Cách xử lý khi bị đồng nghiệp nói xấu

Công sở là một môi trường bao gồm nhiều mối quan hệ. Nếu chúng ta không biết điều phối bản thân dễ bị rơi vào những tình huống khó xử.

Nếu bạn gặp phải tình huống oái ăm như bị đồng nghiệp nói xấu, bạn sẽ làm gì? Sau đây là một số tuyệt chiêu giúp bạn đối phó với những cô nàng chuyên đi nói xấu sau lưng đồng nghiệp.

Im lặng là vàng

Sự thật ai cũng biết im lặng là cách tốt nhất để mọi xung đột không có cơ hội xảy ra. Nhưng ít người kiềm chế và nhận thức ngay được việc này. Nhất là khi phát hiện ra thủ phạm đã nói xấu sau lưng mình. Nhưng trước tiên, bạn hãy xác minh xem cô ấy nói có đúng sự thật hay không.

Nếu đúng như những gì cô ấy nói với người khác, rằng bạn có những điểm không tốt như thế, cách đơn giản nhất là chỉ cần im lặng và sửa những điểm xấu thành tốt trước mắt cô nàng hay nói xấu sau lưng và những dân tình đã được nàng ấy rỉ tai. Lúc đó, người xấu là cô ta, còn bạn - xấu hay tốt thì bây giờ đã chứng minh được.

Nếu không đúng như cô nàng đồng nghiệp ấy nói thì bạn chỉ cần im lặng và tiếp tục sống như mọi ngày. Mỉm cười nhiều hơn nữa. Đơn giản vì bạn tốt thì không sợ ai làm xấu mình.

Cách xử lý khi bị đồng nghiệp nói xấu

Sự thật ai cũng biết im lặng là cách tốt nhất để mọi xung đột không có cơ hội xảy ra (Ảnh minh họa)

Đối xử tốt thật tốt với “kẻ lắm chuyện”

Đây là chiêu thức khá hay cho bạn sử dụng để làm cô nàng hay nói xấu sau lưng phải hoảng sợ. Đừng vội nghĩ điều này là sai.

Căn nguyên của việc cô nàng ấy hay đi nói xấu sau lưng là gì? Vì ghen tị, vì rảnh rỗi sinh nông nổi hay đơn giản vì bản chất của cô nàng là thích chơi trò “ngồi lê đôi mách”. Không quan trọng, vì những cô nàng như thế này sẽ rất đa nghi, khả năng sáng tạo cũng cao. Điều tốt nhất bạn nên làm là hãy cứ đối xử tốt với cô nàng này.

Khi bạn đối xử tốt, họ sẽ dùng tính đa nghi để nghi ngờ bạn, sau đó lại dùng khả năng sáng tạo để vẽ ra những điều cô ta cảm nhận về bạn – có xấu và lúc đó sẽ kèm cả tốt. Dần dà, cô nàng sẽ lại càng lo lắng nếu cô ta phát hiện ra bạn đã biết cái sự việc mà ai-cũng-biết, đó là nói xấu sau lưng bạn. Nếu bạn vẫn cứ tiếp tục đối xử tốt, cô nàng sẽ chuyển sang cảm kích vì tấm lòng cao thượng của bạn, có khi còn chuyển qua việc đi kể tốt và đính chính những việc đã nói về bạn với mọi người.

Hãy nhớ rằng, con người ai cũng có giá trị riêng, quan trọng là bạn có biết nhìn ra giá trị của họ và có biết giúp họ phát huy giá trị ấy hay không mà thôi.

Vạch trần – “Face to face”

Nên nhớ đây là hạ sách! Vì cô nàng nói xấu sau lưng quá sức tưởng tượng, không thể dùng cách nhẹ nhàng để giải quyết vấn đề. Một cô nàng ăn nói linh tinh, đặt điều bậy bạ và còn không biết đến việc “quay đầu là bờ” thì đã đến lúc phải cho nàng ấy biết bạn là ai. Mặt đối mặt, hẹn cô nàng ấy đến một nơi có thể nói chuyện – chỉ hai người thôi. Sau đó nói thẳng những gì bạn đã biết cho cô nàng đó nghe, nếu nàng ta đã là một kẻ không-sợ-gì việc nói xấu người khác, bạn cứ phòng thủ thêm tang chứng như một chiếc máy có thể ghi âm để cô nàng nói hết những gì cô nàng muốn. Dĩ nhiên, vì đây là cuộc nói chuyện giữa hai người nên cô nàng đâu có sợ ai biết nữa.

Kết thúc cuộc nói chuyện, nên để cho cô nàng một lời cảnh cáo. Nếu cô ta sửa đổi thì thôi, còn nếu vẫn “ngựa quen đường cũ”, bạn chỉ cần gửi đoạn ghi âm cho cô nàng ấy nghe. Bạn biết không, con người ai cũng muốn tốt trong mắt người các, bằng nhiều cách, có những người dùng đến cách làm xấu người khác để mình tốt hơn trong mắt nhiều người. Bởi thế, cô nàng đã hay đi nấu xấu sau lưng thì chắc chắn cũng sợ người khác làm xấu mình. Hạ sách nhưng cũng có thể hiệu quả nhất cho những cô nàng xấu tính này.

Cách xử lý khi bị đồng nghiệp nói xấu

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

Việc làm part time Hà Nội

Việc làm cho người lớn tuổi tại Đà Nẵng

Tìm việc làm Hải Phòng

Ngày nào cũng vui vẻ với nhau tại cơ quan, bạn sẽ không thể biết được đồng nghiệp nào bỗng chốc trở mặt với mình. Hoặc vào thời điểm bất chợt, bạn mới biết được cô bạn thân nhất ở cơ quan đôi khi vẫn nói xấu bạn với người khác. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, và thậm chí thường xuyên với các ngành nghề đặc biệt như: dịch vụ khách hàng, giải trí, in ấn/xuất bản,...

Để đoán biết và đối phó được với những đồng nghiệp xấu tính, bạn hãy tham khảo 6 mẫu người “khó chơi” dưới đây:

Mẫu “chú Cuội”:

Mẫu này luôn luôn khiến bạn thất vọng với những lời hứa “văng mạng” nhưng chả bao giờ làm. Nếu bạn chỉ định giữ mối quan hệ bình thường ở cơ quan thì nên dặn lòng mình đừng quá tin những lời người đó nói. Còn nếu bạn định kết thân, hãy coi chừng.

Bạn cũng có thể giúp chàng đồng nghiệp này hạn chế bớt tính hứa nhăng hứa cuội bằng cách đưa ra những dẫn chứng hậu quả của việc họ làm. Ngoài ra, bạn cần tập cho mình khả năng tự thẩm định độ thật của mỗi lời hứa.

Mẫu “lá mặt lá trái”:

Họ có thể vừa cười nói thân mật với bạn nhưng khi bạn quay lưng thì lập tức bĩu môi và buông ra những lời khó nghe. Đặc biệt, mẫu này rất biết đoán ý nạn nhân để có những lời xoa dịu nhằm… tiếp tục trò nói xấu. Với loại người này, mọi mối quan hệ chỉ nên rất hạn chế trong phạm vi công việc. Không làm phiền đến người này để họ cũng không có cớ nói xấu mình.

Tuy nhiên, đừng gây cho họ sự căm phẫn kẻo dẫn đến các hệ lụy. Họ có thể nói xấu bạn với sếp, gây sự hiểu lầm, làm cản trở bước tiến của bạn.

Mẫu ích kỷ:

Mẫu đồng nghiệp này luôn mồm than vãn về nỗi vất vả của họ. Họ luôn cho rằng mình là người đáng thương nhất, vất vả nhất, phải làm nhiều việc nhất ở cơ quan. Họ đòi hỏi được chia sẻ mà không cần biết cảm xúc của người nghe như thế nào.

Để đối phó với kiểu đồng nghiệp này, hãy biết lái câu chuyện của họ sang hướng tích cực. Hoặc hạn chế than vãn với họ để khỏi phải nghe họ than vãn lại.

Mẫu “ruột để ngoài da”:

Những người này vừa hứa giữ bí mật câu chuyện với bạn xong đã hăm hở kể với người khác. Có thể họ không ác ý khi làm vậy nhưng ở họ, thói quen thích đưa chuyện cùng sự kiêu hãnh được là người nắm được mọi “thâm cung bí sử” của công ty đã khiến họ không tài nào giữ được lời hứa.

Nếu bạn không thể khuyên họ thay đổi thói quen xấu này, tốt nhất là giữ lại những chuyện quan trọng cho ai đó tin cậy hơn, và dành cho họ những chuyện vô thưởng vô phạt. Đừng có kể với họ rằng bạn ghét cô kế toán, bạn không ưa chị nhân viên hành chính hay bạn không chịu nổi mặt ông sếp. Chắc chắn những thông tin động trời đó sẽ nhanh chóng lan khắp công ty.

Mẫu đố kỵ:

Một ít sự cạnh tranh luôn được coi là liều thuốc tốt và đáng mong đợi để kích thích năng suất lao động và tạo ra mục tiêu phấn đấu. Nhưng nếu quá nhiều cạnh tranh thì dễ dẫn đến đổ vỡ và thù địch. Mẫu đồng nghiệp này sẵn sàng đánh bại bạn để tiến thân, hãy cẩn thân, đừng chơi quá thân và để lộ cho họ biết nhiều điểm yếu của bạn.

Để tránh biến mình thành nạn nhân của mẫu người này, bạn cần rất tế nhị khi chia sẻ vinh quang trong công việc với họ, nếu không, ngay lập tức bạn sẽ biết thế nào là câu: “Hãy đợi đấy!”. Bạn hãy giúp họ nhận thấy điểm mạnh của chính họ, giúp họ có cái nhìn tốt hơn về bản thân. Điều này sẽ giúp họ bớt dần sự cạnh tranh trong mọi điều bạn nói hay làm.

Mẫu “bới lông tìm vết”:

Với họ, phương châm là: “Mọi thứ chỉ tương đối”. Và bạn dù cố gắng làm điều tốt mấy, xử sự khéo mấy hay ăn mặc kỹ mấy cũng vẫn lòi ra khuyết điểm, để từ đó họ vin vào mà chỉ trích.

Mẫu người này luôn thích phê phán người khác, nhất là trong các cuộc họp. Hãy biết giữ một khoảng cách cố định với họ. Nếu bị phê phán nhiều, bạn có thể bình tĩnh nhận khuết điểm (nếu có) hoặc nhẹ nhàng nhắc nhở họ đưa ra chứng cứ cho mọi lời buộc tội. Cần biết cách bảo vệ mình nhưng đừng quá căng thẳng nếu bạn không muốn tạo thêm cớ để họ chỉ trích bạn.

  (Theo Tuổi trẻ)

Làm gì khi bị đồng nghiệp soi mói?

7 Làm gì khi bị đồng nghiệp soi mói? Nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp đâm sau lưng bạn. Không có tốt hơn việc thẳng thắn nói chuyện để giải quyết những vấn đề, hiểu lầm nếu bạn chắc chắn rằng việc đồng nghiệp của bạn soi mói, nói xấu bạn sau lưng, cố tình làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của bạn là có thật.

Làm gì với đồng nghiệp xấu tính?

Hãy phớt lờ: Nhắc đến đồng nghiệp xấu tính, bạn cần cố gắng hết sức để ngăn chặn điều tiêu cực mà họ gây ra. Đôi khi phản ứng hiệu quả nhất bạn dành cho kẻ bắt nạt chính là không làm gì cả. Việc phớt lờ có thể khiến họ rút lui. Và nếu bạn không thể trả lời một cách bình tĩnh, chỉ cần bỏ đi.

Nói xấu sau lưng là như thế nào?

Tạm định nghĩa "nói xấu sau lưng" hành động chỉ ra khuyết điểm của người khác một cách lén lút với mục đích xấu; thậm chí dèm pha, bôi xấu, bóp méo hình ảnh của đối tượng được nhắc đến, nhằm hạ bệ họ, thỏa mãn nhu cầu vị kỉ cá nhân.

Làm sao đối phó kẻ xấu nơi công sở?

Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn đối phó với những đồng nghiệp thiếu thiện chí này:.
Đánh giá tình hình. Trước hết, bạn cần nhìn nhận sự việc với một thái độ khách quan. ... .
Tự mình đứng lên. Đừng tự biến mình thành một mục tiêu dễ dàng cho kẻ “chơi xấu”. ... .
Ghi chép lại sự việc. ... .
Trao đổi với cấp trên. ... .
Chuyển việc..