Cách sử dụng thực phẩm an toàn

- Phải chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ; thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi; cá và thủy sản phải còn tươi, không có dấu hiệu ươn, ôi.

- Thực phẩm đóng hộp hoặc đóng gói phải đảm bảo, ghi nhãn hàng hóa đầy đủ nội dung theo quy định và  còn thời hạn sử dụng. Không chọn mua thực phẩm đóng hộp bị méo, phồng hay gỉ.

- Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc; các loại thực phẩm lạ chưa biết rõ nguồn gốc; các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép sử dụng.

Cách sử dụng thực phẩm an toàn

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

- Không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

- Các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn sạch sẽ, khô ráo.

- Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió, ngăn chặn được sự xâm nhập của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

- Có đủ nước sạch dùng để chế biến thực phẩm và vệ sinh thường xuyên.

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

- Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không để dụng cụ bẩn qua đêm; không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa.

- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

- Thức ăn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

- Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

- Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ, dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng… hoặc phụ gia vào thực phẩm.

- Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

- Rau, quả phải rửa thật sạch; thực phẩm đông lạnh làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu.

- Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều và đun thực phẩm chín hoàn toàn.

- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong. Chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

- Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 2 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh dưới 5 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

- Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh; Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín; dùng riêng dao, thớt chế biến thực phẩm chín và sống; Có đủ dụng cụ che đậy thức ăn và không dùng tay để bốc thức ăn.

- Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

- Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm, thức ăn. Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

- Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.

- Giữ móng tay ngắn và sạch. Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước. Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

Cách sử dụng thực phẩm an toàn

8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

- Dùng các nguồn nước sạch theo quy định để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

- Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

- Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

- Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết.

10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột… và phải có dụng cụ chứa rác thải kín, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

- Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn./.

  • Mua thực phẩm
  • Cất giữ
  • Chuẩn bị
  • Rã đông
  • Chế biến
  • Phục vụ bữa ăn
  • Thức ăn thừa
  • Đông lạnh
  • Sơ đồ bảo quản lạnh

Để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thực phẩm, cần thiết phải áp dụng các quy tắc an toàn trong sử dụng, chế biến và bảo quản. Chúng ta không thể phát hiện vi khuẩn có hại bằng cách nhìn, ngửi hay nếm. Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị thức ăn, cần tuân thủ 4 bước sau nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn cho sử dụng (tham khảo Bốn bước để đảm bảo an toàn thực phẩm).

  • Rửa sạch – Rửa tay và các bề mặt thường xuyên.
  • Tách riêng – không để nhiễm bẩn chéo.
  • Chế biến – Nấu thức ăn ở đúng nhiệt độ.
  • Làm lạnh thức ăn – Bảo quản lạnh nhanh chóng.

Mua thực phẩm

  1. Mua thực phẩm bảo quản lạnh hoặc đông lạnh sau khi lựa chọn những loại không hư thối.
  2. Không bao giờ chọn thịt gia súc hoặc gia cầm đóng gói trong những bao gói bị rách hoặc rò rỉ.
  3. Không mua thực phẩm đã đến ngày bán cuối hoặc đã hết hạn sử dụng.

Cất giữ

  1. Luôn bảo quản lạnh những thực phẩm dễ bị hư hỏng trong 2 giờ – 1 giờ khi nhiệt độ ở ngoài cao hơn 32oC.
  2. Kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh và tủ đông bằng nhiệt kế. Nhiệt độ tủ lạnh cần thấp hơn 5oC, nhiệt độ tủ đông cần thấp hơn – 18oC.
  3. Thịt gia cầm tươi, cá, thịt xay và các loại thịt khác cần được chế biến hoặc bảo quản đông lạnh trong vòng 2 ngày sau khi mua; thịt bò, bê, cừu, hay thị heo trong vòng 3 – 5 ngày sau khi mua.
  4. Các thực phẩm dễ hư hỏng như thịt gia súc, gia cầm nên được bao bọc kĩ lưỡng để duy trì chất lượng và tránh dịch nước từ thịt lan vào các thực phẩm khác.
  5. Để duy trì chất lượng của thịt khi lạnh đông trong bao bì ban đầu, nên bao gói thêm một lớp nữa bằng màng nhôm hoặc màng bọc nhựa, loại được khuyến cáo dùng trong tủ đông.
  6. Thực phẩm đóng chai cần đảm bảo không bị bật nắp ở nhiệt độ lạnh đông hoặc nhiệt độ trên 32o Không mua những lon bị lõm, gỉ sắt hoặc bị lồi. Những thực phẩm đóng lon có độ acid cao (cà chua, trái cây) sẽ giữ được chất lượng tốt nhất trong 12 – 18 tháng, thực phẩm đóng lon độ acid thấp (thịt, rau) trong 2 – 5 năm.

Chuẩn bị

  1. Luôn rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong 20 giây trước khi tiếp xúc với thực phẩm.
  2. Không để nhiễm bẩn chéo. Giữ thịt cá sống và nước dịch của chúng xa các loại thực phẩm khác. Dao thớt, dụng cụ đã dùng để xử lý thịt cá sống, cần được rửa bằng nước nóng và/hoặc nước xà phòng.
  3. Thớt, bề mặt và các dụng cụ chế biến có thể được vệ sinh bằng cách sử dụng dung dịch gồm 1 thìa súp thuốc tẩy clo lỏng, không mùi hoà tan trong 3,5 lít nước.
  4. Ướp thịt trong một dĩa được bao kín và giữ trong tủ lạnh.

Rã đông

  • Tủ lạnh: Rã đông trong tủ lạnh thì chậm nhưng an toàn. Cần đảm bảo rằng dịch nước thịt tiết ra trong khi rã đông không dính vào các thực phẩm khác.
  • Nước lạnh: Để quá trình rã đông nhanh hơn, đặt thực phẩm trong bao chống rò rỉ, ngâm chìm trong nước lạnh. Thay nước sau mỗi 3 phút. Nấu ngay sau khi rã đông.
  • Lò vi sóng: Nấu chín thịt ngay sau khi rã đông bằng lò vi sóng.

Chế biến

Tất cả nguyên liệu thịt bò, heo, cừu cần được nấu chín cho đến khi nhiệt độ bên trong khối thịt đạt tối thiểu 63oC. Có thể kiểm tra nhiệt độ khối thịt bằng cách dùng một nhiệt kế thực phẩm. Để đảm bảo an toàn và chất lượng, giữ thịt ít nhất 3 phút trước khi cắt hoặc dùng. Mọi người có thể chọn nấu thịt ở nhiệt độ cao.

  • Thịt xay: nấu thịt bò, heo, cừu, bê xay đến nhiệt độ đo được bên trong 71 ºC
  • Thịt gia cầm: nấu đến nhiệt độ đo được bên trong 74 °C.

Phục vụ bữa ăn

  • Thức ăn nóng nên giữ ở 60ºC hoặc ấm hơn.
  • Thức ăn lạnh nên giữ ở 4ºC hoặc lạnh hơn.
  • Khi phục vụ thức ăn ở tiệc buffet, thức ăn nên được giữ nóng bằng lò hâm, nồi nấu chậm hoặc khay giữ ấm. Giữ thức ăn lạnh bằng các tô nhỏ chứa đá hoặc dùng các khay nhỏ và thay chúng thường xuyên.
  • Thực phẩm dễ bị hư hỏng không được để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ và không quá 1 giờ ở nhiệt độ trên 32ºC.

Thức ăn thừa

  • Loại bỏ bất kì thực phẩm đã để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ và quá 1 giờ ở nhiệt độ trên 32 ºC.
  • Đặt thực phẩm vào các vật chứa cạn như khay, dĩa và đưa ngay vào tủ lạnh hoặc tủ đông để làm lạnh nhanh.
  • Sử dụng thức ăn thừa đã nấu chín trong vòng 4 ngày.
  • Gia nhiệt lại thức ăn thừa ở nhiệt độ 74 °C trước khi dùng.

Đông lạnh lại

Thịt gia súc và gia cầm rã đông trong tủ lạnh có thể cho đóng băng lại.. Nếu rã đông bằng các phương pháp khác, cần nấu trước khi cho đông lạnh lại.

Hướng dẫn bảo quản lạnh

Các giới hạn thời gian dưới đây tuy ngắn nhưng an toàn, sẽ giúp giữ thực phẩm không bị hư hỏng hoặc trở nên nguy hiểm khi sử dụng. Bởi vì lạnh đông có thể giúp giữ thực phẩm an toàn lâu dài, vì vậy thời gian lưu trữ được đề xuất dưới đây chỉ nhằm đảm bảo chất lượng cảm quan của thực phẩm.

Hướng dẫn bảo quản lạnh
Sản phẩm Tủ lạnh

40 °F (4.4 ºC)

Tủ đông

0 °F (-17.7 ºC)

   
Trứng
Trứng sống, còn vỏ 3 – 5 tuần Không đông lạnh
Lòng trắng và lòng đỏ sống 2 – 4 ngày 1 năm
Đã nấu chín 1 tuần Không đông lạnh kĩ
Trứng được tiệt trùng lỏng, sản phẩm thay thế trứng
Đã mở 3 ngày
Chưa mở 10 ngày 1 năm
Mayonnaise, thương mại
 

Làm lạnh sau khi mở

2 tháng Không đông lạnh
Đồ ăn chính hay đồ ăn nhẹ lạnh đông
Bảo quản trong tủ đông cho đến khi dùng 3 – 4 tháng
Các sản phẩm đóng gói hút chân không
Trứng, thịt gà, thịt nguội, cá ngừ và salad mì ống chế biến sẵn (hoặc tự làm) 3 – 5 ngày Không đông lạnh kĩ
Hot dogs & thịt hộp
Hot dogs
Bao bì đã mở 1 tuần 1 – 2 tháng
Bao bì chưa mở 2 tuần 1 – 2 tháng
Thịt nguội
Bao bì đã mở 3 – 5 ngày 1 – 2 tháng
Bao bì chưa mở 2 tuần 1 – 2 tháng
Thịt muối & Xúc xích
Thịt muối 7 ngày 1 tháng
Xúc xích, tươi — từ thịt gà, gà tây, heo, bò 1 – 2 ngày 1 – 2 tháng
Chả, thịt xông khói 7 ngày 1 – 2 tháng
Xúc xích cứng — xúc xích rắc thêm tiêu, thịt sấy 2 – 3 tuần 1 – 2 tháng
Xúc xích được dán nhãn “bảo quản lạnh”
Đã mở 3 tuần 1 – 2 tháng
Chưa mở 3 tháng 1 – 2 tháng
Thịt bò muối
Thịt bò muối, đựng trong túi với nước ngâm 5 – 7 ngày Rút nước ngâm, 1 tháng
Thịt giăm bông, được đóng lon và dán nhãn bảo quản lạnh
Đã mở 3 – 5 ngày 1 – 2 tháng
Chưa mở 6 – 9 ngày Không đông lạnh
Thịt giăm bông, đã nấu chín kĩ
Đóng gói chân không ở xưởng, không ghi ngày, chưa mở 2 tuần 1 – 2 tháng
Đóng gói chân không ở xưởng, có ghi ngày, chưa mở Ngày ghi trên bao bì 1 – 2 tháng
Nguyên con 7 ngày 1 – 2 tháng
Nửa con 3 – 5 ngày 1 – 2 tháng
Cắt lát 3 – 4 ngày 1 – 2 tháng
Hamburger, thịt xay hoặc thịt hầm
Hamburger & thịt hầm 1 – 2 ngày 3 – 4 tháng
Thịt xay từ gà tây, bê, heo, cừu, & và hỗn hợp của chúng 1 – 2 ngày 1 – 2 ngày
Thịt bò, bê, cừu, heo tươi
Thịt vai, cổ  1 – 2 ngày 6 – 12 tháng
Sườn 1 – 2 ngày 4 – 6 tháng
Thịt nướng 1 – 2 ngày 4 – 12 tháng
Các loại thịt khác nhau – lưỡi, gan, tim, thận, ruột non 1 – 2 ngày 3 – 4 tháng
Sườn heo, cừu không nấu được nhồi trước, hoặc ức gà được nhồi với nhân 1 ngày Không đông lạnh
Món súp hoặc hầm có bổ sung rau hoặc thịt 3 – 4 ngày 2 – 3 tháng
Thịt gia cầm tươi
Thịt gà và gà tây, nguyên con 1 – 2 ngày 1 năm
Thịt gà và gà tây, cắt miếng 1 – 2 ngày 9 tháng
Lòng, cổ, cánh 1 – 2 ngày 3 – 4 tháng
Thịt gia súc và gia cầm đã được nấu chín còn dư
Thịt nấu chín & thịt hầm 3 – 4 ngày 2 – 3 tháng
Nước sốt và nước thịt 3 – 4 ngày 2 – 3 tháng
Thịt gà sấy 3 – 4 ngày 4 tháng
Thịt gà hầm đã nấu chín 3 – 4 ngày 4 – 6 tháng
Toàn bộ miếng gà 3 – 4 ngày 4 tháng
Các miếng thịt gia cầm trong nước dùng, nước sốt 3 – 4 ngày 6 tháng
Cốm gà, chả 3 – 4 ngày 1 – 3 tháng
Các thức ăn thừa đã nấu chin khác
Pizza, đã được nấu chín 3 – 4 ngày 1 – 2 tháng
Thịt nhồi, đã được nấu chín 3 – 4 ngày 1 tháng

Tài liệu tham khảo:

http://www.fsis.usda.gov/wps/portal/fsis/topics/food-safety-education/get-answers/food-safety-fact-sheets/safe-food-handling/basics-for-handling-food-safely/ct_index