Cách dùng máy giặt electrolux time manager

Bạn cảm thấy băn khoăn khi muốn mua máy giặt Electrolux mà chưa rõ cách sử dụng hoặc đang lo ngại việc sử dụng máy giặt không đúng sẽ làm giảm tuổi thọ của máy? Sau đây, Điện Máy Chợ Lớn sẽ giúp bạn cơ bản biết cách sử dụng máy giặt Electrolux sao cho hiệu quả nhất.

Tìm hiểu các bước của chu trình giặt

Bỏ quần áo vào lồng giặt

Đến với bước đầu tiên của quy trình giặt thì bạn phải mở cửa máy giặt đúng cách. Lưu ý, bạn cần tránh mở quá mạnh vì sẽ làm máy mau hỏng. Tiếp theo, bỏ từng bộ đồ vào trong máy giặt. Lúc này, bạn nên tách quần áo từng cái một vì nếu quần áo rối vào nhau sẽ gây lệch lồng giặt.

>> Nên mua Máy Giặt hãng nào tốt nhất?

Cho bột giặt và nước xả vải đúng định mức

Ở bước này, bạn sẽ kéo ngăn chuyên đựng bột giặt và nước xả ra. Dựa theo cuốn hướng dẫn nhà sản xuất đã ghi rõ về số lượng, bạn lần lượt đổ từng loại vào trong ngăn theo vừa đủ định mức sử dụng cho một lần giặt. Sau khi đổ bột giặt và nước xả vào khay xong, đóng ngăn chuyên dụng lại cẩn thận và thực hiện bước tiếp theo.

Bật nút công tắt và chọn chế độ giặt

Đây là bước bấm nút nguồn của máy giặt lên (nút ON/OFF). Tiếp đến, bạn thực hiện xoay nút điều chỉnh hoặc bấm để chọn chế độ giặt phù hợp cho loại đồ.

Cách dùng máy giặt electrolux time manager

Cần tìm hiểu rõ về cách sử dụng máy giặt để tránh tình trạng máy bị nhanh hỏng.

Chọn nhiệt độ và tốc độ vắt

Temp: Phần này sẽ là chọn nhiệt độ giặt quần áo. Thông thường, bạn nên để ở mức 0 - 30 độ C sẽ tốt cho vải hơn. Tùy vào từng loại đồ đặc biệt như đồ len, đồ vải mỏng, vải dễ ra màu, đồ trẻ nhỏ sơ sinh…khi giặt nước nóng sẽ giữ được độ bền tốt hơn.

Spin: Đây là tốc độ vắt quần áo. Mỗi máy giặt sẽ được thiết kế tốc độ vắt khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Tốc độ càng cao thì độ vắt càng kỹ và quần áo mau khô hơn. Bình thường bạn nên để ở tốc độ 800 vòng/phút.

Hẹn giờ giặt/Trì hoãn giờ giặt

Đối với các máy giặt hiện đại ngày nay đều được trang bị thêm chế độ hẹn giờ giặt. Bạn sẽ có 3 mức hẹn giờ là 3h, 6h, 9h. Việc của bạn là bỏ quần áo sẵn vào trong lồng giặt rồi chọn thời gian sau mấy giờ máy sẽ bắt đầu hoạt động. Chế độ này giúp hạn chế tiếng ồn hoặc hẹn giờ bắt đầu để khi đi làm về, bạn chỉ cần lấy quần áo ra phơi rất tiện lợi.

Ngoài ra, trong lúc sử dụng chế độ hẹn giờ giặt/trì hoãn giờ giặt, bạn có thể thao tác thêm các chức năng phụ khác như:

- Chức năng dễ là (ủi) cho quần áo: Khi lựa chọn chức năng này, máy hoạt động đến chương trình sấy thì nút là (ủi) sẽ tác động vào để quá trình sấy giữ lại được một chút độ ẩm, giúp cho quần áo không bị nhăn, dễ là hơn.

- Chức năng tráng giũ thêm: Chức năng này sẽ tăng thêm thời gian giũ quần áo cho bạn. Bạn nên chọn nút này khi mà giặt quá nhiều đồ hoặc giặt đồ cho người có làn da nhạy cảm. Lúc này máy giặt sẽ có mức nước tiêu thụ nhiều hơn bình thường nhưng giúp đồ được giặt sạch, kỹ hơn.

- Chức năng giặt mạnh: Bạn nên sử dụng khi đồ bị bẩn nhiều, vải dày. Thời gian giặt sẽ tăng lên tùy theo bạn chọn số lần giặt, giúp đánh bay vết bẩn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

>> Nên mua máy giặt lồng ngang hay lồng đứng?

Cách dùng máy giặt electrolux time manager

Các máy giặt hiện đại sẽ có nhiều tính năng đặc biệt hơn.

Bắt đầu bấm nút giặt

Sau khi đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị chu trình của máy giặt, bạn đã có thể bấm nút Start để máy bắt đầu giặt.

Lấy quần áo ra và vệ sinh máy giặt

Sau khi không sử dụng nữa bạn phải rút điện máy giặt và dùng khăn bông mềm chùi qua ngăn chứa xà bông, nước xả. Việc làm này sẽ giúp các ngăn tránh tình trạng bị đóng khô cứng lại và bộ phận kim loại cũng không bị rỉ sét.

Cách sử dụng máy giặt Electrolux với các chế độ giặt

Sau đây là các chế độ của dòng máy giặt Electrolux:

- Drain (xả nước ra ngoài): Chế độ này sẽ cho phép bạn xả toàn bộ nước trong máy ra ngoài.

- Spin (vắt): Điều này có nghĩa là máy chỉ cho phép bạn vắt quần áo. Nếu bạn cảm thấy quần áo chưa khô như ý muốn thì có thể chỉnh chế độ vắt thêm lần nữa.

- Rinse (xả): Chương trình này cho phép bạn xả tất cả quần áo mà không giặt, không vắt.

- Energy Saving (giặt tiết kiệm điện): Chế độ này giúp bạn tiết kiệm điện năng khi giặt quần áo. Tuy nhiên hiệu quả giặt sẽ không cao so với cách giặt thông thường.

- Soak (giặt ngâm): Đây là chế độ thích hợp với các loại quần áo có vết bẩn cứng đầu.

- Sensitive Plus (dành cho da nhạy cảm): Đối với những người có làn da nhạy cảm, dị ứng với các vết bột giặt còn sót lại trên quần áo, chương trình này sẽ tăng cường xả thật sạch, giúp bảo vệ da bạn một cách hoàn hảo nhất.

- Fast 20’ (giặt nhanh 20 phút): Đối với các quần áo dơ ít hoặc bạn muốn giặt sơ qua đồ trước khi mặc thì bạn nên sử dụng chế độ này.

- Silk (lụa): Với chất liệu lụa dễ nhàu nát khi giặt thông thường thì chế độ này hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của vải lụa sau khi giặt xong.

- Heavy Dirty (chế độ bẩn nhiều): Thích hợp giặt đồ bị bẩn nhiều hoặc các vết bẩn cứng đầu.

- Wool (len): Bạn chỉ nên sử dụng chế độ này cho quần áo len được cho phép giặt bằng máy.

- Dedicates (quần áo dễ hỏng): sử dụng trên những loại vải dễ hỏng như tơ lụa hay thổ cẩm.

- Color (quần áo màu): Chế độ giặt các loại vải dễ ra màu.-

 Easy Iron (giặt ít nhăn): Phù hợp đối với các chất liệu quần áo có chất liệu dễ nhăn.

- Regular (giặt thường): Ở chế độ này, máy sẽ giặt chung chương trình hết cho tất cả các chất liệu vải mà không phân biệt.

Cách dùng máy giặt electrolux time manager

Bạn cần tham khảo cách sử dụng máy giặt để lựa chọn được chế độ giặt phù hợp cho loại quần áo.

Những lưu ý khi sử dụng máy giặt

Kiểm tra quần áo trước khi cho vào máy giặt. Hãy chắc chắn là các túi áo quần đều không còn sót lại vật nào bởi bất cứ những vật nhỏ nào cũng có thể là nguyên nhân gây tắc cho van xả trước khi nó hoạt động.

- Nên phân loại quần áo ra để chọn được chế độ giặt phù hợp. Với những quần áo vải mỏng nên chọn chế độ giặt nhẹ nhàng tránh làm hư hỏng áo.

- Lượng xà phòng và nước xả vải được sử dụng phụ thuộc vào: số lượng quần áo, mức độ bẩn sạch của quần áo, nồng độ pH trong nước. Khi sử dụng chất làm mềm vải không được đổ cao hơn vạch MAX đã cho trong ngăn. Vì vậy, bạn nên xem xét tình trạng quần áo mà đổ một lượng phù hợp.

- Điều chỉnh mức thời gian giặt hợp lý để tiết kiệm điện năng. Đối với những loại vải mỏng hay vải tơ nên giặt khoảng thời gian 2-4 phút, quần áo bình thường là 10-12 phút sau đó chuyển sang chế độ xả. Đồng thời trong quá trình máy hoạt động, bạn nên kiểm soát để điều chỉnh thời gian giặt nhằm tiết kiệm điện năng tối đa.

Trên đây là những chỉ dẫn về cách sử dụng máy giặt Electrolux đúng cách. Hi vọng qua các chỉ dẫn trên, Điện Máy Chợ Lớn đã giúp bạn sử dụng được máy giặt một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Chúc bạn thành công.

Electrolux thương hiệu máy giặt nổi tiếng với vị thế dẫn đầu trên thị trường máy giặt Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng máy giặt electrolux gặp thường khiến người dùng cảm thấy khó khăn khi các phím điều khiển của máy giặt sử dụng tiếng anh. Điều này sẽ hoàn toàn được giải đáp khi bạn tham khảo bài viết hướng dẫn cách sử dụng máy giặt Electrolux sau đây.

Các bước giúp bạn sử dụng máy giặt Electrolux đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị bột giặt (kéo ngăn chứa ra và đổ vào):

– Ngăn thứ nhất là nơi máy sẽ cấp nước để làm ướt quần áo, một số máy sẽ cấp nước để giũ quần áo trước khi quá trình nhào bột giặt.

– Đổ bột giặt vào ngăn thứ hai (lưu ý: Dùng loại bột giặt dùng cho giặt máy).

– Đổ nước xả làm mềm vải vào ngăn thứ 3 (Comfor…)

Bước 2: Chọn chế độ giặt:

Máy giặt Electrolux có 14 chương trình giặt khác nhau (tùy theo từng model máy mà có đủ 14 chương trình hay không).

– Chọn chế độ cần giặt phù hợp với loại quần áo đưa vào lồng: Cotton, Synthetics (tổng hợp), loại nhạy cảm – Delicates, giặt tay – Hand Wash, lụa – Silk, Ngâm – Soak, Len – Woollens, Spin – Vắt, Drain – Xả, giũ – Rinse ….Riêng chế độ cotton như là chế độ mặc định của máy nên khuyến cáo người dùng nên đặt ở chế độ này. Đối với các dòng máy cơ có chế độ số của đồng hồ từ 1-8 là kết thúc, tương ứng có máy dùng chế độ A,B,C tới H là kết thúc, về cơ bản là giống nhau, khi ta quay đồng hồ để từ A hoặc 1 thì máy sẽ giặt trọn chương trình, còn nếu vặn quá lên từ C thì thời gian máy giặt nhanh hơn. Nếu đã giặt tay và chỉ cần vắt thì bạn mở cửa cho đồ đã giặt tay vào và vặn tới F máy sẽ vắt và cấp lại 1 lần nước và vắt kiệt.

Bước 3: Chọn nhiệt độ nước Temperature:

Máy giặt Electrolux có 6 chương trình nước ( * – nước lạnh, 30 độ, 40 độ, 50 độ, 60 độ, 90 độ).

Tùy theo nhiệt độ của nước và độ bẩn của quần áo mà chọn mức nhiệt độ phù hợp. Các dòng máy điện tử có nút chỉnh bạn chỉ cần bấm và chọn các đèn nhiệt độ tương ứng, có một số máy điện tử dùng núm vặn và sẽ mặc định nhiệt độ giặt vào từng chế độ vú dụ cotton 90 cotton 60 cotton 40 cotton 30 và cotton coldthì tương ứng nhiệt độ giặt, trong đó cotton cold là chương trình giặt cotton lạnh. Nếu quần áo không quá bẩn bạn nên để chế độ giặt lạnh để tiết kiệm điện và tránh làm phai màu quần áo nhanh. Các máy cơ dùng bộ chỉnh nhiệt độ cơ bạn chỉ cần vặn núm xoay về *.

Mức nhiệt độ cao nhất là 90 độ thì công suất tiêu thụ của máy mới đạt tối đa trên 2000W

Quá trình giặt về sau có 3 lần xả nước, mỗi lần 20 lít đều xả bằng nước lạnh. Công suất tiêu thụ cho quá trình giặt lạnh là 390W-420W.

Bước 4: Chọn số vòng vắt Spin:

Số vòng vắt của máy giặt Electrolux được đặt sẵn là: 500 – 650 -850 – 700 – 900- 1000 -1200 -1400 vòng / phút (tùy thuộc vào từng model máy mà có số vòng vắt khác nhau. Đối với máy tích hợp vòn quay sẵn vào chế độ giặt bạn sẽ không thể chỉnh số vòng quay, các chế độ khác vẫn cho chỉnh số vòng quay khi vắt theo ý muốn. Bạn nên chọn số vòng vắt cao hơn để quần áo được vắt sẽ kiệt nước hơn.

Bước 5: Tùy chọn chế độ Option:

– Prewash: chế độ tiền xử lý, xử lý trước khi giặt.

– Economy: chế độ kinh tế, tiết kiệm điện hơn.

– Quick: chế độ giặt nhanh.

Bước 6: Tùy chọn chế độ hẹn giờ giặt Delay: 

Hẹn sau khoảng mấy giờ sau máy mới bắt đầu giặt 3h, 6h, 9h (chế độ này để tránh tiếng ồn hoặc hẹn giờ bắt đầu giặt để khi đi làm về lấy ra phơi luôn).

Bước 7: Tùy chọn chế độ sấy khô: (với dòng máy có chế độ sấy tích hợp):

– Có 3 chế độ sấy mô tả bằng hình vẽ tương ứng : Sấy để là, sấy cất tủ, sấy chăn mỏng.

Bước 8: Tùy chọn chức năng tăng giảm thời gian giặt:

(đối với các dòng máy Time Manager – EWF1073, EWF1073A, EWF10831, EWF10831G, EWF14821, EWW1273).

Một chu trình mặc định của máy giặt Electrolux là 90 phút. Có thể tăng giảm mỗi bước 5 phút, xuống thời gian tối thiểu 35 phút và tối đa 90 phút.

Bước 9: Nhấn nút Start và bắt đầu giặt.

Nhấn lại nút Start/Pause máy sẽ ngừng giặt để có thể mở cửa lồng và cho thêm quần áo nếu quên. Bạn lưu ý nếu trong lồng giặt còn nước máy sẽ không cho mở công tắc cửa nên tuyệt đối không mở cửa vì nếu cố dùng sức mở ra tay cầm cánh cửa có thể bị gãy, bạn nên chọn chế độ xả nước, khi nước được xả hết máy sẽ mở công tắc cửa và bạn có thể mở để cho thêm đồ. Đối với máy cơ bạn vặn chế độ xả bằng đồ hồ đến trước mức F khi đó nước sẽ bơm đi hết bạn cho máy dưng, máy sẽ nhả công tắc cửa và cho thêm quần áo và bạn vặn lại theo chiều kim đồng hồ và chọn lại chương trình, tuyệt đối không vặn ngược chiều kim đồng hồ với bộ đồng hồ cơ.

Máy giặt nhà bạn nếu không có các bước tùy chọn theo thứ tự trên đây thì bạn chỉ cần thực hiện các bước mà máy giặt có, sau khi chọn lênh giặt Start máy sẽ tự động giặt hết chương trình, sau khi kết thúc bạn chỉ việc mở cửa lấy quần áo.

Đối với các model máy giặt Electrolux có phím chắc năng dạng chữ:

Cách dùng máy giặt electrolux time manager

Bảng điều khiển chức năng của máy giặt Electrolux phổ biến

Ý nghĩa của từng phím chức năng này

Cottons (vải bông): Chức năng này nên sử dụng đối với loại vải cottong trắng và đang gặp tình trạng rất bẩn. Mức nhiệt độ nước thích hợp 90°C.

Mixed (hỗn hợp): Chức năng này sử dụng khi bạn giặt nhiều quần áo có nhiều thành phần vải khác nhau và ở điều kiện vết bẩn bình thường. Mức nhiệt độ nước thích hợp 60°C.

Delicates (Vải dễ hỏng): Chức năng này sử dụng trên các loại vải dễ hỏng như tơ lụa hay hàng thổ cẩm đang gặp tình trạng bẩn thông thường. Mức nhiệt độ nước thích hợp 40°C.

Quick 18 (Nhanh): Chức năng này sử dụng ở các loại vải tổng hợp và hỗn hợp. Ở đây các vết bẩn mà quần áo gặp phải ở tình trạng sáng màu và bạn cần làm sạch chúng nhanh. Mức nhiệt độ nước thích hợp 30°C.

Spin (Vắt): Chức năng này sử dụng để vắt sạch quần áo trong lồng máy giặt.

Rinse (Xả): Chức năng này sử dụng để xả và vắt khô quần áo (chức năng này nên sử dụng khi bạn cho nước xả vải vào).

Energy Saver (Bộ tiết kiệm năng lượng): Chức năng này ứng dụng với đồ trắng và đồ bền màu hay vải bông bị bẩn thông thường. Chương trình này giúp cho tiết kiệm được điện năng đáng kể cũng như giúp giặt được tốt hơn.

Baby (Đồ trẻ em): Nếu như nhà bạn có trẻ em thì bạn nên quan tâm đến chức năng này của nó, bởi vì quần áo trẻ em khá mỏng nếu như sử dụng chức năng giặt thông thường sẽ làm rách quần áo hoặc bị bung chỉ. Còn nếu sử dụng chức năng này thì sẽ giúp cho quần áo được bền hơn. Mức nhiệt độ nước thích hợp 40°C.

Bedding (Bộ gường ngủ): Chương trình này sử dụng cho bộ chăn lông, ga phủ gường của bạn. Với chương trình này, bạn sẽ không còn quá lo việc sẽ vất vã khi giặt bộ chăn ga, gối nệm.

Wool (Len): Chương trình này sử dụng cho quần áo len. Chương trình kết hợp các công thức giặt nhẹ nhàng giúp cho quần áo len không bị co hay bị chạy chỉ.

Refresh Cottons (Làm mới vải bông): Chương trình này sử dụng cho những quần áo làm từ chất liệu vải bông. Chương trình này sẽ chạy kết hợp cùng với Vapour (giặt hơi nước) giúp loại bỏ mùi hôi và giúp làm giảm vết nhăn trên quần áo.

Refresh Mixed (Làm mới hỗn hợp): Tương tự như chương trình chạy làm mới vải bông, chương trình này giúp loại bỏ mùi hôi và giảm giảm vết nhăn trên quần áo và nó có thể hoạt động ở nhiều loại vải khác nhau không chỉ với Cottons như Refresh Cottons.

Đối với các model máy giặt Electrolux đời cao Inverter

Cách dùng máy giặt electrolux time manager

Số 1: Nhấn nút nguồn

Số 2: Chế độ giặt Cotton

Số 4: tiếp đó thiết lập các thông số như nhiệt độ giặt Temp, nhấn chọn về dấu * nghĩa là giặt lạnh (nhìn màn hình hiển thị ô số 8).

Số 5: Chỉnh lên cao nhất để vắt khô

Số 6: Chỉnh thời gian giặt Audist Time để chỉnh thời gian bạn muốn

Số 13: Nhấn nút Srart để cho máy chạy. Quá trình chạy hoàn toàn tự động

Số 8: Nếu quần áo bạn đã giặt tay và bạn chỉ muốn vắt bạn nhấn phím More(Số 8) nhấn khi màn hình hiển thị chế độ Spin (Vắt) thì bạn nhấn Start và sau khoảng 15 phút là xong.

Đối với các model máy giặt Electrolux có ký hiệu chữ viết tắt

Một số model có chương trình giặt A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K

Thông thường bạn có thể để chúng giặt ở chương trình giặt tự động A là Automatic bằng cách bạn xoay núm vặn cho chữ A về khớp chấm đen phía dưới chữ Programmes

Trong quá trình giặt là hoàn toàn tự động, máy sẽ tự cấp nước và vắt, sau khoảng 1 giờ là xong chương trình bạn chỉ cần mở cửa lấy quần áo ra phơi.

Nếu quần áo bạn đã giặt và chỉ muốn vắt thì bạn chỉ cần bỏ đồ vào máy, đống cửa, chọn chương tình K-Spin và nhấn nút Start sau khoảng hơn 10 phút là xong.

Cách dùng máy giặt electrolux time manager

Chương trình giặt Ý nghĩa
A- Automatic Gần như chế độ giặt mặc định của máy
B-Daily Cotton Giặt đồ Cotton
C-Delicate Color Giặt đồ mỏng, quần áo màu
D-Easy Iron Giặt để là(nếu bạn muốn là quần áo sau khi giặt thì hãy chọn)
E-Synthetics Giặt tổng hợp
F-Wool/Silk Giặt đồ vải len
G-Handwash Giặt tay sau đố bỏ vào máy
H-Rinse Giặt ngâm
J-Drain Chỉ bơm nước đi
K-Spin

Chỉ vắt