Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Hôi miệng ở trẻ nhỏ là vấn đề nhiều bé thường gặp phải, đặc biệt là khi cha mẹ không quan tâm chăm sóc răng của của trẻ. Vậy trẻ bị hôi miệng do những nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây, Dược Liệu Ngọc Châu sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

1.  Nguyên nhân khiến trẻ em bị hôi miệng 

  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên lười đánh răng hoặc đánh không đúng cách sẽ kiến vụn thức ăn còn đọng lại. 
  • Bé sơ sinh dưới 18 tháng vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: đối với những trẻ chưa biết tự sử dụng, cha mẹ không chú ý vệ sinh răng nướu cho bé hàng ngày
  • Trong chế độ ăn hàng ngày của bé có chứa nhiều hành, tỏi… cũng có thể khiến hơi thở bé có mùi
  • Khô miệng: Khi lượng nước bọt tiết ra không đủ, sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn và sinh ra mùi hôi.
  • Một số thói quen có hại của trẻ như nhét đồ chơi, thức ăn vào mũi khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn đến bội nhiễm.
  • Bé bị sâu răng, viêm nướu, cao răng nhiều… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mùi khó chịu trong khoang miệng. 
  • Nguyên nhân do một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm amidan, viêm xoang…
  • Sau khi tiến hành phẫu thuật amidan, vùng cắt sẽ có mùi hôi khó ngửi nhưng tình trạng này sẽ hết sau khoảng vài tuần. 

2. Cách trị hôi miệng cho bé 

2.1. Súc miệng bằng nước muối 

Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Nước muối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi. Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày, để đẩy lùi các tác nhân gây mùi và mang đến hơi thở thơm mát hơn. 

2.2. Dùng chanh và muối 

Hỗn hợp nước chanh và muối có tính sát khuẩn cao, đồng thời có chứa các thành phần dưỡng chất giúp răng lợi chắc khỏe hơn. Do đó, cha mẹ có thể pha hỗn hợp nước cốt chanh với một chút muối và cho bé súc miệng. 

Tuy nhiên, trong chanh có chứa nhiều axit, có thể làm mòn men răng nếu dùng quá nhiều. Do đó, cha mẹ chỉ nên áp dụng cách này cho bé 2 – 3 lần/tuần. 

2.3. Dùng mật ong và bột quế

Bột quế có tác dụng loại bỏ các tác nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn sẽ giúp cải thiện vấn đề này ở trẻ. Cha mẹ chỉ cần pha mật ong với bột quế theo tỉ lệ 1:1. Sau đó cho bé súc khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ. Cuối cùng làm sạch răng nướu bằng nước sạch.

2.4. Rau mùi tàu

Dùng rau mùi tàu để sắc nước cho trẻ súc miệng cũng là cách giúp khử mùi hôi hiệu quả. Cha mẹ chỉ cần dùng một nắm mùi tàu rửa sạch, sắc với nước cho đến khi thu được nước thuốc đặc. Đợi hỗn hợp nguội thì cho bé dùng hàng ngày. 

2.5. Điều trị nha khoa 

Trong trường hợp miệng trẻ có mùi do các bệnh nha khoa như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị. Khi bệnh lý được chữa khỏi, hơi thở của bé cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn. 

2.5. Chữa trị các bệnh nhiễm trùng

Đối với một số bệnh nhiễm trùng sinh ra mùi khó chịu như viêm amidan, viêm họng… cha mẹ cũng cần phải tiến hành chữa bệnh để loại bỏ mùi trong miệng của trẻ. Tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh nặng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

3. Cách ngăn ngừa trẻ bị hôi miệng 

3.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 

Cách chữa hôi miệng ở trẻ em
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em dành cho các bé từ 2 – 6 tuổi

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em được chiết xuất từ các vị dược liệu tự nhiên và bổ sung thêm vitamin giúp nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe. Sản phẩm này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giúp làm sạch răng và hỗ trợ loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng. Nhờ đó góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây hôi miệng hiệu quả. 

Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về răng nướu như sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng rất tốt. 

3.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng nướu sạch sẽ, để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn. Từ đó giúp ngăn ngừa hôi miệng và nhiều bệnh lý về răng lợi khác. 

3.3. Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi 

Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi…. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng thở ra có mùi. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu protein như thịt, phô mai vì có thể khiến vấn đề này nghiêm trọng hơn. 

3.4. Uống nhiều nước

Uống đủ nước sẽ giúp duy trì sự ổn định của hoạt động tiết nước bọt, tránh bị khô miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa vấn đề hơi thở có mùi hiệu quả. 

Như vậy, bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ về vấn đề trẻ bị hôi miệng, cũng như cách chữa trị và phòng ngừa bệnh lý này. Cha mẹ có thể chọn phương pháp phù hợp nhất để mang lại hơi thở thơm tho, dễ chịu cho bé.

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

https://kidshealth.org/en/kids/bad-breath.html

Tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng?

Thứ Tư ngày 11/05/2022

  • Trẻ mọc răng có thể kéo theo một loạt những vấn đề về sức khỏe
  • Mách mẹ cách tăng miễn dịch cho trẻ hay ốm yếu
  • 7 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Hôi miệng ở trẻ sơ sinh là vấn đề thường hay gặp phải, bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản để giảm thiểu tình trạng này tại nhà. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó ảnh hưởng đến trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ sơ sinh nhé.

Khi phát hiện tình trạng trẻ bị hôi miệngthì cha mẹ nên có lựa chọn khắc phục tình trạng này ngay. Để tránh mắc phải những bệnh khác có thể xảy ra ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ.

Hôi miệng ở trẻ sơ sinhlà do đâu?

Bệnh hôi miệng ở trẻ xuất hiện khi chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi qua quá trình phân hủy gây ra mùi khó chịu. Do lúc này trẻ chưa thể vệ sinh răng miệng hoặc cha mẹ chưa thực hiện đúng cách. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có rất nhiều, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà các bậc cha mẹ cần nắm:

  • Vi khuẩn trong răng miệng khi tương tác với những thức ăn thừa lâu dần không được vệ sinh sẽ gây hơi thở có mùi. Các mảnh thức ăn bám vào kẽ răng rất nhỏ nếu không được cha mẹ vệ sinh kỹ sẽ tồn đọng trong lợi, lưỡi hoặc bề mặt của amiđan ở phía sau cổ họng của bé. Từ đó rất dễ xuất hiện vấn đề hơi thở có mùi.
  • Với những trẻ thường xuyên mút ngón tay hay ngậm ti giả thì hôi miệng có khả năng xuất hiện cao hơn. Các vi khuẩn từ đó có thể nhanh chóng xâm nhập vào miệng và làm hơi thở bé có mùi gây hôi miệng.
  • Những bệnh về áp xe răng, viêm lợi,... cũng có thể làm hơi thở bé có mùi hôi. Nếu quá trình vệ sinh tại nhà mà không hết bạn nên cho trẻ tiến hành thăm khám để được kiểm tra răng và lợi.
  • Bé khi chơi thường rất dễ làm dị vật lọt trong mũi. Chẳng hạn như một mẩu đồ ăn, đồ chơi nhỏ kẹt ở vị trí này. Nếu không phát hiện và lấy ra kịp thời sẽ khiến hơi thở hôi và chảy nước mũi một hay hai bên.
  • Nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng đường hô hấp là 2 nguyên nhân cũng khá phổ biến khiến cho hơi thở của trẻ có mùi.
  • Trào ngược dạ dày ở trẻ emcũng gây ra mùi khó chịu, khiến trẻ bị môi miệng. Nguyên nhân này thì thường sẽ đi kèm các triệu chứng khác như nôn trớ sau khi ăn.

Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Trẻ sơ sinh không được vệ sinh răng miệng kỹ sẽ dễ bị hôi miệng

Ở tuổi bé sơ sinh chập chững biết đi hay cả người lớn cũng đều có khả năng bị hôi miệng. Việc vệrăng lợi cho bé để giúp mùithuyên giảm và hết hẳn thì điều này là bình thường.

Trẻ sơ sinh bị hôi miệng có thể xuất hiện các chứng bệnh nguy hiểm khác:

  • Nguy hiểm từ dị vật trong mũi.

  • Tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị Amidan cao.

  • Có thể mắc các bệnh lý đường hô hấp như: Sùi vòm mũi họng, viêm xoang, hen suyễn…

  • Ngoài ra trẻ sơ sinh bị hôi miệng còn có thể dẫn đến các bệnh như: Suy thận, bệnh lý gan, tiểu đường, viêm dạ dày và ung thư miệng rất hiếm gặp ở trẻ em.

Nếu đã loại trừ các nguyên nhân gây hôi miệng cho trẻ sơ sinh mà vẫn không khỏi vấn đề này. Bậc cha mẹ nên cho trẻ tiến hành thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm.

Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Nếu để trẻ bịhôi miệng lâu thì sẽ kéo theocác bệnh nguy hiểm

Những cách phòng ngừa hôi miệng ởtrẻ sơ sinh

Cha mẹ lưu ý những cách sau để phòng tránh hôi miệng cho các bé:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách bao gồm làm sạch kẽ răng, đánh răng, mặt lưỡi, súc miệng,...

  • Có thể dùng bàn chải làm sạch răng cho trẻ sơ sinh sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ bằng gạc sạch.

  • Nếu trẻ mút ngón tay thường xuyên, nên rửa tay bằng nước sạch thường xuyên. Ti giả cho trẻ ngay sau khi sử dụng nên được khử trùng bằng nước sôi ngay.

  • Bổ sung một số loại trái cây, rau quả sau đây để chế sự hình thành mảng bám và loại bỏ mùi hôi như: Chanh, quả sung, táo, cam, dâu tây...

  • Bổ sung đủ nước cho trẻ sơ sinh mỗi ngày để hạn chế vấn đề hôi miệng.

Một số cách trị hôi miệng cho trẻ sơ sinh

Sử dụng nước muối

Muối được xem là thần dược thiên nhiên trong cách trị hôi miệng ở trẻ em đơn giản mà hiệu quả nhờ tính sát khuẩn an toàn tự nhiên. Sử dụng nước muối pha loãng giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị hôi miệng ngoài ra còn mang lại khả năng giảm sưng đau do viêm lợi hoặc sâu răng.

Để thực hiện cách này cha mẹ của bé có thể sử dụng một thìa cà phê muối hạt to hoặc muối tinh. Sau đó pha với 500ml nước sạch, cho trẻ súc miệng từ 2 - 3 lần mỗi ngày và ngậm 20 – 30 giây.

Sử dụng lá bạc hà

Lá bạc hà có mùi thơm cực kỳ mạnh mẽ, có còn chứa nhiều vi chất có ích mang lại tác dụng kháng khuẩn và viêm đặc biệt khử mùi cực tốt. Do đó, đối với trẻ sơ sinh cha mẹ có thể thực hiện cách dưới đây để trị hôi miệng cho trẻ:

Sau khi giã nhuyễn lá bạc hà chắc lấy nước cốt đặc. Pha nước bạc hà vừa thu được với nước lọc với tỉ lệ 1:1 và thêm và hạt muối để tăng khả năng sát khuẩn. Sau đó sử dụng dung dịch vừa thu được hằng ngày để giảm thiểu vấn đề hôi miệng ở trẻ.

Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Bạc hà cóích rất nhiều để cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ

Sử dụng lá trầu không

Từ xa xưa lá trầu không đã được xem là vị thuốc dân gian hữu hiệu chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em cũng như các bệnh về nha chu khác. Tinh dầu trầu không được kiểm chứng có hoạt tính kháng sinh mạnh có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hôi miệng ở trẻ như: Liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn…

Để thực hiện cha mẹ hãy sử dụng 100g lá trầu không tươi, đun sôi với 2 lít nước. Sau khi để nguội, chắt lấy nước cốt đặc cho trẻ sử dụng súc miệng 3 – 4 lần/ngày.

Trị hôi miệng cho trẻ bằng bột quế

Bột quế không chỉ giúp lấn át mùi khó chịu của miệng mà còn mang lại hiệu quả sát khuẩn mạnh. Do đó nhiều cha mẹ thường áp dụng cách này để trị hôi miệng cho trẻ ngay tại nhà. Bạn có thể lựa chọn những nguyên liệu sau kết hợp với bột quế để tăng hiệu quả khi sử dụng.

  • Cho trẻ súc miệng mỗi ngày với hỗn hợp bột quế cùng nước chanh.
  • Đánh răng hàng ngày với hỗn hợp baking soda và bột quế.
  • Sử dụng hỗn hợp bột quế mật ong theo tỷ lệ 1:2 và cho trẻ súc miệng 2-3 lần/ngày.

Cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Bột quế cũng được sử dụng trong nhiều cách trịhôi miệng ở trẻ

Bạn nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ trước khi tiến hành các biện pháp này để trị hôi miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Đối với trẻ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày là rất cần thiết để giúp trẻ tránh được các căn bệnh nguy hiểm. Do đó nắm được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng sẽ giúp bậc cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con em của mình.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trẻ sơ sinh
  • răng miệng
  • chăm sóc trẻ