Cách đặt sonde dạ dày

QUI TRÌNH CHO ĂN QUA ỐNG SONDE DẠ DÀY

QUI TRÌNH CHO ĂN QUA ỐNG SONDE DẠ DÀY

      I. ĐẠI CƯƠNG

  • Dinh dưỡng đường tiêu hóa rất quan trọng. Tuy nhiên ở người bị bệnh nặng, người bệnh đang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, không thể tự ăn uống như người bình thường, nếu cho ăn không đúng cách. Cho ăn qua ống sonde dạ dày là một kỹ thuật nhằm mục đích đưa một lượng thức ăn (sữa, súp, các chất với mục đích dinh dưỡng) qua một ống sonde được đặt từ mũi (hoặc miệng) qua thực quản vào dạ dày.
  • Có thể bơm nước hoặc các thuốc cần điều trị qua ống sonde dạ dày.
  • Cũng có thể dùng để dẫn lưu dịch từ dạ dày khi có chỉ định.

Cách đặt sonde dạ dày

       Hình 1: Sonde dạ dày thường được đặt cho người bệnh chưa thể tự ăn, uống an toàn qua đường miệng (ảnh sưu tầm).

       II. CHỈ ĐỊNH

      1. Áp dụng cho những bệnh nhân mắc một số bệnh lý không thể cho ăn qua đường miệng trực tiếp được

  • Bệnh nhân hôn mê: do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não hoặc do hạ đường huyết v.v..
  • Bệnh nhân bị bệnh uốn ván.
  • Bệnh nhân bị tổn thương hàm mặt nặng.
  • Bệnh nhân bị hẹp thực quản.
  • Người bệnh sau khi đặt nội khí quản, người bệnh đang thở máy.

     2. Người bệnh có thể ăn qua đường miệng được nhưng ăn ít, thể trạng suy mòn cần được  cung cấp thêm dinh dưỡng

       II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Xuất huyết tiêu hóa ồ ạt
  • Loét thực quản-dạ dày chưa kiểm soát được
  • Tắc ruột, liệt ruột, hẹp môn vị nặng: chống chỉ định nuôi ăn nhưng có thể đặt sonde dạ dày với mục đích giảm áp
  • Viêm phúc mạc
  • Áp xe thành họng mà không thể làm thủ thuật đặt sonde
  • Nôn liên tục
  • Tình trạng kém hấp thu trầm trọng( dịch tồn dư quá lớn, thường trên 500ml sẽ không tiến hành cho ăn qua đường tiêu hóa)

      III. CHUẨN BỊ

     1. Người thực hiện: điều dưỡng đã được đào tạo, được trang bị mũ, khẩu trang đầy đủ

      2. Phương tiện, dụng cụ

      2.1. Vật tư tiêu hao

  • Túi cho ăn có chia vạch
  • Bơm tiêm 50 ml x 01 cái (đầu to)
  • Gạc (hoặc khăn lông)
  • Găng sạch x 01 đôi
  • Cốc sạch đựng thức ăn có chia vạch
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
  • Xà phòng diệt khuẩn
  • Túi đựng rác

      2.2. Dụng cụ

  • Máy monitor có cáp điện tim, huyết áp, SpO2
  • Ống nghe

      2.3. Thức ăn cho người bệnh theo chỉ định và nước chín để nguội

      2.4. Người bệnh:

  • Đối chiếu đúng tên, tuổi, số buồng/phòng người bệnh
  • Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc gia đình về kỹ thuật sắp làm
  • Cho bệnh nhân nằm đầu cao 30°
  • Choàng khăn quanh cổ và trước ngực bệnh nhân

  2.5. Hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc

  2.2. Dụng cụ:

  • Máy monitor có cáp điện tim, huyết áp, SpO2
  • Ống nghe

  2.3. Thức ăn cho người bệnh theo chỉ định và nước chín để nguội

  2.4. Người bệnh:

  • Đối chiếu đúng tên, tuổi, số buồng/phòng người bệnh
  • Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc gia đình về kỹ thuật sắp làm
  • Cho bệnh nhân nằm đầu cao 30°
  • Choàng khăn quanh cổ và trước ngực bệnh nhân

  2.5. Hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 1. Các bước trước khi cho bệnh nhân ăn qua ống sonde

  • Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, đưa dụng cụ đến giường người bệnh.
  • Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn đúng quy trình kỹ thuật
  • Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao, choàng khăn quanh cổ và trải trước ngực.
  • Chuẩn bị thức ăn theo chỉ định của bác sĩ (sữa, súp,…)
  • Kiểm tra vị trí ống sonde dạ dày trước khi cho ăn( bơm khí, ngâm đầu ống sonde trong cốc nước, rút dịch vị)

  2. Đánh giá dịch tồn dư dạ dày

  • Áp dụng đối với tất cả các người bệnh có chỉ định nuôi dưỡng qua ống sonde dạ dày.
  • Thời điểm đánh giá: trước tất cả các bữa ăn đối với phương pháp cho ăn ngắt quãng và mỗi 4 giờ đối với người bệnh cho ăn liên tục.

  3.Tiến hành

 3.1: Cho ăn qua sonde bằng túi cho ăn

  • Tráng túi nuôi ăn qua nước lọc ấm đuổi khí, sau đó khóa dây truyền cho ăn,  tiếp tục đổ thức ăn sau khi đã chuẩn bị vào túi cho ăn.

Cách đặt sonde dạ dày

            Hình 2: Cung cấp dinh dưỡng qua sonde dạ dày bằng túi nuôi ăn

  • Nối túi đựng thức ăn với ống thông, mở khóa dây truyền điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với thời gian ăn, cố định chỗ nối túi cho ăn với ống nuôi ăn chắc. chắn tránh để tuột tràn thức ăn ra ngoài
  • Sau mỗi lần cho ăn xong bơm nước lọc ấm tráng ống thông và vệ sinh lau sạch sẽ khớp nối ống tránh đọng bám cặn thức ăn ở đầu nối. (Chú ý khi bơm nước tráng ống đẩy thức ăn vào dạ dày tránh đưa không khí vào dạ dày)
  • Thông báo với bệnh nhân là đã thực hiện xong kỹ thuật
  • Rửa túi cho ăn và treo lên cho khô, để chuẩn bị cho những lần ăn tiếp theo
  • Rửa tay
  • Ghi hồ sơ

     3.2: Cho ăn ngắt quãng (dùng bơm 50)

  • Cử ăn bắt đầu từ 50 - 100ml, tăng 60 - 120ml mỗi 8 - 12 giờ, tối đa là 400ml/cử. Thời gian cho ăn 15 - 60 phút, khoảng cách cho ăn đều nhau, 3 - 8 lần /ngày.
  • Kiểu cho ăn này có thể sử dụng bơm 50ml, có hay không có pittong, nếu không  có   pittong, sẽ cho thức ăn chảy theo trọng lực
  • Lắp bơm tiêm 50cc vào đầu ngoài ống thông, đổ thức ăn vào ống tiêm (bỏ piton)

Cách đặt sonde dạ dày

Hình 3: Cung cấp dinh dưỡng qua sonde dạ dày ngắt quãng

  • Điều chỉnh tốc độ bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp ống tiêm.
  • Sau khi cho ăn đổ một ít nước chín vào ống tiêm để tráng ống
  • Gập đầu ống thông lại để tránh thức ăn không bị trào ngược ra ngoài, giữ sạch đầu  ngoài ống thông bằng cách bỏ vào bao nilong sạch
  • Tháo khăn lông, vẫn cho bệnh nhân nằm đầu cao 30° trong 30 phút để phòng tránh trào ngược thức ăn ra ngoài
  • Thông báo với bệnh nhân là đã thực hiện xong kỹ thuật
  • Dọn dẹp dụng cụ và rửa tay
  • Ghi hồ sơ

      V. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

  • Hít sặc: phòng ngừa cho nằm đầu cao 30° trong vòng 30 phút sau khi ăn
  • Trào ngược thức ăn: cho ăn chậm  và kiểm tra lượng thức ăn còn tồn dư trong dạ dày bằng cách hút dịch dạ dày trước cữ ăn, nếu còn trên 500ml thì ngưng ăn, báo bác sĩ điều trị về tình trạng .Giữ đầu cao 30° trong và sau khi ăn 30 phút – 60 phút
  • Tiêu chảy: Giảm bớt chế độ ăn, giảm bớt tốc độ truyền của thức ăn, kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường, kiểm tra các thao tác khi thực hiện.
  • Nôn: Đôi khi xảy ra do ăn quá nhanh, quá nhiều trong 1 lần do chỉ định không đúng, cho người bệnh nằm đầu nghiêng hoặc tư thế an toàn. Hút dịch ở họng và phế quản.
  • Sụt cân, tăng cân: Báo bác sĩ điều chỉnh lại lượng thức ăn cho những lần sau.

                                                                                        ĐD. Huỳnh Thị Hồ Keng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế, Quyết định 1904/ QĐ-BYT; (2014); Hướng dẫn quy trình Hồi sức – Cấp cứu- Chống độc
  2.  Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo; (2006); Dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng, kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 199-217.
  3.  Joanne Tollefson; (2010); Fluid and nutritional support; Clinical psychomotor skills; 4th Edition; Cengage Learning; pp 57-81.
  4. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Nutrition and metabolism; Fundamentals of Nursing, Fifth Edition; Lippincott Williams Wilkins; pp 916-949.