi tiết (nên chọn sao cho hệ tọa độ màu đỏ trùng góc trái trên bên phải chi tiết).5. Sau khi gá chi tiết, chọn dao, gốc tọa độ 0 cho chi tiết, đóng cửa máy lại (bằng cách ấn nút đóng cửa máy).Nút đóng cửa máyNút chọn gốc tọa độ phôi, vị trí phôi,vòi làm mát, dạng đồ gá.Nút chọn daoBảng điều khiển 2.Bật tắt máy khẩn cấpBảng điều khiển 1.Điều chỉnh bàn máy nhanh chậmNút khóa máyĐiều chỉnh tốc độ trục chính6. Chọn Mode selection về vị trí Edit (hàng trên cùng, thứ 2 từ trái sang, ở bảng đk 2) để hiệu chỉnh các thông số.7. Tiếp theo chọn nút offset seting (ở bảng đk 1) để chọn chế độ bù chiều dài dao và đường kính dao.8. Chọn nút Prog ở bảng đk 1 để chọn chương trình gia công ( có thể lôi chương trình đã lập trình có sẵn bằng mastercam chẳng hạn).9. Tiếp theo chọn nút offset seting (ở bảng đk 1) để chọn điểm 0 cho chương trình (nên chọn trùng với điểm 0 của máy).10. Sau khi đã hiệu chỉnh xong, chọn Mode selection về vị trí auto (nút ngoài cùng phía trên bên trái) rồi ấn nút cycle start(nút dưới cùng, thứ 2 từ trái sang, trên bảng đk 2), máy sẽ chạy chương trình tự động; Hoặc về vị trí MDI (điều khiển chạy từng lệnh bằng tay, nút nằm thứ 3 từ trái sang ở hàng trên cùng ở bảng đk 2) rồi ấn nút cycle start, máy sẽ chạy từng dòng lệnh một.Bảng điều khiển 1:Kích thước tuyệt đốiKích thước tương đốiHiển thị tất cả các kích thướcNút chuyển qua menu kế tiếpNút tời qua menu sauNút tời lại bảng menu trước đóNút hiển thị các tọa độNút chọn chương trình gia côngNút chọn hiệu chỉnh kích thước daoNút chèn khi hiệu chỉnh chương trình gia côngNút chèn khi hiệu chỉnh kích thước daoNút chấm phẩy ngắt dòng lệnhBảng điều khiển 2:Thay dụng cụ tự độngNút điều chỉnh vị trí bàn máy (lượng dịch chuyển nhỏ) (INC)Chế độ điều chỉnh các trục về điểm chuẩn (REF)Nút điều dừng chương trình khẩn cấp, trục dao đứng yên và ngừng quay(Prog restart)Bật chế độ làm mátChế độ hiệu chỉnh ch.tr(EDI)Chế độ chạy từng câu lệnh (MDI)Nút điều chỉnh vị trí bàn máy (lượng dịch chuyển lớn) (JOG)Chế độ chạy tự động(auto) Chúng ta nên nhớ rằng, để hiệu chỉnh các thông số, lôi chương trình gia công thì phải chọn Mode Selection về vị trí Edit. Sau khi chọn điểm 0 của máy trùng góc trái trên bên phải của chi tiết, hệ tọa độ có biểu tượng màu đỏ sẽ trùng với điểm trái trên bên phải của phôi. Khi chúng ta nhập chương trình lập trình vào thì sẽ suất hiện thêm điểm 0 của chương trình, lúc này chúng ta vào nút Offset seting để hiệu chỉnh điểm 0 của chương trình( nên chọn trùng điểm 0 của chi tiết). Các câu lệnh từ G54 – G59 dùng để chuyển hệ trục tọa độ. Trong chương trình, Lệnh F luôn có hiệu cho đến khi một lệnh F tiếp theo đc gọi ra. Giá trị chạy dao chỉ định sau địa chỉ F sẽ đạt đúng giá trị của nó khi nút OVERRIDE trên bảng đk ở vị trí 100%Cách sử dụng các nút:1. Cách điều chỉnh điểm 0 của chi tiết:Sau khi gá đặt chi tiết xong, ta chọn núm cài đặt tọa độ phôi(nằm ở thanh dọc bên trái của màn hình), chọn stoc size location rồi hiệu chỉnh gốc tọa độ hình màu đỏ trên màn hình về điểm giữa ngoài cùng bên phải của chi tiết, lúc này ta có điểm 0 của chi tiết.2. Cách điều chỉnh điểm 0 của chương trình trùng điểm 0 của chi tiết:Sau khi chọn xong chương trình gia công, chọn Mode selection trên bảng đk 2 ở chế độ Edit, sau đó chọn nút offset seting ở bảng đk1, chọn nút màu trắng nằm ngay phía dưới chữ Work rồi ấn các phím mũi tên để di chuyển con trỏ về vị trí X,Y, Z để điều chình. Ta có màn hình như sau:Nút dừng ch.tr gia công, trục chính vẫn quay (cycle stop)Nút chạy chương trình gia công (cycle start)Nút dừng ch.tr gia công, dừng tất cả mọi chuyển động (Progrm stop)Các nút điều chỉnh %mm khi dịch chuyển bàn máyNút chế độ chạy nhanh (Rapit)Nút trục chính quay phảiNút trục chính quay tráiĐiều chỉnh % lượng tiến dao FĐiều chỉnh tốc độ trục chính SNút bảo vệ ch.tr, để hiệu chỉnh ch.tr phải để núm ở 13. Cách hiệu chỉnh chiều dài dao:Thông thường điểm chuẩn của chương trình thưởng tính từ đài gá dao, vì vậy khi gắn dao vào ta phải nù chiều dài dao, với các dao khác nhau có chiều dài khác nhau ta phải nhập các vị trí bù chiều dài khác nhau. Vào Offet seting ở bảng đk 1, chon nút trắng phía dưới chữ Offset rồi chọn kích thước bù dao ở các vị trí khác nhau. Geo là bù chiều dài, Wear là bù dung sai dao.- Nút Wear để hiệu chỉnh dung sai của dao- Geo để hiệu chỉnh chiều dài dao- X và Z lần lượt là hiệu chỉnh theo phương trục X, Z. R là bù bán kính dao. T là số thứ tự của dao nằm trên ở dao. Ví dụ :T1 M06 ;G90 G00 G54 X150.0 Y120.0; G43 Z30.0 H1 S440 T2; M03; Z-5.0; G42 X120.0 Y40.0 D1; Bù bán kính bên phải (D1) và bù chiều dài dao (H1), sử dụng lượng bù đặt ở trí 1 trên màn hình TOOLOFSET. Trong ví dụ này, tổng lưọng bù bán kính: 5.000 + 0.015 = 5.015 mm. G43 Z_ H_; G49; G43 Gọi chức năng bù chiều dài dao. G49 Hủy chức năng bù chiều dài daoH Chỉ ra số Offset sử dụng4. Tìm hiểu về các tọa độ hiển thị trên màn hình :Khi ta ấn nút Pos trên bảng đk 1, sẽ hiện ra màn hình như sau :Tọa độ tương đối của đài dao so với điểm 0 của máy(là hệ tọa độ biểu tượng màu đỏ)Tọa độ tuyệt đối của đài dao khi di chuyển so với vị trí điểm chuẩn của máy lúc đầu(vị trí lúc đầu của chính nó)Tọa độ tuyệt đối của đài dao so với điểm 0 của chi tiết5. Cách mở chương trình gia công có sẵn:Sau khi để chế độ Edit và di chuyển các trục về tọa độ chuẩn của máy, ta chọn nút Prog trên bảng đk1 sẽ đc màn hình như sau: Tiếp tục chọn núm trắng phía dưới chữ Oprt sẽ đc màn hình sau:Nút O.SRH để mở các chương trình có sẵn, nó sẽ mở một cách ngẫu nhiên, ko hiện ra danh mục cho chúng ta chọn lựa.Nhấn nút mũi tên bên phải ta có màn hình sau:Nhấn nút F.SRH sẽ hiện ra bảng danh mục các chương trình cho ta chọn lựa.Ta cũng có thể mở ch.tr có sẵn bằng cách vào file, rồi open (Nhớ là sau khi đã đưa các trục về điểm chuẩn của máy và để núm xoay ở chế độ Edit).6. Cách điều chỉnh vị trí bàn máy:Sau khi để ở chế độ Jog(di chuyển nhanh) hoặc chế độ INC (di chuyển chậm), muốn di chuyển trục X thì ta chon núm có chữ X, nó sẽ sáng lên, lần lượt chọn núm dấu - hoặc + để di chuyển sang 2 bên. Các nút X1 là di chuyển 1mm, nghĩa là 1 lần ấn chữ X nó sẽ di chuyển 1mm, tương tự với các nút X10, X100, X1000. Muốn di chuyển nhanh ta chọn nút Rapit ở giữa các chữ X, Y,Z, các nút này chỉ có tác dụng với di chuyển chậm là chế độ INC.7. Cách điều chỉnh các trục về điểm chuẩn của máy:Chọn về vị trí Ref, sau đó lần lượt chọn các nút X,Y và Z thì các trục sẽ tự động chạy về điểm chuẩn của máy.8. Các chức năng của núm xoay Mode selection:Trên máy công cụ CNC thường cho phép hoạt động ở các chế độ sau : – Manual: Dùng các phím điều khiển bằng tay để dịch chuyển bàn máy. Chế độ nầy chủ yếu dùng cho việc gá đặt hiệu chỉnh chi tiết trên máy. Ví dụ cho trục chính quay, cho trục chính chuyển động theo phương Z, cho bàn máy chuyển động theo phương X, phương Y – Manual Data Input (MDI) : nhập các lệnh mã máy (mã G & M) vào hệ điều khiển qua các phím bảng điều khiển. Mặc dù có thể nhập toàn bộ chương trình gia công vào hệ điều khiển, chế độ MDI thường dùng để soạn thảo, sữa đổi các chương trình đã có sẵn trong bộ nhớ hoặc gá đặt trước dụng cụ. – Auto kết hợp với việc bật nút Single Block: khi ta ấn nút Cycle start thì chạy chuong trình theo từng dòng lệnh. Chế độ nầy dùng vào việc kiểm tra, hoàn chỉnh trước khi chuyển chế độ tự động (automatic) – Automatic :khi ta ấn nút Cycle start chế độ chạy tự động chương trình gia công sẽ đc thực hiện. – Các chế độ dừng chương trình: + Dừng khẩn cấp (Emergency Stop): Dừng tức khắc các chuyển động của máy, mọi thông tin của bộ nhớ công tác đều bị xoá. Khi đóng mạch trở lại cho hệ điều khiển, phải thực hiện lại chuyển động trở về điểm chuẩn + Dừng chạy dao (Feed Hold): Dừng toàn bộ các chuyển động chạy dao, khi đó các số liệu về vị trí trên các trục chuyển động không bị mất. Chức năng nầy thường dùng để kiểm tra dao, sau đó chương trình có thể được tiếp tục nhờ 1 phím REPOS (Reposition) để dao trở lại vị trí công tác trước khi dừng chạy dao

  • Các phím RESET: 3 phím
  • Các phím FUNTION: 8 phím
  • Các phím JOB: 15 phím
  • Các phím OVERRIDE: 16 phím
  • Các phím DISPAY: 8 phím
  • Các phím CURSOR: 8 phím
  • Các phím ALPHA : 30 phím
  • Các phím MODE: 30 phím
  • Các phím NUMERIC: 10 phím

Xem thêm: máy cnc là gì

Mô tả các phím chức năng trên máy CNC Fanuc

RESET KEYS Là phím nằm ở góc trên bên trái của bảng điều khiển.

RESET Dừng tất cả các chuyển động của máy và đặt con trỏ chương trình ở đỉnh của chương trình hiện hành.

POWER UP Tự động cho giá trị ban đầu vào máy khi bật điện. Sau khi / RESET bật điện, khi phím này được ấn các trục về vị trí không và một dụng cụ được lắp vào trục chính.

TOOL Khôi phục lại bộ thay đổi dụng cụ để quá trình hoạt động được

CHANGER bình thường sau khi bộ thay dụng cụ đã bị ngắt quãng trong suốt một quá trình thay đổi dụng cụ. Nút này để bắt đầu làm quen với một màn hình với dấu nhắc cho người sử dụng để giúp người sử dụng trong việc khôi phục lại từ va chạm bộ thay đổi dụng cụ.

Một lược đồ biểu diễn các bước để khôi phục bộ thay đổi dụng cụ được trình bày trong mục Lập trình.

FUNTION Dưới các phím xác lập là các phím chức năng. Chúng được sử dụng để chấp hành các chức năng đặc biệt đã được thực thi qua phần mềm điều khiển.

Các phím chức năng trên máy CNC Fanuc

bảng điều khiển máy phay cnc

F1 – F4 Được sử dụng trong soạn thảo, các đồ họa, nền soạn thảo và cho sự giúp đỡ để chấp hành các chức năng đặc biệt.

Phím F1 Trong chế độ EDIT và PROGRAM DISPLAY nó sẽ khởi động một xác định khối. Trong chế độ LIST PROG, F1 sẽ sao lại một chương trình đã được lưu và tạo cho nó một tên mới từ dòng lệnh. Trong các lượng bù hiển thị, F1 sẽ đặt giá trị được nhập trong các lượng bù. Trong Advanced Editor, F1 sẽ mở các thực đơn kéo xuống.

Phím F2 Trong chế độ EDIT và PROGRAM DISPLAY nó sẽ kết thúc một xác định khối.

Phím F3 Trong các chế độ EDIT và MDI phím F3 sẽ sao chép dòng trợ giúp lặp lại vào trong dòng dữ liệu ở đáy màn hình. Nó hữu ích khi sử dụng cách giải quyết đã trình bày cho một chuyển động lặp lại. ẤN nút INSET để thêm dòng lệnh chuyển động lặp lại này vào chương trình. Trong chức năng Calculator Help, nút này sao chép giá trị trong cửa sổ máy tính vào mục nhập dữ liệu cho Trig, Circular hoặc Milling Help.

Phím F4 Trong chế độ MEM và PROGRAM DISPLAY, nó sẽ chọn BACKGROUND EDIT hoặc PROGRAM REVIEW khác. BACKGROUND EDIT được lựa chọn bởi On nhập vào với chương trình đánh số để soạn thảo. Để xem một chương trình chỉ phải lựa chọn với F4. Xem lại chương trình đang chạy ở nửa bên trái của màn hình và cho phép người điều khiển xem lai chương trình ở nửa bên phải của màn hình. Trong chức năng Calculator Help, nút này sử dụng giá trị dữ liệu TRIG, Circular hoặc Milling để tải, cộng, trừ, nhân hay chia với máy tính này.

TOOL OFSET Được sử dụng để ghi lại các lượng bù chiều dài dụng cụ.

NETX TOOL Được sử dụng để lựa chọn dụng cụ tiếp theo trong quá trình cài đặt bộ phận.

TOOL Tháo dụng cụ từ trục chính khi trong chế độ MDI, quay trở về

RELEASE không hoặc điều chỉnh tay. Nút TOOL RELEASE được định vị ở phía trước đầu trục chính, hoạt động như một phím trên vùng phím số. Nó phải được giữ trong 1 /2 giây sau khi dụng cụ được tháo ra, và dụng cụ sẽ được tháo phần còn lại trong 1 /2 giây sau khi nút được buông ra. Trong khi dụng cụ được tháo kẹp, khí nén được xả để làm sạch các bụi bẩn, dầu hoặc dầu làm nguội ra xa bộ kẹp dụng cụ.

PART ZERO Được sử dụng để tự động đặt các lượng bù tọa độ làm việc

SET trong quá trình cài đặt bộ phận.

JOG KEYS Các phím điều khiển nằm ở phía dưới bên trái các phím chức năng. Các phím này lựa chọn mà với các trục núm điều chỉnh sẽ chuyển các tín hiệu tới và duy trì sự điều chỉnh được tiếp tục. Khi một phím được ấn nhẹ, trục đó được lựa chọn cho sử dụng bởi núm điều chỉnh. Khi một phím được ấn và giữ lại, trục đó được dịch chuyển bằng thời gian ấn phím.

Nếu phím ‘ + ” được ấn và giữ, trục được di chuyển để cho vị trí công cụ được thay đổi trong mối quan hệ theo chiều dương với các trục tọa độ làm việc.

Nếu phím ‘ – ” được ấn và giữ, trục được di chuyển để cho vị trí công cụ được thay đổi trong mối quan hệ theo chiều âm với các trục tọa độ làm việc. Các phím điều chỉnh bị khóa khi máy đang chạy.

+A, -A Chọn trục A. Chọn truc B khi đã sử dụng phím shift (phím chuyển đổi) và sự điều khiển được định dạng với sự lựa chọn của trục thứ 5.

+Z, -Z Chọn trục Z

+Y, -Y Chọn trục Y

+X, -X Chọn trục X

JOG LOCK Khi đã ấn trước một trong các phím phía trên,trục được di chuyển trong chuyển động tiếp theo mà không cần giữ các phím bị ấn. Nằm về phía trái của các phím điều chỉnh là 3 phím để điều khiển mũi khoan tùy chọn. Nếu mũi khoan có khả năng đạt được với thông số 209, các phím này thực hiện theo các chức năng sau:

CHIP FWD Đổi chiều quay của mũi khoan để thoát phoi từ vị trí làm việc.

CHIP STOP Dừng sự chuyển động của mũi khoan.

CHIP REV Đổi chiều quay của mũi khoan theo chiều ngược lại. Phím phải được ấn xuống trong quá trình điều khiển.

CLNT UP Ấn phím để xác định vị trí dòng làm mát lên cao hơn,nếu có thể được.

CLNT DWON Ấn phím để xác định vị trí dòng làm mát xuống thấp hơn,nếu có thể được.

AUXCLNT Ấn phím này khi trong dạng MDI sẽ bật hệ thống làm mát và ấn lần nữa để tắt hệ thống.

OVERRIDES Các phím này nằm ở bên trái phía dưới của bảng điều khiển. Chúng dùng để tăng tốc dịch chuyển bàn dao, lượng ăn dao được lập trình và tốc độ trục chính

CAD/CAM VIỆT NAM chuyên cung cấp các loại may phay CNC và các loại máy gia công cơ khí liên hệ ngay hotline để được bao giá máy