Cách khoanh vỏ cây táo

(HNM) - Hiện nay, nhiều giống táo năng suất, chất lượng cao được trồng ở ngoại thành Hà Nội, nhưng phổ biến vẫn là các giống táo của Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan... Cây táo dễ trồng, tuy nhiên để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao cần thực hiện các nguyên tắc sau:
Tránh trồng ở nơi bị ứ đọng nước, nên trồng ở những nơi đất tơi xốp, đủ nước tưới, có nhiều chất mùn. Trồng cây táo đúng kỹ thuật phải đào hố, bón lót trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng, bởi cây táo bén rễ nhanh. Rễ cây táo có thể ăn sâu tới hơn 1m, lan rộng gấp 5 đến 6 lần đường kính tán lá. Muốn cây phát triển tốt thì nên bỏ đi hoặc bỏ bớt số quả lứa đầu để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển. Từ năm thứ hai, cây táo sẽ cho năng suất cao nhưng phải cung cấp đủ phân, nước tưới. Cách bón phân cho cây táo: Bón 2/3 lượng phân cần bón tập trung khi cây vừa thu hoạch; còn 1/3 sẽ bón vào lúc cây bắt đầu ra hoa. Phải đào rãnh quanh gốc cây táo để bỏ phân, sau đó lấp lại. Ngoài ra, để cây táo tăng năng suất cao cần khoanh vỏ; lưu ý phải chọn thời điểm hoa táo ra rộ, dò từ trên ngọn xuống, tới chỗ nào cành cho hoa ít hoặc không ra hoa thì ta tiến hành khoanh vỏ. Khoanh lớp vỏ rộng khoảng 2cm quanh thân cây táo, như vậy đã cắt đường vận chuyển nhựa luyện từ trên lá xuống phần gốc, lúc này, chất dinh dưỡng dồn cả vào các cành mang hoa, cây sẽ nhiều quả hơn... Mặt khác, do tiếp nhận nhiều dưỡng chất nên quả táo sẽ to hơn, thậm chí, to gấp rưỡi quả ở cành không được khoanh vỏ. Năng suất của cây táo sẽ tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Lúc này, điều cần lưu ý nhất là phải chống cho cành, bởi quả quá nhiều, to hơn nên cành cây táo rất dễ gãy, nhất là mùa mưa bão.

Sau khi thu hoạch cần tiến hành đốn cây táo. Lưu ý, điểm đốn phải nằm ở phía dưới của nơi đã khoanh vỏ. Làm đúng như vậy, sẽ có những vụ táo bội thu.

- Vải là cây trồng phù hợp phát triển ở vùng có khí hậu nóng nhiệt đới và cận nhiệt đới, không có sương giá, có mùa đông rét nhẹ, mù hè nóng bức nhiều mưa và độ ẩm cao.

- Cây vải phát triển trên các loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ.

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quả vải như: nhiệt độ,

+ Nhiệt độ: có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đực cái của hoa. Nhiệt độ càng cao thì quả sinh trưởng phát triển càng nhanh. Ngược lại nhiệt độ thấp thì sinh trưởng của quả càng chậm.

+ Lượng mưa: Cây vải phù hợp ở các vùng có lượng mưa hàng năm từ 1.250 - 1.700mm.

+ Độ ẩm không khí: 75 - 85%.

- Trong những tháng mưa nhiều bộ lá cây vải vẫn phát triển xanh tốt. Vải là cây chịu được hạn nhưng kém chịu úng. Do đó cần chú ý đến yếu tố này để luôn giữ vườn cây thoát nước tốt trong mùa mưa.

- Tháng 11 - 12 cây vải cần có thời tiết khô và lạnh đẻ phân hóa mầm hoa. Hiện nay bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng nhờ mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng những giống vải chín sớm và nắm bắt được đặc tính của cây vải nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Theo các nhà vườn trồng vải ở Đắk Lắk để trồng thành công cây vải người trồng vải phải nắm rõ đặc tính của cây vải để có biện pháp chăm sóc điều chỉnh sao cho phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên.

2. Hướng dẫn kỹ thuật khoanh vỏ tạo pha nghỉ, kích thích phân hóa mầm hoa cho cây vải

- Khi đã nắm rõ được đặc tính sinh trưởng phát triển của cây vải bà con sẽ có biện pháp điều chỉnh cây vải ra hoa, nở hoa đồng loạt. Khoanh vỏ là một trong những biện pháp giúp cây vải có thời gian nghỉ nhất định, ngừng vận chuyển chất dinh dưỡng, sản phẩm quang hợp từ ngọn xuống phía dưới gốc làm tăng số cành, tạo thuận lợi cho quá trình hình thành mầm hoa, giảm hoạt động của bộ rễ, giảm hấp thu nước, kích thích việc phân hóa mầm hoa.

- Quy trình khoanh vỏ có hai cách: Khoanh tròn khép kín và khoanh xoắn ốc

+ Khoanh tròn khép kín: khoanh tròn khép kín một đường với những cành từ 6 - 15cm có thể khoanh được. Vết rộng của khoanh từ 3 - 5mm

+ Khoanh xoắn ốc: là các khoanh nói tiếp nhau giống hình con ố. Khoanh thứ nhất và khoanh thứ 2 cách nhau 6 - 7cm tùy theo cành to hay cành bé. Cũng như khoanh tròn khép kín mức độ vết khoanh từ 3 - 5mm.

Cách khoanh vỏ cây táo

Kỹ thuật khoanh vỏ cây vải dạng xoắn ốc, khoanh thứ nhất cách khoanh thứ 2 6-7cm.

- Thời kỳ khoanh: Bắt đầu từ ngày 10 - 15 tháng 9 dương lịch  khi lá lộc đã già thì bắt đầu khoanh để tạo pha nghỉ cho cây. Mục đích của việc khoanh vỏ là để cho cây ra hoa đồng loạt và tích lũy được dinh dưỡng trên tán lá thì khi ra hoa đều và đem lại năng suất cao.

+ Pha nghỉ trong khoảng 3 tháng, thông thường là sau khi kết thúc đợt lạnh dịp noel tức là khoảng 20/12 dương lịch, lúc này cây đã trải qua đợt lạnh mới tiến hành bón phân vào gốc, sử dụng chế phẩm bón qua lá và tưới nước đầy đủ để kích thích cây.

* Lưu ý:

- Trong một chùm hoa vải, hoa đực và hoa cái không nở cùng một lúc nên cần trồng thêm các loại giống khác nhau để tăng khả năng thụ phấn, đậu trái của cây.

3. Hướng dẫn bón phân cho cây vải đạt năng suất cao

- Chủ động bón sớm ngay khi thu quả

- Bón phân khi đất được tưới ẩm 70 - 80%

- Lượng bón cho một cây gồm:

+ Phân chuồng: 30 - 50kg

+ Phân lân: 1 - 3kg

+ Urê: 0,2 - 1kg

+ Kali clorua: 0,1 - 0,6kg

- Bón sâu 10cm quanh mép tán cây

- Kết hợp với tỉa cành lá, cành võng, cành bị sâu, bệnh hại

- Với các ngyên tố vi lượng như: Bo, kẽm, sắt, Molipden… có thể phun lên lá nhằm cung cấp kịp thời và nhanh nhất chất dinh dưỡng cho cây.

- Tỉa cành bón phân đạm cao và tưới nước đầy đủ để kích thích ra dọt mới ngay sau khi thu hoạch.

- Giai đoạn 1 - 2 tháng trước khi ra hoa ngừng bón phân đạm, giảm độ ẩm đất để chồi trưởng thành và đi vào thời kỳ nghỉ

- Giai đoạn trước khi ra hoa nên bón nhiều lân và kali theo tỉ lệ: 3 lân + 1 đạm + 1 kali.

- Sau khi ra hoa nên bón phân đạm và lân cao

- Một tháng trước khi thu hoạch nên bón phân kali cao.

4. Tác dụng của việc khoanh vỏ cây vải

- Tóm lại khoanh vỏ cho cây vải là một trong những kỹ thuật quan trọng nhằm ngăn cản sự lưu chuyển dinh dưỡng và nước giúp cây vải tạo ngừng sinh trưởng để phân hóa mầm hoa.

- Cây vải có độ tuổi khác nhau thời gian và kỹ thuật khoanh vỏ cũng khác nhau.

- Cây vải dưới 6 năm tuổi, thời gian khoanh vỏ từ 30/10 - 20/11 (đối với giống vải chín sớm)

- Cây vải trên 6 năm tuổi, thời gian khoanh vỏ từ 20/10 - 10/11 (đối với giống vải chín sớm)

- Dùng cưa sắt có lưỡi dày 1 - 1,5mm khoanh đường tròn quanh thân, cành theo đường tròn khép kín hoặc theo vòng tròn xoáy trôn ốc.

- Độ sâu vết khoanh vừa hết phần vỏ, bắt đầu chạm gỗ.

- Không cưa sâu vào gỗ ảnh hưởng sinh trưởng và có nguy cơ chết cành.

- Khi khoanh giữ cưa luôn vuông góc với thân cành.

- Không làm lật hay dập nát ở miệng khoanh, vét sạch vết khoanh, cắt đứt phần vỏ bị sót chưa khoanh hết.

- Cây dưới 6 năm tuổi thân còn nhỏ, tán chư phát triển rộng, vậy chỉ nên khoanh trên cành cấp hai hoặc cấp ba.

- Không khoanh trên cây sinh trưởng kém, những cây và mới ra lộc hoàn chỉnh.

- Vải là cây trồng có những yêu cầu khắc khe về nguồn nước ở từng thời điểm cũng như sự chênh lệch về nhiệt độ. Yêu cầu độ lạnh 20oC mới đảm bảo cây vải ra hoa.

Nguồn: Bạn Của Nhà Nông - Truyền hình Đắk Lắk

Táo là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng, những vườn táo trĩu quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Để nâng cao năng suất, bà con cần nắm vững các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Trang chủ / Cây ăn trái / Táo

Nếu có dịp ra Bình Thuận, Ninh Thuận thì bà con mình dễ dàng bắt gặp những vườn táo tươi tốt. Bây giờ ở ngoài đó, người ta trồng nhiều táo lắm! Có nơi còn coi cây táo là cứu tinh, là nguồn thu nhập chính của gia đình…

Trồng táo đúng cách sẽ cho năng suất cao. Ảnh T.L

Cây táo ta là loại cây quen thuộc của dân mình. Suốt từ Bắc vào Nam, chỗ nào cũng trồng được táo. Táo dễ trồng, dễ sống, mau cho quả và lại cho năng suất cao. Táo là loại quả ngon, có vị chua ngọt, giàu vitamin, được dùng để ăn tươi, ăn khô, làm rượu, làm mứt, làm nước giải khát… Nó còn được coi là một vị thuốc tăng sức khỏe cho con người. Người già, người trẻ đều thích ăn táo. Vì vậy, táo là một mặt hàng bán rất chạy. Ít khi thấy táo bị ế. Đặc biệt vào dịp tết, khi người ta ăn quá nhiều các thức ăn giàu đạm và uống quá nhiều rượu, lúc đó họ lại nghĩ tới đĩa táo. Táo không phải là loại quả sang trọng nhưng lại là loại quả rất phổ biến và tiện dùng.

Có rất nhiều giống táo, cả giống trong nước và giống nhập ngoại. Nhưng hiện nay, phổ biến vẫn là các giống táo của Đài Loan và Thái Lan. Giống táo rất sẵn, cơ sở làm giống nào cũng có. Táo được nhân giống bằng phương pháp ghép. Ghép chúng cũng dễ nên giá cây giống không cao.

Táo không kén đất, đất nào cũng trồng được. Chỉ lưu ý, tránh trồng chúng ở nơi bị ứ nước. Mặt khác, nó là cây có tiềm năng cho năng suất rất cao, do đó, nên trồng ở những nơi đất tốt, tơi xốp, đủ nước và có nhiều chất mùn. Ta phải đào hố và bón lót trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng. Táo bén rễ rất nhanh. Nếu đủ phân, chúng lớn lên rất mau. Rễ táo có thể ăn sâu tới hơn 1m và lan rộng gấp 5 - 6 lần đường kính tán lá của nó. Vì vậy, thân chúng rất chắc. Có nơi còn dùng táo làm cây chắn gió.

Táo trồng đầu năm thì cuối năm đã có quả. Muốn cây phát triển tốt thì số quả lứa đầu ta bỏ đi hoặc bỏ bớt đi để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển. Từ năm thứ hai trở đi, táo cho năng suất rất cao nếu như chúng ta cung cấp cho nó đủ phân và nước. Ở phía Bắc, táo thường ra hoa từ tháng 8 - 9. Nó ra rộ vào tháng 10. Quả được thu vào tháng 12 trở đi. Còn ở phía Nam, ta thấy táo ra hoa quanh năm. Sau khi thu hết quả và ta tiến hành đốn cành thì chỉ 1 - 2 tháng nữa là nó lại ra hoa. Tuy nhiên, táo thường tập trung ra hoa vào hai thời điểm từ tháng 2 - 3 và tháng 9 - 10.

Xin lưu ý, 2/3 lượng phân cần bón ta tập trung bón khi cây vừa thu hoạch kết quả; còn 1/3 sẽ bón vào lúc cây bắt đầu ra hoa. Phải đào rãnh quanh gốc để bỏ phân, sau đó lấp lại. Ở một số nơi, bà con vét bùn ao lên và phơi khô. Sau đó, tán nhỏ chúng ra và bón cho gốc táo. Hiệu quả cũng rất tốt.

Muốn táo cho năng suất cao, còn có một biện pháp rất hay là khoanh vỏ: ta chọn thời điểm hoa táo ra rộ, dò từ trên ngọn xuống, tới chỗ nào cành cho hoa ít hoặc không ra hoa thì ta tiến hành khoanh vỏ. Ta khoanh 1 lớp vỏ rộng khoảng 2cm quanh thân. Lưu ý, không để sót 1 sợi xơ nào. Như vậy là ta đã cắt đường vận chuyển nhựa luyện từ trên lá xuống phần gốc, lúc này, chất dinh dưỡng dồn cả vào các cành mang hoa, ta dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường số quả trên cây nhiều hơn và quả cũng lớn hơn. Vì rằng, chất dinh dưỡng đã làm cho cuống hoa chậm hóa bền, nên nó lâu rụng. Ong, bướm có dịp thụ tinh tiếp cho hoa nên số hoa đậu sẽ cao hơn. Mặt khác, do tiếp nhận nhiều dưỡng chất nên quả sẽ to hơn, thậm chí, nó to gấp rưỡi quả ở cành không được khoanh vỏ. Vì vậy, năng suất của cây táo sẽ tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Lúc này, điều cần lưu ý nhất là ta phải chống cho cành. Vì quả quá nhiều và to hơn nên cành rất dễ gãy. Gãy là mất ăn!

Sau khi thu hoạch, ta tiến hành đốn cây. Lưu ý, điểm đốn phải nằm ở phía dưới của nơi ta đã khoanh vỏ. Làm đúng như vậy, bà con sẽ có được những vụ táo bội thu.

Cách khoanh vỏ cây táo
Kỹ thuật trồng Táo ghép

Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam có thể trồng quanh năm, song tốt nhất là trồng vào mùa mưa

Cách khoanh vỏ cây táo
Bệnh ghẻ trên táo

Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh. Sau một thời gian vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ

Cách khoanh vỏ cây táo
Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 1

Cần tiến hành thường xuyên các khâu xới đất, trừ cỏ, dựng cây đổ, cắt mầm gốc khoảng 20-30cm từ mặt đất lên làm cho gốc nhẵn sạch, trừ sâu ăn lá kịp thời.

Cách khoanh vỏ cây táo

Hộp nhựa nuôi cua lột được làm từ nhựa pp chịu được va đập, nắng nóng. Lợi ích là tận dụng thức ăn (cá rô phi, cá tạp …), diện tích ao có sẵn, cải thiện môi trường đất, nước …

Cách khoanh vỏ cây táo

Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …

Cách khoanh vỏ cây táo

Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ Composite, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.

Cách khoanh vỏ cây táo
Trùm lưới màng cho vườn táo

Táo xanh Ninh Thuận - một trong 12 sản phẩm đặc thù của tỉnh, là loại quả có vị ngọt, thanh, giòn thơm được nhiều người ưa chuộng.

Cách khoanh vỏ cây táo
Kỹ thuật chăm sóc cây táo

Công tác đốn cành tạo tán sau thu hoạch sẽ giúp cho cây trẻ lại, vụ sau ra hoa kết quả tốt hơn, cây cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Cách khoanh vỏ cây táo
Kỹ thuật trồng thâm canh cho cây táo

Thời vụ: Đồng bằng Bắc Bộ trồng tháng 2 - 4 hoặc tháng 9 - 11. Miền Trung và miền núi phía Bắc trồng cuối mùa mưa. Các tỉnh miền Nam có thể trồng quanh năm.

Cách khoanh vỏ cây táo
Khắc phục tình trạng táo rụng quả

Hiện đang là thời điểm chăm sóc và thu hoạch táo ta đầu vụ. Tại nhiều vùng trồng táo đã có hiện tượng táo rụng quả hàng loạt khi sắp chín, quả táo rụng

Cách khoanh vỏ cây táo
Bệnh ghẻ trên táo

Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh,