Cách tính độ bất bão hòa

Với công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ Hóa học lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ hay nhất – Hóa học lớp 11

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,…). Việc biết chất đó có bao liên kết pi và vòng sẽ giúp chúng ta giải bài toán hữu cơ một cách nhanh chóng. Để biết chất có tổng bao nhiêu liên kết pi và vòng, người ta sẽ tính độ bất bão hòa của chất đó. Các em hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xác định độ bất bão hòa của chất hữu cơ.

1.Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ

Xét hợp chất có công thức: CxHyOzNtXr ( X là halogen)

Độ bất bão hòa = k=2x−y+t−r+22

2. Bạn nên biết

- Công thức tính độ bất bão hòa chỉ áp dụng cho hợp chất cộng hóa trị.

- Các nguyên tố hóa trị II như oxi, lưu huỳnh không ảnh hưởng tới độ bất bão hòa.

- Một số dạng/công thức thường gặp:

+ CnH2n+2 (chỉ chứa nối đơn, mạch hở)

+ CnH2n (có 1 nối đôi, mạch hở hoặc vòng no)

+ CnH2n-2 (có 1 nối ba, mạch hở hoặc 2 nối đôi, mạch hở hoặc 1 nối đôi 1 vòng …)

+ CnH2n-6  (chứa vòng benzen …)

+ CxHyO (dạng R-OH; R-O -R’, R-CHO, R-CO-R’)

+ CxHyO2 (dạng R-COOH, R-COO -R’, HO-R-CHO…)

+ CxHyN (dạng R-NH2; R1-NH-R2,...)

3. Bài tập minh họa

Câu 1: Công thức CxHyOzNt có độ bất bão hòa là

A. (2x – y + t + 2)/2

B. (2x – y + t + 2)

C. (2x – y – t + 2)/2

D. (2x – y + z + t + 2)/2

Hướng dẫn

k=2x−y+t+22

Đáp án A

Câu 2: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là:

A. 7.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Hướng dẫn

Độ bất bão hòa là: k=2.20−30+22=6

Mà k=v+π;v=1⇒π=5

Do hợp chất không chứa liên kết ba nên số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là 5.

Đáp án C

Câu 3: Chất nào sau đây có số liên kết π nhiều nhất (mạch hở)?

A. C3H9N.                       

B. C2H5N.                        

C. C4H8O3.                      

D. C3H4O4.

Hướng dẫn

Do các chất đều mạch hở ⇒ k = π + v = π.

A. π = k = (2 × 3 + 2 + 1 - 9) ÷ 2 = 0.

B. π = k = (2 × 2 + 2 + 1 - 5) ÷ 2 = 1.

C. π = k = (2 × 4 + 2 - 8) ÷ 2 = 1.

D. π = k = (2 × 3 + 2 - 4) ÷ 2 = 2.

⇒ C3H4O4 chứa nhiều liên kết π nhất

Đáp án D

Xem thêm tổng hợp công thức môn Hóa học lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:

Công thức tính % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Công thức xác định số nguyên tử trong hợp chất hữu cơ

Trắc nghiệm lý thuyết Hóa 11 Chương 5 Hiđrocacbon no

Bài tập tổng hợp về Xicloankan và cách giải

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Độ bất bão hòa (hay còn gọi là chỉ số no của hydro hoặc số vòng và số liên kết đôi[1]) là công thức sử dụng trong hóa hữu cơ để vẽ công thức cấu tạo. Công thức giúp người ta xác định có bao nhiêu vòng, liên kết đôi, liên kết ba trong công thức cần vẽ nhưng không cung cấp riêng rẽ số lượng từng loại. Công thức cuối cùng được kiểm định bằng NMR, phổ khối lượng và phổ hồng ngoại, cũng như kiểm chứng.

Công thức tính số vòng và liên kết pi[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với phân tử chỉ chứa cacbon, hydro, halogen, nitơ và oxy, công thức

Trong đó a là hóa trị của nguyên tố, n là số nguyên tử của nguyên tố đó

Tổng số liên kết pi và số vòng:

  • Mỗi vòng v là một đơn vị bất bão hòa.
  • 1 Liên kết đôi (Liên kết đôi là liên kết tạo thành từ 2 cặp electron bao gồm một liên kết đơn (xich ma) và liên kết pi) là một đơn vị bất bão hòa.
  • 1 Liên kết ba (Liên kết ba là liên kết tạo thành từ 3 cặp electron bao gồm một liên kết đơn (xich ma) và 2 liên kết pi) là hai đơn vị bất bão hòa. Ví dụ: Phân tử fomandehit HCHO, CTPT CH2O có:
    Cách tính độ bất bão hòa
    => vậy trong phân tử HCHO có 1 liên kết pi hoặc vòng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ David O. Sparkman. Mass Spectrometry Desk Reference. Pittsburgh: Global View Pub. tr. 54. ISBN 0-9660813-9-0.

Paul R. Young, Practical Spectroscopy ISBN 0-534-37230-9

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Molecular weight and degree of unsaturation calculator
  • Degree of Unsaturation