Cách tính tăng lương hưu năm 2023

Ngày 11-11-2022, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Trong đó, quyết nghị nhiều phương án liên quan đến lương cơ sở 2023, chính sách lương hưu, bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:

Tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ 1-7-2023

Cụ thể tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng chính thức vào ngày 1-7-2023.

(Mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng)

Từ ngày 1-7-2023, tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Cùng với chính sách tăng lương cơ sở, Quốc hội còn quyết định:

- Tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp;

- Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Lương hưu thay đổi thế nào sau khi điều chỉnh lương cơ sở?

(1) Mức đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ khoản 2 Điều 5, khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

Theo đó, mức đóng BHXH được dựa trên mức lương cơ sở. Trường hợp lương cơ sở được điều chỉnh tăng 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023, mức đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng theo.

(2) Mức hưởng lương hưu

Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

Cách tính tăng lương hưu năm 2023

- Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1-1-2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định sau đây:

Cụ thể, tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 1-1-2016, mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp lương cơ sở tăng, mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2021/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ ngày 01/01/2022, điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021

Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội sau khi tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 , các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm: Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau; Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; Mức dưỡng sức sau thai sản; Mức trợ cấp mai táng; Mức trợ cấp tuất hằng tháng được căn cứ dựa trên mức lương cơ sở, đơn cử như:

- Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

- Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở…

Như vậy, trong trường hợp mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/tháng thành 1.800.000 đồng/tháng thì các khoản trợ cấp nêu trên sẽ cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo tỷ lệ tương ứng dựa theo quy định pháp luật.


Thứ Sáu, 11/11/2022, 15:01

Tăng giảm cỡ chữ:

Ngày 11/10/2022, Phó Chủ tịch Quốc hội đã nêu kết luận về việc cải cách tiền lương ở phiên họp thứ 16 trong báo cáo tình hình kinh tế, xã hội 2022 và kế hoạch 2023 của Chính phủ.

(Tiếp tục cập nhật liên tục...)

11/11/2022

Chốt thời điểm tăng lương cơ sở và mức tăng

Chiều 11/11, với 451 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm 90,56%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo đó, Nghị quyết thông qua chưa cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018. Đồng thời chốt từ 01/7/2023 sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng.

Đồng thời, cùng với tăng lương cơ sở, một số khoản khác cũng được tăng theo gồm:

- Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo tăng 12,5%.

- Hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.

- Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị.

- Chi cho chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở: Tăng thêm 20.8%.

Không chỉ thế, từ 01/01/2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở. Và tiếp tục cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo mức lương cơ sở mới đảm bảo không vượt quá tiền lương, thu nhập tăng thêm bình quân 2022.

Trong đó, tiền này không gồm tiền lương, thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng lương.

22/10/2022

Đề xuất tăng lương cơ sở ngay từ 01/01/2023 

Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đề ra vào ngày 22/10/2022 khi thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2020, dự kiến năm 2023.

Theo đó, các đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng việc tăng lương cơ sở sớm hơn 06 tháng, thay vì 01/7/2023 thì sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức ngay từ ngày 01/01/2023 để kịp thời hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức khó khăn nhất là khi các mặt hàng đang không ngừng tăng mạnh như hiện nay.

Lý giải cho đề xuất này, các đại biểu đưa ra 03 lý do gồm:

- Trước đây, do dịch Covid-19, người dân và doanh nghiệp đã được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều để vượt qua đại dịch. Và hiện tại là thời điểm để hỗ trợ cho các đối tượng đang hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước trong đó có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước.

- Hiện nay, công chức, viên chức đặc biệt là ngành y tế, giáo dục đang đối mặt với áp lực công việc khiến nhiều người có ý định nghỉ việc, chuyển việc… khiến các ngành, nghề thiếu nhân sự trầm trọng. Việc tăng lương sớm sẽ góp phần bù đắp những áp lực hiện nay.

- Thời gian tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức… nếu áp dụng từ 01/7/2023 thì khoảng cách với lần tăng trước (01/7/2019) là quá lâu (khoảng 04 năm) trong khi đó, giá cả hàng hoá thì tăng từng ngày.

20/10/2020

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023

Chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình Quốc hội tờ trình đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2023-2025, trong đó nêu rõ đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì mức cũ đang áp dụng từ 01/7/2020 đến nay là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP.

Thời gian dự kiến áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2023.

Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua, sau hai lần "lỡ hẹn" tăng lương cơ sở của năm 2021 và năm 2022 thì theo đề xuất, mức lương mới sẽ tăng đến 310.000 đồng/tháng.

10/10/2022

UBTVQH đồng ý trình Quốc hội về việc tăng lương cơ sở, lương hưu  

Tại buổi khai mạc phiên họp 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc chi biết: Tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, khu vực doanh nghiệp đã được điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022 theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP với mức điều chỉnh tăng thêm 6% so với trước đây.

Do đó, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, người nghỉ hưu hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và khối doanh nghiệp Nhà nước trong lần này sẽ được điều chỉnh mức lương.

Đặc biệt, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, thực hiện tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề lĩnh vực y tế, lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, ưu đãi đối với người có công.

Đồng thời, tiếp tục khẩn trương chuẩn bị điều kiện tốt nhất để cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị.

Như vậy, năm 2023 dự kiến vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan của Nhà nước.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về việc tăng lương cơ sở 2023. Nếu có thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết hơn.

Đánh giá bài viết:

(41 đánh giá)