Cách làm nộm tá lả

“Bố tên đầy đủ là Triệu Văn Cường, nhà bố ở chợ Đồng Xuân. Bố ham ẩm thực, thích nấu ăn. Chúng mày cứ ăn nộm của Bố hai ba bận rồi cẩn thận lại nghiện. Bố không nói điêu chứ khách mê nộm của Bố một thì phải nghiện bố gấp đôi. Mày thấy có ai mua mang về mấy đâu? Chật thế này vẫn cứ thích ngồi ăn rồi nói chuyện với bố đấy!...” - Sau màn giới thiệu đầy hóm hỉnh, bố cười. Kèm tiếng cười là tiếng kéo cắt bò lách cách và biết bao ánh mắt hau háu của khách vào những bát nộm “tá lả” ngon có tiếng đất Hà Thành.

Cách làm nộm tá lả

Nộm, hay nộm bò vốn là một trong những thức quà chiều ngon nghiện của trẻ già người Hà Nội. Bên cạnh cả chục trăm món nộm quần tụ làm nên nét ăn uống phong phú, phồn thực đất Hà Thành, thì món ăn lai rai lúc nhạt miệng như nộm bò luôn có một vị trí nhất định. Với nộm bò, gợi ý hay ho nhấtcho cánh sành ăn mỗi khi thèm quà phố, hay bất cứ ai muốn tìm đến và “đóng đinh” tại hàng nộm "tá lả" độc đáo và hút fan là quán Nộm Bố Già trên phố Nguyễn Trung Trực.

Cách làm nộm tá lả

Có quá nhiều điều khiến thương hiệu Nộm Bố Già chỉ 5 năm đã “bỏ bùa mê” khắp lối. Ngoài bát nộm ngon luôn được chăm chút tỉ mỉ thì cái duyên bán hàng của Bố: từ những câu đùa tếu táo, lòng hiếu khách và tính cách xởi lời trời cho, hay những mẩu chuyện lạ lẫm về cuộc đời Bố cũng khiến khách ăn có một cảm nhận đặc biệt quanh bát nộm bò.

Cách làm nộm tá lả

Ít ai biết, Bố Già cũng từng có một thời trẻ oanh liệt, dám nghĩ dám làm. Vốn đam mê ẩm thực nên có dạo nhiều năm, Bố Già dứt áo lang bạt theo anh em sang tận Trung Quốc làm bếp. Bởi với Bố thời bấy giờ chỉ có một suy nghĩ: “Đi học tinh hoa của người ta, ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng mà!”.Bao năm nơi đất khách vừa học hỏi vừa làm, chẳng ai đếm xuể những khó khăn đong đầy lúc nào cũng thường trực. Tuổi còn quá trẻ, hoài bão thì lớn, và đau đáu với đam mê của Bố thì vẫn còn rất nhiều.

Cách làm nộm tá lả

Chỉ đến khi đặt chân về Việt Nam, bằng tất cả những kinh nghiệm chắt chiu bao năm, những tưởng Bố Già sẽ mở gánh đồ Trung Quốc, thế nhưng ông trùm món nộm bò Hà Thành lúc bấy giờ lại tiếp tục loay hoay tìm tòi phục vụ khách ăn món lẩu riêu cua dân dã, chuẩn vị Việt, trước khi bén duyên lâu dài với cây kéo sắc và nghề nộm nổi tiếng. "Mình đi học người ta, nhưng mong muốn của mình vẫn là nấu đồ nhà mình thành tinh hoa con ạ!"

Cách làm nộm tá lả

Cách làm nộm tá lả

Khi được hỏi về lý do chuyển nghề "quá tam ba bận”, Bố chỉ cười: “Lẩu riêu cua tuy ngon và đặc sắc, nhưng bố chỉ muốn làm một món ăn giá rẻ bình dân, để cả sinh viên nghèo, người nghèo hay người lao động chân tay như bố ngày xưa đều có thể tìm đến...” .Cái chất của Bố Già chính là ở chỗ đó, hiếm lạ giữa chốn Hà Thành một địa chỉ vốn đông khách ngút tầm, nhưng cái tâm của người bán vẫn luôn “chất như món” vậy!

Cách làm nộm tá lả

Ngót 5 năm nay, Bố Già chỉ bán duy nhất một món nộm theo phong cách riêng. Nộm “tá lả" của Bố trong lòng giới trẻ bao năm vẫn là địa chỉ có số có má, có cả nghìn fan mà chẳng hàng quán nào thay thế được.

Cách làm nộm tá lả

Bát nộm ở quán Bố Già lúc nào cũng đầy ăm ắp nhìn cực thích mắt! Ngoài những rau thơm hay đu đủ, cà rốt bào sợi là lỉnh kỉnh bao món, bao thứ trộn kèm. Tính sơ sơ cũng phải đến 13 loại thịt khác nhau tạo nên độ phong phú mà các hàng khác thường khó bì kịp.

Cách làm nộm tá lả

Nào là bò khô, bò ướt, cuống họng (lò xo), sụn bò, gân bò, lòng bò, lá lách, cuống tim, thịt dải, dạ dày, mề gà, bì bò, tóp mỡ… đặc biệt nhất, phải kể đến hương vị mê người từ những nhánh tỏi chiên xôm xốp, ngọt cay, nức mũi có một không hai. Chính những nhánh tỏi chiên vàng rộm này khiến cho vị nộm của Bố luôn có sức quyến rũ lạ lẫm, khó cưỡng, cực khó để "nhái", cũng chẳng thể lẫn.

Cách làm nộm tá lả

Cách làm nộm tá lả

Cách làm nộm tá lả

Nếu bỗng một ngày khách ghé qua đây thấy bát nộm Bố làm có thêm vài thành phần lạ lẫm thì cũng đừng ngạc nhiên vội! Bởi thi thoảng Bố Già lại tìm tòi đổi mới và "đổi gió" cho thức quà tưởng đã quen. Nghe Bố kể: “Bí kíp của Bố chỉ có một: mình say món ăn mình trước đi, thì khách đến ăn mới say, mới giữ chân khách được!”.Có lẽ, chính sự cải tiến có phần ngẫu hứng nhưng tinh tế ấy khiến cho giới trẻ đến với Bố mỗi ngày một đông hơn.

Cách làm nộm tá lả

Vẫn giữ cái tâm trong nghề không suy chuyển, bởi thế mới có chuyện con ngõ Nguyễn Trung Trực vắng vẻ vào độ chiều luôn khiến người đi đường hiếu kì quán đông mà ngoái nhìn cả một khúc. Không để người khác làm, rất ít người phục vụ, riêng nộm bò phải tự tay Bố chế biến, thế nhưng dù khách đông đến đâu cũng chưa từng có một câu nặng nhẹ, suốt tháng quanh năm âu cũng chỉ có tiếng cười vui vẻ của ông chủ và khách đứng chờ.

Cách làm nộm tá lả

Nộm Bố Già chỉ bán từ độ 2 rưỡi chiều đến khoảng 8h tối, qua đây, ngoài thưởng thức món nộm bò ngon trứ danh, bạn cũng có thể thử chim quay theo bí kíp của Bố hay lai rai vài cây nem cuốn, bột lọc nữa nhé!

Cách làm nộm tá lả

Xem thêm thông tin về nôm Bố Già:https://www.foody.vn/ha-noi/nom-bo-gia-pham-hong-thai

Dương Phương (Thực hiện)

Đã từ lâu, nộm bò khô trở thành món ăn vặt vỉa hè thân quen với người Hà Nội. Đặc biệt, trong những ngày hè oi nóng, khi không còn thích hợp để ăn những món nghi ngút khói, thì món ăn thanh mát, không ngấy mỡ này lại rất được nhiều người ưa chuộng. Dường như rất khó để đếm được hết những quán nộm nổi tiếng ở Hà Nội, bởi hầu như ở bất kỳ khu chợ nào cũng có bán món ăn giản dị mà ngon miệng này.

Thế nhưng, khác với nộm Đường Thành, nộm Hàng Buồm hay nộm Hàm Long trứ danh, quán nhỏ vỉa hè phố Phạm Hồng Thái lại níu được chân khách bởi những biến tấu nho nhỏ mà tinh tế.

Cách làm nộm tá lả

Nộm lim được làm từ những khúc thịt bò xù xì, nâu sậm, tựa như khúc gỗ lim nhưng vị ngọt đậm đà hơn hẳn thịt bò thông thường.

Khác biệt đầu tiên nằm ở loại thịt đặc biệt chế biến ra món ăn này. Từng khúc thịt bò rắn chắc, rõ thớ, màu nâu sậm khiến người ta liên tưởng tới những khúc gỗ lim khô cứng. Cũng bởi thế, nhiều người đã gọi món đặc sản không đâu có này là "nộm lim". Khúc thịt bò sẽ được chủ quán xé nhỏ vừa ăn, trộn cùng đu đủ, cà rốt, lạc rang và nước dùng chua ngọt như nộm thông thường nhưng dậy lên vị ngọt đậm đà đặc biệt của thịt, càng nhai càng ngấm. Trái với liên tưởng về khúc gỗ lim, từng miếng thịt sau khi xé nhỏ dai dai vừa đủ độ chứ không hề khô cứng.

Ăn kèm với nộm là tá lả đầy đủ. Sở dĩ có tên gọi lạ tai này là bởi đó là sự trộn lẫn của nhiều phần nội tạng giòn giòn, dai dai, sần sật như dạ dày, lá lách, gân, sụn, gan... được tẩm ướp gia vị thơm lừng. Hầu hết thực khách sau khi ăn xong đĩa tá lả đều mỏi nhừ cả hàm nhưng ai nấy đều thích thú, ăn mãi không chán.

Cách làm nộm tá lả

Một đĩa tá lả đầy đủ có giá 80.000 đồng.

Đặc biệt, các bạn nam đi cùng bạn gái hay một nhóm bạn đi chung sẽ rất thích món ăn này vì nó phục vụ được sở thích của nhiều người. Các bạn nam cũng không ngại "mang tiếng" đi ăn quà vặt của con gái nữa mà có thể thoải mái lai rai.

Quảng cáo

Bên trên đĩa tá lả là mấy viên tỏi chiên xinh xinh, thơm phức. Tỏi để nguyên cả củ, chiên cho vàng rộm, khi cắn sẽ giòn tan trong miệng và xộc lên mùi thơm hấp dẫn. Cách làm này khiến tỏi vừa đẹp mắt lại ngon miệng hơn, góp phần kích thích vị giác người ăn. 

Tuy là món ăn kèm nhưng món ăn này đắt hơn nộm bò khô khá nhiều. Giá của một đĩa tá lả khoảng 80.000 đồng, trong khi đĩa nộm chỉ 20.000 đồng. Thế nhưng, hầu như ai đã dùng nộm đều phải gọi thêm tá lả cho đủ "cặp đôi hoàn hảo" này.

Cách làm nộm tá lả

Nộm lim được bán tại ngã tư Phạm Hồng Thái - Hàng Bún.

Vào thời tiết mùa hè, nhiều hôm lên tới 40 độ C, việc ăn uống ngoài vỉa hè không chỉ là ác mộng do nóng nực mà còn khiến các loại rau củ trong nộm mau héo và ỉu, trông không còn ngon mắt. Nhưng bù lại, cũng chính bởi chỗ ngồi thoáng mát dưới tán cây, bày thức ăn trên chiếc mẹt mộc mạc đã tạo ra không gian ẩm thực vỉa hè đậm chất Hà Nội và rất gần gũi với thực khách.

Xem tiếp hình ảnh món nộm bò khô hấp dẫn

Quán bán các buổi chiều, phục vụ cả trà đá và bia chai. Ngồi vỉa hè đôi khi hơi chật chội và lộn xộn, chỗ để xe cũng không mấy thuận tiện. Địa chỉ quán tại: ngã tư Phạm Hồng Thái - Hàng Bún, Hà Nội.

Shironeko