Cách lấy nước tiểu cho bé

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý thận, cũng như biến chứng của các bệnh khác lên thận như:tăng huyết áp, đái tháo đường…

Không giống xét nghiệm máu, thông thường sẽ do nhân viên y tế lấy mẫu và bảo quản, xét nghiệm nước tiểu chủ yếu là do bệnh nhân tự lấy mẫu, chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt nhân viên y tế mới trực tiếp lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm.Chính vì vậy, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện lấy mẫu nước tiểu đúng để làm xét nghiệm vô cùng quan trọng. Việc lấy nước tiểu không đúng cách sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm đem đến những khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Tùy theo từng bệnh lý mà Bác Sĩ sẽ hướng dẫn cách lấy nước tiểu khác nhau. Các cách lấy nước tiểu thường gặp là:

  1. Lấy nước tiểu giữa dòng

Đây là cách lấy nước tiểu thường gặp nhất.

Cách làm như sau: Đầu tiên, người bệnh cần vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, sau đó đi tiểu bình thường và dùng lọ vô trùng hứng nước tiểu giữa dòng nghĩa là không lấy nước tiểu lúc bắt đầu và lúc kết thúc đi tiểu (xem hình).

Cách lấy nước tiểu cho bé

Mẫu nước tiểu giữa dòng sẽ dùng để thực hiện hầu hết các xét nghiệm như : tổng phân tích nước tiểu để phát hiện tiểu đạm, tiểu máu, tiểu bạch cầu, soi nước tiểu, cấy nước tiểu.

Trong trường hợp người bệnh bị bí tiểu, nhân viên y tế có thể thực hiện lấy nước tiểu bằng cách đặt sonde tiểu. Hay các trường hợp đặc biệt hơn không thể đặt sonde tiểu như chấn thương niệu đạo, Bác sĩ sẽ phải dùng kim chọc dò vào bàng quang (bọng đái) để lấy nước tiểu.

  1. Lấy nước tiểu 24 giờ

Để thực hiện xét nghiệm này thông thường người bệnh sẽ được chuẩn bị dụng cụ là bình chứa nước tiểu và chất bảo quản và sẽ được dặn dò lấy nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Cách làm như sau: 6h sáng hôm bắt đầu lấy nước tiểu bạn thức dậy và đi tiểu bỏ lần đầu tiên (không lấy nước tiểu lần này), từ sau lần đi tiểu đầu tiên, toàn bộ nước tiểu cả ngày và đêm hôm đó sẽ phải giữ lại và bỏ vào bình chứa nước tiểu đã có sắn chất bảo quản. Cho đến 6h sáng hôm sau, ban đi tiểu lần cuối đúng vào giờ này và lấy vào bình chứa. Mang toàn bộ bình chứa nước tiểu đến phòng xét nghiệm. Lưu ý rằng trước khi đi tắm hoặc đi đại tiện, bạn phải lấy nước tiểu trước bỏ vào bình chứa để đảm bảo lấy đủ nước tiểu cả ngày đêm hôm đó vì thừa hoặc thiếu nước tiểu đều sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Mẫu nước tiểu 24 giờ sẽ được sử dụng để xác định lượng đạm, hoặc một số chất khác mất qua nước tiểu trong một ngày, hay kết hợp với xét nghiệm máu để ước đoán chức năng thận.

Một số cách lấy nước tiểu khác như lấy nước tiểu 3 giờ, lấy nước tiểu 12 giờ qua đêm cách làm cũng tương tự, chỉ khác về thời gian lấy nước tiểu.

KẾT LUẬN: Kết quả xét nghiệm nước tiểu phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy nước tiểu, kết quả xét nghiệm chính xác rất quan trong trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì thế, khi thực hiện xét nghiệm, nên lưu ý cách lấy nước tiểu và chú ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để có được kết quả xét nghiệm chính xác.

Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do các triệu chứng có thể không rõ ràng, bé hoặc cha mẹ khó nhận ra nên đôi khi bệnh không được điều trị. Sau đây là thông tin của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ về nhiễm trùng đường tiểu: đó là chứng bệnh gì, trẻ em bị nhiễm bệnh như thế nào và cách thức điều trị.

Hệ thống đường tiểu

Hệ thống đường tiểu (hệ tiết niệu) là cơ quan sản xuất và lưu trữ nước tiểu, bao gồm 2 quả thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo (xem hình minh họa). Thận có chức năng sản xuất nước tiểu. Nước tiểu đi từ thận, đi qua 2 ống dẫn hẹp (gọi là niệu quản) rồi xuống bàng quang. Bàng quang là một túi cơ, có chức năng lưu trữ nước tiểu trước khi nước tiểu được thải ra khỏi cơ thể. Khi bàng quang đầy và cần trút hết nước tiểu ra ngoài, một cơ ở dưới đáy bàng quang sẽ thả lỏng và nước tiểu sẽ chảy xuống dọc theo một ống dẫn gọi là niệu đạo để thoát ra ngoài. Lỗ niệu đạo của nam giới nằm phía cuối dương vật. Ở nữ giới, lỗ niệu đạo nằm phía trên lỗ âm đạo.

Cách lấy nước tiểu cho bé

Ảnh minh họa: Hệ thống đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu

Thông thường thì nước tiểu không có vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu từ 2 nguồn:

(1) vùng da quanh trực tràng và bộ phận sinh dục

(2) dòng máu từ các bộ phận cơ thể khác

Vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào hoặc mọi bộ phận của đường tiết niệu. Những bộ phận đó là:

  • Niệu đạo
  • Bàng quang
  • Thận

Nhiễm trùng đường tiểu rất phổ biến ở nhũ nhi và trẻ nhỏ. Bệnh này thường gặp ở nữ nhiều hơn so với nam. Khoảng 3% bé gái và 1% bé trai bị nhiễm trùng đường tiểu trước 11 tuổi. Khi trẻ bị sốt cao và không có các triệu chứng khác, xác suất trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu là 1/20. Các bé trai không được cắt bao qui đầu thường dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Cách lấy nước tiểu cho bé

Ảnh minh họa: Trẻ bị đau bụng

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu gồm có:

  • Sốt
  • Cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn hoặc khó tiểu
  • Cần tiểu gấp, hoặc tiểu són ra quần hoặc giường đối với những trẻ đã biết tự đi bô
  • Nôn ói, không chịu ăn
  • Đau bụng
  • Đau lưng hoặc đau ở sườn
  • Nước tiểu có mùi bất thường
  • Nước tiểu đục hoặc có máu
  • Tình trạng quấy khóc, khó chịu dai dẳng, không rõ nguyên do (ở nhũ nhi)
  • Phát triển chậm (ở nhũ nhi)

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu

Nếu con bạn có triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ sẽ:

  • Hỏi các triệu chứng của con bạn là gì
  • Hỏi xem liệu gia đình có tiền sử có vấn đề về đường tiểu hay không
  • Hỏi xem bé thường ăn uống những gì
  • Khám cho bé
  • Lấy mẫu nước tiểu của bé

Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có vi khuẩn trong nước tiểu hoặc có những dấu hiệu bất thường khác không.

Cách lấy nước tiểu

Bác sĩ cần lấy nước tiểu để phân tích xem đường tiểu của bé có bị nhiễm khuẩn hay không. Bác sĩ sẽ yêu cầu các trẻ lớn tự tiểu vào một lọ/ hộp.

Có 3 cách để lấy nước tiểu của trẻ nhỏ:

  1. Phương pháp phổ biến là đặt một ống nhỏ, gọi là ống thông đường tiểu, đi qua niệu đạo và dẫn đến bàng quang. Nước tiểu sẽ chảy qua ống vào lọ/ hộp chứa nước tiểu.
  2. Phương pháp khác là dùng kim tiêm đâm qua da ở vùng bụng dưới để lấy nước tiểu từ bàng quang. Phương pháp này gọi là chọc hút bằng kim.
  3. Nếu bé quá nhỏ hoặc chưa tự đi bô được, bác sĩ sẽ cho đặt một túi nilon bọc quanh bộ phận sinh dục để hứng nước tiểu. Do vi khuẩn trên da có thể dính vào nước tiểu và dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác, phương pháp này chỉ dùng để dò tìm khả năng bị nhiễm trùng. Nếu có biểu hiện của nhiễm trùng, bác sĩ cần phải lấy nước tiểu bằng một trong hai phương pháp đầu để xác định xem liệu có vi khuẩn hay không.

Bác sĩ sẽ chỉ dẫn nên lấy nước tiểu bằng phương pháp nào là tốt nhất.

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu cho trẻ

Nhiễm trùng đường tiểu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Dùng kháng sinh bằng cách nào là tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại nhiễm trùng. Kháng sinh thường được cho uống, dưới dạng nước hoặc viên. Nếu bé bị sốt, nôn và không thể nuốt được bất kỳ chất lỏng gì, có thể cần phải tiêm kháng sinh trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc vào cơ.

Cần phải điều trị nhiễm trùng đường tiểu nhiễm trùng đường tiểu nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ thận và hệ tiết niệu