Cách tuyển sinh vào lớp 10

Cách tuyển sinh vào lớp 10
Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm xét tuyển vào lớp 10 sẽ tính như thế nào?

Theo quy định của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, cách tính điểm thi vào lớp 10 trường THPT công lập thường như sau:

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môm Toán + Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi. Điểm bài thi được cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên tối đa không quá 3 điểm. Thí sinh trúng tuyển phải dự thi đủ cả 3 bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0.

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh từng trường, số lượng đăng ký các nguyện vọng và điểm xét tuyển, Sở GD&ĐT sẽ xét duyệt và công bố điểm chuẩn của từng trường theo nguyên tắc điểm chuẩn nguyện vọng 2 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 2.

Việc trúng tuyển của học sinh sẽ căn cứ vào 3 nguyện vọng mà học sinh đã đăng kí theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 2 và cuối cùng là nguyện vọng 3. Các trường chỉ được nhận các học sinh trúng tuyển lớp 10 theo đúng danh sách mà Sở GD&ĐT đã xét duyệt.

Học sinh không đậu cả 3 nguyện vọng thì có thể đăng ký xét tuyển lớp 10 tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, các trường tư thục hoặc tham gia các loại hình giáo dục, đào tạo khác.

Cách tính điểm xét tuyển vào trường chuyên, lớp chuyên như sau:

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn chuyên x 2

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán

Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài thi được cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25.

Nguyên tắc xét trúng tuyển: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế tuyển sinh và các bài thi đều trên 2 điểm; Xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Cách tính điểm xét tuyển chương trình tích hợp như sau:

- Đối với học sinh có tham gia học Chương trình Tiếng Anh tích hợp cấp trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm trung bình của chương trình Tiếng Anh tích hợp

- Đối với học sinh không tham gia học Chương trình Tiếng Anh tích hợp cấp trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Tiếng Anh tích hợp

Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0.

Sở GDĐT TPHCM vừa trình UBND TP kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2022-2023. Trong đó, sở đề xuất tuyển sinh 10 năm 2022 sẽ diễn ra theo hình thức thi tuyển vào ngày 11 - 12.6 với 3 môn thi Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.

Trong đó Ngữ văn, Toán có thời gian làm bài 120 phút/môn thi; Ngoại ngữ là 90 phút. Hệ số 3 bài thi đều được tính theo hệ số 1.

Sở GDĐT quy định, đối tượng dự thi là học sinh tốt nghiệp THCS tại TPHCM trong độ tuổi quy định.

Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài thi được cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25.

Điểm xét tuyển là tổng điểm ba bài thi và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên. Thí sinh trúng tuyển phải dự thi đủ 3 bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0. 

Học sinh được đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông năng khiếu Đại học Quốc gia TPHCM).

Học sinh lựa chọn đăng ký nguyện vọng gần nơi cư trú để tránh trường hợp trúng tuyển nhưng không nộp hồ sơ. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng sau thời gian cho phép điều chỉnh nguyện vọng và sau khi có kết quả trúng tuyển.

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh từng trường, căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký các nguyện vọng và điểm xét tuyển, Sở GDĐT sẽ xét duyệt và công bố điểm chuẩn của từng trường theo nguyên tắc điểm chuẩn nguyện vọng 2 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 2.

Việc trúng tuyển của học sinh sẽ căn cứ vào 3 nguyện vọng mà học sinh đã đăng kí theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.

Các trường chỉ được nhận các học sinh trúng tuyển vào lớp 10 theo đúng danh sách mà Sở GDĐT đã xét duyệt.

Học sinh không đậu cả 3 nguyện vọng thì có thể đăng ký xét tuyển lớp 10 tại các Trung tâm GDNN-GDTX, các trường tư thục hoặc tham gia các loại hình giáo dục, đào tạo khác.

Sở GDĐT TPHCM cho hay, căn cứ vào tình hình thực tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, có thể có kế hoạch tổ chức thi tuyển đợt 2 hoặc xây dựng phương án xét tuyển.

Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GDĐT ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, không sai sót, phân hóa được năng lực trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.

Mỗi môn có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu nội dung, thời gian làm bài. Mỗi đề thi phải có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.

Mùa tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022, do dịch bệnh nên TPHCM phải thay đổi phương án tuyển sinh từ thi tuyển sang xét tuyển. Phương án xét tuyển đã gây nhiều bức xúc trong phụ huynh vì không chính xác, công bằng như thi tuyển. 

Cách tuyển sinh vào lớp 10

Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023 tại Hà Nội (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch tuyển sinh đã ban hành, mỗi thí sinh được đăng ký 03 nguyện vọng để tham gia dự tuyển vào các trường THPT công lập.

Thứ tự sắp xếp các nguyện vọng là nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, hai nguyện vọng là 1 và 2 thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh hoặc bố, mẹ của học sinh đó có hộ khẩu thường trú tại TP.Hà Nội, nguyện vọng 3 thì có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Thành phố  Hà Nội có 12 khu vực tuyển sinh (KVTS) được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã bao gồm:

- KVTS 01: Ba Đình, Tây Hồ.

- KVTS 02: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

- KVTS 03: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

- KVTS 04: Hoàng Mai, Thanh Trì.

- KVTS 05: Long Biên, Gia Lâm.

- KVTS 06: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

- KVTS 07: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng.

- KVTS 08: Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây.

- KVTS 09: Thạch Thất, Quốc Oai.

- KVTS 10: Chương Mỹ, Thanh Oai.

- KVTS 11: Thường Tín, Phú Xuyên.

- KVTS 12: Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong một số trường hợp đặc biệt, Sở GD&ĐT TP.Hà Nội cho phép học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện sau:

- Nguyện vọng 1 và Nguyện vọng 2 phải đăng ký dự tuyển vào 02 trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh đã thay đổi;

- Nguyện vọng còn lại (nếu có) thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Ngoài ra, để được đổi khu vực tuyển sinh, học sinh cần có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh theo mẫu của Sở Giáo dục. Trong đơn này, học sinh phải nêu rõ lý do đổi và được Thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận.

>>> Xem thêm: Hà Nội: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm 2022? Cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2022?

Văn Thông

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .