Cách xử lý cọc ép bị gãy

Khi thực hiện thi công ép cọc, có một số trường hợp sẽ phát sinh những trục trặc, điều này làm gián đoạn tiến độ thi công và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là các sự cố có thể xảy ra khi thi công ép cọc bê tông, quý khách hàng có thể tham khảo để biết rõ hơn về việc thi công ép cọc cho mình sắp tới.

Việc thực hiện thi công ép cọc cho một công trình đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm, kiến thức và khả năng xử lý tình huống của các đơn vị thi công, vì khi thực hiện, có thể xảy ra nhiều vấn đề khác. Lúc này, việc xử lý sẽ do các đơn vị thi công, tuy nhiên, bản thân khách hàng cũng cần biết rõ để giám sát hướng khắc phục của họ.

Các sự cố có thể xảy ra khi thi công ép cọc bê tông là:

1. Cọc bị nghiêng, lệch khỏi vị trí thiết kế.

+ Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật hoặc mũi cọc khi chế tạo có độ vát không đều.

+ Biện pháp xử lý: Cho ngừng ngay việc ép cọc lại. Tìm hiểu nguyên nhân, nếu gặp vật cản thì có biện pháp đào, phá bỏ. Nếu do cọc vát không đều thì phải khoan dẫn hướng cho cọc xuống đúng hướng. Căn chỉnh lại vị trí cọc bằng dây dọi và cho ép tiếp.

2. Cọc đang ép xuống khoảng 0,5 * 1m đầu tiên thì bị cong, xuất hiện vết nứt gẫy ở vùng chân cọc:

+ Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật cứng nên lực ép lớn.

+ Biện pháp xử lý: Thăm dò nếu dị vật bé thì ép cọc lệch sang vị trí bên cạnh. Nếu dị vật lớn thì phải kiểm tra xem số lượng cọc ép đã đủ khả năng chịu tải chưa, nếu đủ thì thôi còn nếu chưa đủ thì phải tính toán lại để tăng số lượng cọc hoặc có biện pháp khoan dẫn phá bỏ dị vật để ép cọc xuống tới độ sâu thiết kế.

3. Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt, 

Khi đó phải giảm bớt tốc độ ép, tăng lực ép lên từ từ nhưng không được lớn hơn Pé max.

Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý.

Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc này lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp .

4. Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán.

Trường hợp này xảy ra thường là do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lí.

Biện pháp xử lí trong trường hợp này thường là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.

TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI - CÔNG TY TNHH DT TM  XD AN VINH

1. Chất lượng tốt nhất: chúng tôi cam kết chất lượng cọc và dịch vụ thi công ép cọc của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, là nền móng vững chắc cho các công trình, ngôi nhà của quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đã thực hiện hàng loạt công trình khác nhau, chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đúc và thi công ép cọc bê tông.

2. Chính sách ưu đãi: chúng tôi có những chính sách ưu đãi dành cho các đối tác là công ty, nhà thầu xây dựng, các khách hàng truyền thống.

3. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình, đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng.

4. Giá cả cạnh tranh

Là đơn vị trực tiếp sản xuất và thi công ép cọc bê tông, chúng tôi khẳng định giá cả mà chúng tôi đưa ra cho quý khách hàng luôn luôn cạnh tranh nhất. 

Hãy đến với chúng tôi - Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Xây Dựng An Vinh để được phục vụ tốt nhất!

Liên hệ đúc ép cọc và thi công ép cọc bê tông: epcocnhapho.com

Công ty TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG AN VINH

Địa chỉ: số 8, đường Cây Keo, Tam phú, Thủ Đức , TPHCM

Hotline0937. 777. 502 - A. Hiền
Email

Một số lỗi khi ép cọc bê tông

Trong quá trình thi công ép cọc bê tông nếu chúng ta không cẩn thận thì sẽ gặp phải những lỗi sau.

+ Cọc bị nứt gãy khi cẩu chuyển

+ Cọc bị nứt dọc theo thân trong quá trình đóng cọc

+ Cọc bị vỡ đầu trong quá trình đóng cọc

+ Cọc nghiêng quá mức cho phép trong quá trình đóng cọc

Cách xử lý cọc ép bị gãy

Hình ảnh ép cọc bê tông

Nguyên nhân

+ Cọc bị nứt gãy khi cẩu chuyển do nhiều nguyên nhân.

–         Chất lượng cọc bê tông không đạt, bê tông bị rỗng xốp bên trong

–         Việc lắp vào tháo vòng cẩu không được tuân thủ đúng quy trình

+ Cọc bị nứt dọc theo thân trong quá trình đóng cọc

–         Do áp lực thủy động trong lòng cọc khi hạ cọc trong nước hoặc trong đất yếu

–         Cốt đai xoắn cấu tạo trong cọc không đủ khả năng chịu tác động của áp lực thủy động trong lòng cọc

+ Cọc bị vỡ đầu trong quá trình đóng cọc

–         Cọc bê tông có đặc điểm bề dày không lớn so với đường kính ngoài, đường kính ngoài của cọc càng lớn thì kết cấu cọc càng mỏng. Đường kính ngoài càng lớn thì ma sát hông và sức kháng mũi càng lớn, muốn đóng được cọc phải dung búa có năng lượng xung kích lớn. Trong khi có nhiều đơn vị thi công không trang bị búa có trọng lượng lớn, chiều cao rơi búa thấp để giảm động năng va đập lên đầu cọc, lại chọn cách tận dụng búa có trọng lượng nhỏ dẫn đến cọc đóng hay bị nứt

+ Cọc bị nghiêng lệch quá mức cho phép trong quá trình đóng cọc

–         Nguyên nhân chủ quan: Mũi cọc bị lệch, trục cọc bị cong, mặt phẳng đầu cọc không vuông góc trục cọc

–         Nguyên nhân khách quan: Do dùng mũi cọc loại bằng và công tác nối cọc thực hiện không chuẩn, phân đoạn cọc càng ngắn thì cọc càng có nhiều mối nối, khả năng lệch trục chính của cọc càng nhiều

Các khắc phục

Cách xử lý cọc ép bị gãy

Hình ảnh cọc bê tông

Để khắc phục tình trạng cọc bị nứt, gãy khi cẩu chuyển thì trong giai đoạn thiết kế, người thiết kế cần thể hiện rõ các qui định về việc cẩu chuyển, cẩu dựng cũng như kê xếp cọc. Các quy định này cần xuất phát từ tính toán cụ thể cho từng trường hợp làm việc, từng kích cỡ cọc. Những nhóm cọc nào có độ cứng đủ lớn cho phép cẩu tại 2 đầu mút, cũng nên ghi rõ, giúp nhà sản xuất, đơn vị thi công và giám sát biết để thực hiện đúng đảm bảo an toàn trong lao động. Trong giai đoạn thi công, những công chỗ nào thiết kế chưa quy định hoặc chưa thiể hiện rõ thì phải yêu cầu thiết kế làm rõ, không nên tự thực hiện theo ý chủ quan của mình, cẩn thận nhất là tiến hành tính toán kiểm tra lại. Tư vấn giám sát cần đặc biệt quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công trình và an toàn lao động, khi cần thiết có thể yêu cầu thí nghiệm dò tìm các khuyết tật có thể tiềm ẩn bên trong quá trình nghiệm thu cọc.

Với trường hợp cọc bị nứt dọc thân trong quá trình đóng cọc thì phải giảm áp lực thủy động bên trong cọc ống cần hút nước khỏi lòng cọc bằng các bơm sâu hoặc các phương pháp khác. Cho phép sử dụng phương pháp giảm áp lực thủy động bằng cách truyền khí nén vào phần dưới của cột nước trong lòng cọc ống, có áp lực 0,6 đến 0,8 MPa.

Thay mũi khoan hở bằng mũi cọc kín để nước không thể vào trong lòng cọc trong quá trình đóng cọc, đồng thời kiểm tra độ kín nước của các mối nồi cọc.

Với trường hợp cọc bị nghiêng quá mức cho phép trong quá trình đóng cọc cần chọn cấu tạo mũi cọc loại nhọn, càng nhọn càng tốt. Chiều dài phân đoạn cọc chọn càng lớn càng tốt.

Cọc bê tông ngày càng được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, vì vậy tôi mong rằng khi thi công chúng ta sẽ khắc phục được những lỗi không đáng có để đảm bảo cho công trình xây dựng có chất lượng tốt nhất.

 Nguồn: betongsongda.com