Cách làm hay trong cải cách hành chính

Với những giải pháp cụ thể, cách làm sáng tạo, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, năm 2021 là năm thứ 8 liên tiếp, huyện Mộc Châu dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính khối huyện, thành phố của tỉnh, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cách làm hay trong cải cách hành chính

Người dân đến làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Mộc Châu

Mộc Châu đã xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn đổi mới trong phương thức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; tăng cường vai trò, trách nhiệm, năng lực của cơ quan thường trực CCHC; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ. Ông Long Trung Tâm, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: UBND huyện đã thành lập Tổ công tác của Chủ tịch UBND huyện để rà soát, tổng hợp các nội dung công việc hàng tuần; tổ chức ký cam kết trong triển khai thực hiện nhiệm vụ giữa lãnh đạo các cơ quan, đơn vị với các Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND huyện, giữa Chủ tịch UBND huyện và Ban Thường vụ huyện ủy...

Theo đó, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) luôn được huyện tập trung đẩy mạnh. Hiện nay, 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện, xã được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện được thực hiện trên phần mềm một cửa điện tử; 15/15 xã, thị trấn thực hiện một cửa hiện đại; 60% TTHC được cung cấp cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4…Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn đạt 99,9%.

Đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Mộc Châu, chứng kiến sự tận tình, trách nhiệm của cán bộ nơi đây. Ông Đỗ Văn Tuân, tiểu khu 6, thị trấn Mộc Châu, chia sẻ: Hôm nay, tôi đến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các quy định, thủ tục, quy trình được niêm yết công khai, rõ ràng giúp chúng tôi dễ dàng theo dõi, nghiên cứu. Cán bộ, nhân viên cũng nhiệt tình, hướng dẫn; nhờ vậy, tôi nhanh chóng hoàn thiện các giao dịch theo nhu cầu, tiết kiệm được thời gian và công sức.

Điểm nổi bật trong cải cách TTHC ở huyện Mộc Châu còn thể hiện ở việc luôn quan tâm đến những thủ tục liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp; cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước, tỉnh vào điều kiện cụ thể của huyện để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đầu tư tại địa bàn huyện. Huyện Mộc Châu đề xuất với cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư vào Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; ban hành quy trình thực hiện dự án thu hút đầu tư trên địa bàn huyện theo Luật đầu tư năm 2014 đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về Mộc Châu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình gia nhập thị trường đầu tư tại huyện, như: Tổng hợp các thông tin, đặc điểm, tình hình về Mộc Châu đăng tải trên Cổng thông tin điện tử mocchau.sonla.gov.vn để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, làm việc với UBND huyện; thu thập, tổng hợp, hệ thống các số liệu về môi trường đầu tư, pháp luật, chính sách, thủ tục, tiềm năng đầu tư tại Mộc Châu; thực hiện cắt giảm từ 30% đến 50% thời gian thực hiện TTHC; thực hiện hỗ trợ tổ chức, người dân trong quá trình thực hiện TTHC; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC… Nhờ đó, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị đạt trên 99%.

Cùng với đó, Mộc Châu còn thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ. Riêng năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, huyện Mộc Châu đã áp dụng kiểm tra, đánh giá năng lực đối với công chức theo hình thức trực tuyến. Việc tổ chức kiểm tra diễn ra nhanh chóng, an toàn, đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu phòng chống dịch cũng như yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sử dụng phương pháp điểm số trong xét, điều động, biệt phái viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo, công chức kế toán, địa chính cấp xã; thực hiện thi tuyển lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo; liên kết với các cơ sở đào tạo và cử cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống chấm công bằng vân tay tại trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, trụ sở 15 xã, thị trấn; mô hình này đã góp phần chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả, thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức...

Cách làm hay trong cải cách hành chính

Người dân đến làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Mộc Châu

Với các giải pháp, cách làm mới, riêng biệt đã tạo sự chuyển biến mạnh trong thực hiện CCHC của huyện và được UBND tỉnh công nhận trong 8 năm liên tiếp (từ năm 2014-2021) là huyện dẫn đầu trong khối các huyện, thành phố về thực hiện CCHC. Đây cũng là năm thứ 3 năm liên tiếp Mộc Châu xếp loại tốt về chính quyền số; xếp thứ 2/12 huyện, thành phố về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện; chỉ số hài lòng của người dân đứng thứ 2 toàn tỉnh trong năm 2021.

Năm 2022, huyện Mộc Châu tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác CCHC đồng bộ, hiệu quả từ các cơ quan, đơn vị cấp huyện đến UBND các xã, thị trấn; tiếp tục triển khai các mô hình, sáng kiến, cách làm hay trong công tác CCHC... Xây dựng bộ máy chính quyền kiến tạo, hành động, phục vụ tổ chức, công dân, tạo môi trường thuận lợi để huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Vui lòng nhập tên!

Họ và tên (*)

Email không hợp lệ!

Điện thoại không hợp lệ!

Số điện thoại (*)

Ngày 12 tháng 3 năm 2019, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 865/UBND-KSTT về việc đẩy mạnh nhân rộng, áp dụng các mô hình sáng kiến, cách làm hay trong công tác cải cách hành chính đối với 5 mô hình, bao gồm:

                 1.    Mô hình "Bình Thạnh trực tuyến" (quận Bình Thạnh) được cài đặt trên thiết bị điện thoại thông minh đến tận người dân trên địa bàn, tiếp xúc các hộ kinh doanh trên từng tuyến đường giúp phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự đô thị, cung cấp thông tin, tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân một số tính năng nổi bật;         2.    Mô hình ứng dụng "Thông tin quy hoạch thành phố" giúp tra cứu thông tin quy hoạch tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và trang thông tin điện tử;         3.    Mô hình tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn quận Bình Tân;         4.    Mô hình đường dây nóng tại UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, tiếp nhận, xử lý thông tin về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trên địa bàn;

        5.    Mô hình liên thông điện tử giữa cơ quan Tài nguyên - Môi trường với cơ quan Thuế tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận 12.


Tại Công văn này, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong yêu cầu từ nay đến hết quý 3-2019, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện chủ động nghiên cứu, vận dụng các mô hình cải cách hành chính nêu trên để thực hiện tại cơ quan, địa bàn mình trên tinh thần hiệu quả, đồng bộ, tiết kiệm, phù hợp. Cấp quận huyện có trách nhiệm triển khai áp dụng các mô hình xuống cấp phường, xã, thị trấn.


Riêng với việc nhân rộng, áp dụng mô hình "Bình Thạnh trực tuyến", Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo giám đốc Sở Thông tin - truyền thông hoàn thành việc nghiên cứu xây dựng ứng dụng quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông, đô thị của TP trong quý 3-2019.

Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nội vụ:

1.- Chủ trì việc tập hợp, khảo sát các mô hình sáng kiến, cách làm hay trong công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị; phối hợp với sở, ngành phụ trách lĩnh vực và thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính thành phố được phân công phụ trách lĩnh vực cải cách liên quan để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố triển khai nhân rộng, áp dụng tại các cơ quan, đơn vị.

2- Làm đầu mối tiếp nhận nhu cầu của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận- huyện đăng ký học tập kinh nghiệm, khảo sát các mô hình, sáng kiến, cách làm hay; điều phối việc tổ chức các buổi học tập kinh nghiệm, khảo sát với các cơ quan, đơn vị có mô hình sáng kiến, cách làm hay. 

3- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc nhân rộng các mô hình; phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận – huyện để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, nhân rộng các mô hình; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chế độ báo cáo về kết quả thực hiện; định kỳ hàng quý, tổng hợp tình hình thực hiện, các khó khăn, vướng mắc và tham mưu, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét xử lý đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không triển khai thực hiện hoặc triển khai không hiệu quả đối với các mô hình, cách làm hay trong công tác cải cách hành chính đã được chỉ đạo./.

Xem nội dung chi tiết tại Công văn số 865/UBND-KSTT./.