Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu

Kỹ thuật sơn – Nắm bắt được nguyên nhân và hướng khắc phục cho các lỗi thường gặp khi sơn sẽ giúp người thợ hạn chế được tình trạng sai sót, đảm bảo bề mặt công trình đẹp và hoàn thiện.

Nội dung chính

  • 1 Sơn không khô cứng (Tackiness)
  • 2 Chảy sệ (Runs & Sags)
  • 3 Bề mặt sơn bị nứt (Cracking)
  • 4 Bề mặt sơn bị nhám (Wrinkling)
  • 5 Lớp sơn bị nhăn (Solvent Lifting)
  • 6 Bong tróc (Peeling)
  • 7 Bề mặt xuất hiện lỗ nhỏ (Fish Eyes)
  • 8 Rỉ kim (Pinpoint Rusting)
  • 9 Phồng rộp (Blistering)
  • 10 Hiện tượng vệt nước (Water Spotting)
  • 11 Phấn hóa (Chalking)
  • 12 Da cam (Orange Peel)
  • 13 Bạc màu (Fading or Bleaching)

Sơn không khô cứng (Tackiness)

Hiện tượng: Màng sơn mềm và không khô.

Nguyên nhân:
– Sơn quá dày, pha quá nhiều dung môi.
– Sử dụng chất đóng rắn không đúng hay không đúng tỷ lệ pha.
– Khuấy sơn không kỹ làm cho các thành phần của sơn không trộn đều với nhau.
– Nhiệt độ quá thấp, dưới mức nhiệt độ tối thiểu để sơn đóng rắn.
– Sử dụng sơn hết hạn sử dụng.

Phòng tránh/sửa chữa:
– Sử dụng sơn đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
– Loại bỏ sơn không khô cứng và sơn lại.

Chảy sệ (Runs & Sags)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Hiện tượng sơn bị chảy sệ

Hiện tượng: Màng sơn bị chảy hoặc sệ xuống do tác dụng của trọng lực.

Nguyên nhân:
– Thi công sơn với chiều dày vượt quá giới hạn chảy của sơn.
– Pha quá nhiều thinner vào sơn.
– Súng để quá gần bề mặt sơn hay di chuyển quá chậm làm cho chiều dày sơn ướt tăng cao.
– Lỗi do vật liệu sơn (ít xảy ra).

Phòng tránh/sửa chữa:
– Khi sơn còn ướt dùng chổi sơn loại bỏ chỗ chảy.
-Tránh các nguyên nhân gây nên chảy sệ.

Bề mặt sơn bị nứt (Cracking)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Bề mặt sơn bị nứt (Cracking)

Hiện tượng:
– Bề mặt sơn xuất hiện các vết nứt xếp cạnh nhau.
– Vết nứt có thể sâu tới bề mặt thép.

Nguyên nhân:
– Thi công quá dày.
– Sơ đồ sơn không phù hợp.

Phòng tránh/sửa chữa:
– Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
– Nên tẩy và sơn lại.

Bề mặt sơn bị nhám (Wrinkling)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Hiện tượng màng sơn nhám (wrinkling)

Hiện tượng: Bề mặt sơn nhám. Xảy ra ở lớp sơn trên cùng không ảnh hưởng tới lớp sơn bên dưới.

Nguyên nhân:
– Sơn khô bề mặt trong khi bên dưới chưa khô, đóng rắn thường do sơn quá dày, hay nhiệt độ quá cao.
– Lớp sơn bên dưới bị quá mềm gây nên bởi lớp sơn phủ.

Phòng tránh/sửa chữa:
– Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
– Chà hết lớp bị nhăn và sơn lại.

Lớp sơn bị nhăn (Solvent Lifting)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Lớp sơn nhăn nhúm (Solvent Lifting)

Hiện tượng: Lớp sơn bên dưới không bám dính với bề mặt cần sơn.

Nguyên nhân:
– Do sơ đồ sơn không tương thích, sơn lớp sau chứa dung môi mạnh hơn lớp sơn bên dưới. Khi thi công sơn, dung môi của lớp sơn sau tấn công màng sơn của lớp bên dưới.
– Sơn lớp kế tiếp khi lớp sơn bên dưới chưa đủ khô/đóng rắn.
– Có hiện tượng biến dạng, phồng rộp hay tạo ra hiện tượng nhăn ở lớp sơn bên trên.

Phòng tránh/sửa chữa:
– Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
– Loại bỏ toàn bộ các lớp sơn bám dính kém và sơn lại.

Bong tróc (Peeling)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Hiện tượng sơn bong tróc (Peeling)

Hiện tượng: Không bám dính giữa các lớp sơn hay với bề mặt cần sơn

Nguyên nhân:
– Làm sạch bề mặt chưa đạt.
– Các lớp sơn không tương thích (sơ đồ sơn không phù hợp).
– Bề mặt trước khi sơn bị nhiễm bẩn.
– Không đảm bảo khoản cách khi phun.
– Thi công sơn trong điều kiện môi trường không đảm bảo.

Phòng tránh/sửa chữa:
– Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
– Loại bỏ hết các lớp sơn bám dính kém và sơn lại.

Bề mặt xuất hiện lỗ nhỏ (Fish Eyes)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Hiện tượng lớp sơn bị rỗ (Fish Eyes)

Hiện tượng:
– Bề mặt nhìn giống như bị rỗ hay lỗ do màng sơn ướt không liên tục. Fish eyes có thể là các lỗ nhỏ và đôi khi là cả một miếng khá lớn.

Nguyên nhân:
Màng sơn ướt không thể thẩm thấu và bám vào bề mặt do sơn lên bề mặt có dầu, bụi, silicon hay có ẩm vv….

Phòng tránh/sửa chữa:
– Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
– Loại bỏ hết các lớp sơn bị fish eyes bằng cách chà, mài hay bắn cát và sơn lại.

Rỉ kim (Pinpoint Rusting)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Bề mặt rỉ kim (Pinpoint Rusting)

Hiện tượng: Rỉ nhỏ xuất hiện trên bề mặt.

Nguyên nhân:
– Màng sơn không kín, bề mặt kim loại bị hỏng.
– Độ nhám bề mặt quá cao mà màng sơn không phủ kín được.
– Chiều dày sơn chống rỉ quá mỏng.

Phòng tránh/sửa chữa:
-Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
-Loại bỏ hết chỗ rỉ bằng cách chà giấy nhám, mài và sơn lại.
-Nếu mức độ quá nặng có thể phải xử lý bề mặt và sơn lại.

Phồng rộp (Blistering)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Bề mặt sơn phồng rộp (Blistering)

Hiện tượng:
Xuất hiện các mụn trên bề mặt. Bên trong các mụn này có thể là nước hay khô (có mùi dung môi).

Nguyên nhân:
– Sơn lên bề mặt không sạch thường là bề mặt nhiễm muối hay các chất khác có thể hút hơi ẩm hay nước từ môi trường bên ngoài.
– Dung môi không thoát hết ra ngoài sau khi sơn khô.
– Sơn khô vật lý quá dày khi sơn, dung môi trong sơn mới sẽ ngấm vào các lớp sơn cũ và không thoát hết ra kịp khi sơn mới khô.

Phòng tránh/sửa chữa:
– Làm sạch bề mặt tốt, làm sạch muối.
– Sử dụng dung môi, thinner phù hợp.
– Loại bỏ hết lớp phồng rợp và sơn lại.

Hiện tượng vệt nước (Water Spotting)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Hiện tượng water spotting

Hiện tượng:
Xuất hiện các vết như hình giọt nước trên bề mặt. Các vị trí này bị bạc màu hay màng sơn bị lõm xuống.

Nguyên nhân: Bị nước hay mưa khi màng sơn chưa đủ khô/đóng rắn

Phòng tránh/sửa chữa: Xử lý bề mặt và sơn lại.

Phấn hóa (Chalking)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Bề mặt sơn phấn hóa (Chalking)

Hiện tượng:
Sơn bị bạc màu và có một lớp như bụi phấn bám trên bề mặt.

Thường sau một thời gian dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời phân tử kết dính bi phân hủy & không còn khả năng kết dính bột màu, chất độn trong sơn.

Nguyên nhân:
Thường sau một thời gian dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, lớp sơn sẽ bị ảnh hưởng. Không còn khả năng kết dính bột màu, chất độn trong sơn.

Phòng tránh/sửa chữa: Xử lý bề mặt sơn lại (nếu cần).

Da cam (Orange Peel)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Bề mặt sơn nhấp nhô như da quả cam

Hiện tượng: Bề mặt sơn không láng mịn mà bị nhấp nhô nhìn giống quả cam.

Nguyên nhân:
– Thường là lỗi thi công sơn không đúng như dùng sai cỡ đầu phun, hiệu chỉnh áp lực phun quá cao hay sử dụng dung môi không đúng.
– Hay xảy ra với sơn chứa vẩy thủy tinh (Glass flake).

Phòng tránh/sửa chữa:
– Thi công sơn theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.
– Chỉ là vấn đề đẹp xấu, không ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ của sơn.
– Xử lý bề mặt và sơn lại (nếu cần).

Bạc màu (Fading or Bleaching)

Cách xử lý khi sơn không đạt yêu cầu
Hiện tượng sơn bị bạc màu

Hiện tượng:
– Sơn bị mất màu dần dần theo thời gian dưới tác động của ánh nắng hay môi trường. Thông thường hiện tượng này đi cùng với mất độ bóng. Hiện tượng này nhìn giống phấn hóa nhưng bề mặt không có lớp bụi phấn.
– Nếu sơn bị mất màu hoàn toàn thì gọi là tẩy trắng.

Nguyên nhân:
– Bột màu không phù hợp, sử dụng bột màu hữu cơ.
– Môi trường bị ô nhiễm.

Phòng tránh/sửa chữa:
– Sử dụng hệ sơn phù hợp.
– Xử lý bề mặt và sơn lại (nếu cần).

Hy vọng qua bài viết này, Sơn Số 1 đã cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể khắc phục những hiện tượng lớp sơn bị hư hỏng khi thi công. Hotline tư vấn: 0985 68 01 01.