Cách xử lý bé bị sặc sữa

Sặc sữa là tình trạng sữa tràn vào đường thở khiến trẻ sặc sụa, tím tái, thậm chí có thể khiến trẻ ngừng thở. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này, làm cách nào để sơ cứu cho trẻ, hãy cùng AVAKids đi tìm câu trả lời với bài viết ngay sau đây.

Cách xử lý bé bị sặc sữa

Tại sao trẻ bị sặc khi bú mẹ? Nguồn từ Shutterstock

1Tại sao trẻ bị sặc khi bú mẹ?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa mẹ, từ việc kỹ năng bú của trẻ chưa phát triển cho đến các vấn đề rối loạn liên quan đến giải phẫu hoặc chức năng,...

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sặc sữa ở trẻ có thể kể đến: 

  • Tốc độ chảy ra của sữa mẹ quá mạnh: Bởi khả năng nuốt của trẻ còn hạn chế nên nếu sữa mẹ chảy quá nhanh, trẻ có thể sẽ bị sặc. Bên cạnh đó, khi bị sặc, trẻ có xu hướng cắn ti mẹ, từ đó khiến việc nuốt sữa trở nên khó khăn hơn.
  • Sữa mẹ quá nhiều: Lượng sữa quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ, ho hoặc sặc ở trẻ sơ sinh.

Trẻ nhỏ gặp khó khăn khi bú cũng có nguy cơ cao bị sặc khi bú mẹ và bú bình.

Cách xử lý bé bị sặc sữa

Trẻ mắc hội chứng Down cũng có nhiều nguy cơ bị sặc sữa khi bú mẹ. Nguồn từ NCT

Những bất thường bẩm sinh sau đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng sặc sữa:

  • Chậm phát triển.
  • Mắc một số vấn đề về thần kinh như bại não.
  • Hội chứng Down.
  • Các dị thường về cấu trúc khoang miệng: Sứt môi, vòm miệng, hội chứng Pierre Robin.
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa, ví dụ như rò lỗ khí quản.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Các bệnh liên quan đến gan và phổi.

Cha mẹ nên để mắt tới trẻ xem trong lúc ti mẹ chúng có bị sặc thường xuyên hay không. Nếu có, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ bị viêm phổi và các biến chứng khác.

Bài viết liên quan: 5 tư thế cho bé bú vừa đơn giản lại giúp bé ăn ngon không lo sặc sữa

2Cần làm gì khi trẻ bị sặc sữa?

Nôn trớ và sặc sữa là những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, thông qua phản xạ ọe, trẻ sơ sinh có thể tự bảo vệ mình khỏi việc bị sặc.

Trong trường hợp trẻ bị sặc sữa, điều quan trọng nhất đó chính là thực hiện các biện pháp sau:

  • Ngừng cho trẻ bú
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong vài giây, điều này có thể giúp trẻ tự kiểm soát được vấn đề.
  • Giữ đầu và cổ trẻ trong tư thế tốt nhất trong khi giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng.
  • Liên tục vỗ nhẹ vào lực của trẻ.

Cách xử lý bé bị sặc sữa

Cần ngừng cho trẻ bú nếu trẻ bị sặc sữa. Nguồn từ Find Your Mom Tribe

Nếu việc sơ cứu tại nhà không phát huy tác dụng, trẻ gặp tình trạng khó thở, tím tái hoặc bất tỉnh, cần gọi cấp cứu và đưa trẻ tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

3Phòng tránh hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây để ngăn ngừa tình trạng sặc sữa cho bé yêu:

  • Cho trẻ bú ở tư thế thoải mái là cách tốt nhất để tránh trẻ bị sặc sữa. Nằm ngửa là tư thế cho con bú được khuyến khích cho các bà mẹ có quá nhiều sữa và có dòng chảy của sữa quá mạnh. Điều này có thể giảm tốc độ chảy của dòng sữa, từ đó giúp bé kiểm soát dòng chảy một cách tốt hơn.
  • Cố gắng đưa trẻ ra khỏi ti mẹ trong vài phút sau cữ bú đầu tiên.
  • Nằm nghiêng cũng là một trong cách biện pháp hiệu quả. Với tư thế này, trẻ có thể dễ dàng buông ti mẹ và để sữa chảy ra ngoài miệng, qua đó hạn chế tình trạng bị sặc.

Cách xử lý bé bị sặc sữa

Để tránh trẻ bị sặc sữa, mẹ có thể hút bớt sữa ra ngoài. Nguồn từ Healthline

  • Để giảm tình trạng nôn trở và kiểm soát tốc độ dòng chảy của sữa tốt hơn, trước khi cho con bú, mẹ có thể hút bớt một chút sữa ra ngoài.
  • Nếu cho trẻ bú bình, mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn về cách cho trẻ bú bình cũng như tham vấn loại bình bù hợp, tránh để con bị sặc sữa khi bú.

Bài viết liên quan: Bí kíp giúp bạn nhận biết trẻ đã bú đủ sữa hay chưa

4Một số câu hỏi thường gặp

Trẻ sơ sinh có thể bị sặc sữa nếu nằm ngửa khi ngủ không?

Câu trả lời là không. Nếu trẻ nằm ngủ trong tư thế ngửa, phản xạ ọe và cấu trúc đường thở của bé có thể giúp bé không bị nghẹn và ngủ một cách thoải mái.

Hiện tượng trào ngược có thể khiến bé bị sặc?

Đúng, bởi trong quá trình trào ngược, một số loại thức ăn và axit dạ dày sẽ đi ngược lại đường ống dẫn thức ăn, điều này có thể khiến bé bị sặc. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn không đáng lo ngại nếu trẻ khỏe mạnh. Hơn nữa, cho trẻ nằm ngửa khi ngủ cũng có thể hạn chế tối đa tình trạng trào ngược.

Xem thêm:

  • Mẹ có biết trẻ 0-36 tháng cần bao nhiêu lượng sữa mỗi ngày?
  • Cho trẻ ăn dặm theo cách xay nhuyễn hay BLW? Phương pháp ăn nào tốt hơn?
  • Dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng

Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp trên, mẹ sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng sặc sữa ở trẻ. AVAKids chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và bình an!

Lan Anh tổng hợp từ Momjunction

Làm thế nào để bé không bị ọc sữa?

Có thể tránh ọc sữa bằng cách: nâng đứng vài phút, vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi, sau đó từ từ đặt nằm xuống. Sau mỗi lần bú, nên đặt nằm nghiêng 1 bên, để nếu có ọc, sữa không vào mũi gây sặc. Tóm lại, con của bạn đã bị viêm đường hô hấp có xuất tiết và có ọc sữa kèm theo.

Tái sao trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa?

Sặc sữa xuất hiện thường xuyên và chủ yếu là ở các bé sơ sinh, do dạ dày các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù chưa tạo thành goc snhonj để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to.

Bé bị ọc sữa lên mũi phải làm sao?

– Khi cho bú bình, mẹ để nghiêng sao cho sữa ngập cổ bình, để tránh tình trạng nuốt không khí vào dạ dày. Mẹ nên chọn lựa bình sữa có lỗ ở núm bình thường, không quá to. Việc này nhằm việc sữa chảy xuống nhẹ nhàng không bị ọc sữa lên mũi.