Cách xử lý thủy ngân bằng lưu huỳnh

Xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ như thế nào?

598 29/07/2022

Xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ như thế nào?

Trả lời

Video Thủy Ngân độc hại ra sao và những chất độc nhất thế giới

Xem thêm: Tiếp xúc và nhiễm độc thủy ngân

Nhiệt kế là thiết bị y tế không thể thiếu trong mỗi gia đình giúp đo nhiệt độ cơ thể. Có nhiều loại nhiệt kế trong đó nhiệt kế thủy ngân là loại thông dụng có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên vật dụng này lại dễ vỡ, khiến thủy ngân lọt ra ngoài rất nguy hiểm. Vậy cách xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ như thế nào? 

Cách xử lý thủy ngân bằng lưu huỳnh

Thủy ngân là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại, ở thể lỏng, có ký hiệu “Hg” và số nguyên tử 80. Thủy ngân trong tự nhiên có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nguyên tố kim loại, dạng vô cơ (là dạng gây hại cho những người làm các ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với chất độc hại như công nhân trong nhà máy hóa chất) và dạng hữu cơ (ví dụ như methylmercury, là chất mà mọi người có thể tiếp xúc thông qua việc ăn uống). Với những dạng khác nhau của thủy ngân, mức độc tính và tác động xấu của chúng đối với sức khỏe con người cũng khác nhau.

Thủy ngân được tìm thấy trong tự nhiên bên trong lớp vỏ trái đất. Thủy ngân được giải phóng ra môi trường từ hoạt động của núi lửa, phong hóa đá và tác động từ con người. Trong đó, hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chính khiến cho thủy ngân thải ra môi trường, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện, lò than, đốt than dân dụng để sưởi ấm và nấu ăn, trung tâm công nghiệp, lò đốt chất thải, hậu quả do việc khai thác thủy ngân, vàng và một số kim loại khác.

Trong môi trường tự nhiên, thủy ngân có thể bị vi khuẩn tác động và chuyển thành dạng methylmercury. Methylmercury gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể của cá và động vật giáp xác (tích lũy sinh học xảy ra khi sinh vật sống có chứa một chất với nồng độ cao hơn so với môi trường xung quanh). Methylmercury cũng gây ra sự tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn. Ví dụ, cá săn mồi lớn thường có hàm lượng thủy ngân cao do ăn phải nhiều loại cá nhỏ hơn đã nhiễm độc thủy ngân thông qua việc ăn các sinh vật phù du nhỏ hơn nữa.

Con người có thể tiếp xúc với thủy ngân dưới bất kỳ hình thức nào trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu xảy ra thông qua việc ăn phải cá và sinh vật giáp xác bị nhiễm methylmercury. Ngoài ra, công nhân làm việc tại nhà máy công nghiệp cũng có thể hít phải hơi thủy ngân như một tai nạn nghề nghiệp. Việc nấu nướng và chế biến thức ăn không thể loại bỏ được thủy ngân.

Thủy ngân lan truyền ra môi trường thế nào?

Cách xử lý thủy ngân bằng lưu huỳnh

Các chuyên gia cho rằng, thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 100C. Ở nước ta, giới hạn cho phép đối với thủy ngân trong không khí vùng làm việc được quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10.10.2002 của Bộ Y tế.

Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, tạo thành các hợp chất hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ thống thủy sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân, độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào chuỗi thức ăn..

Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường  cho dù đã ít độc so với các hợp chất của nó vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

Thủy ngân giải phóng từ chất thải tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người.

Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).

Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân?

Cách xử lý thủy ngân bằng lưu huỳnh

Tùy thuộc dạng thủy ngân gây ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện lâm sàng ngộ độc khác nhau. Hít thủy ngân nguyên tố và nuốt thủy ngân vô cơ gây ngộ độc cấp, trong khi tiếp xúc với dạng hữu cơ ví dụ như ăn phải cá chứa thủy ngân thường gây ngộ độc mãn tính.

  • Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc thủy ngân là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.
  • Ngộ độc mãn do hít phải thủy ngân gây 3 chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.
  • Nuốt phải thủy ngân vô cơ (cụ thể nhất là pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.
  • Ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mãn tính, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.
  • Biểu hiện thần kinh là dị cảm, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ bầu thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân. Hậu quả là gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi...

Lưu ý: Do thủy ngân có độc tính cao nên các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng thiết bị y tế có chứa thủy ngân, đặc biệt khi dùng nhiệt kế thủy ngân cho trẻ nhỏ.

Nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm như thế nào?

Cách xử lý thủy ngân bằng lưu huỳnh

Tùy thuộc dạng thủy ngân gây ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện lâm sàng ngộ độc khác nhau. Hít thủy ngân nguyên tố và nuốt thủy ngân vô cơ gây ngộ độc cấp, trong khi tiếp xúc với dạng hữu cơ ví dụ như ăn phải cá chứa thủy ngân thường gây ngộ độc mãn tính.

  • Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc thủy ngân là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.
  • Ngộ độc mãn do hít phải thủy ngân gây 3 chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.
  • Nuốt phải thủy ngân vô cơ (cụ thể nhất là pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.
  • Ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mãn tính, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.
  • Biểu hiện thần kinh là dị cảm, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ bầu thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân. Hậu quả là gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi...

Lưu ý: Do thủy ngân có độc tính cao nên các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng thiết bị y tế có chứa thủy ngân, đặc biệt khi dùng nhiệt kế thủy ngân cho trẻ nhỏ.

Xử lý nhiệt kết thủy ngân bị vỡ như thế nào?

Cách xử lý thủy ngân bằng lưu huỳnh

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân chảy ra ngoài tạo thành các hạt thủy ngân lăn tròn trên đất. Để tránh ngộ độc khi thủy ngân bốc hơi, điều đầu tiên là phải nhanh chóng đưa người lớn và trẻ đến khu vực an toàn. Tiếp theo bạn hãy thay quần áo cũ, đeo găng tay cao su, khẩu trang y tế và thu dọn theo đúng hướng dẫn sau:

  • Sử dụng que bông ướt hay giấy bìa cứng để thu gọn lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh bịt kín. Khi làm bạn cần phải hết sức nhẹ nhàng để các hạt thủy ngân không bị chia thành các hạt nhỏ hơn.
    • Với các hạt thủy ngân lớn: Dùng găng tay cao su hoặc bìa giấy cứng để thu gom
    • Với các hạt nhỏ hơn: dùng ống hút nhỏ để thu gom vào túi, lọ. Sau đó hãy nhớ bôi kem cạo râu lên chổi quét hay dùng băng dính để chấm xung quanh vùng nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để tránh bỏ sót do các hạt có thể lăn ra xa.
  • Nếu có bột lưu huỳnh bạn có thể rắc một ít lên thủy ngân vì thành phần này phản ứng với thủy ngân tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn. Nếu không có lưu huỳnh có thể sử dụng lòng đỏ trứng gà, cũng mang lại hiệu quả tương đương.
  • Sau khi thu dọn xong hãy mở hết cửa để không gian thông thoáng trong ít nhất 24 giờ rồi mới có thể vào sinh hoạt như bình thường.
  • Bọc kín lọ thủy tinh bằng nhiều lớp nilon, dán băng dính và dán nhãn ở bên ngoài và để trong thùng rác phân loại. Bạn tuyệt đối không được đổ thủy ngân xuống các cống rãnh vì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Với quần áo đã dính thủy ngân thì tốt nhất nên loại bỏ còn nếu muốn tái sử dụng thì phải giặt thật kỹ. Đầu tiên là nên ngâm trong nước lạnh 30 phút, tiếp đó ngâm 30 phút trong nước xà phòng với nhiệt độ trung bình khoảng 70 - 80 độ, ngâm tiếp 20 phút trong nước nóng pha hóa chất. Cuối cùng giặt sạch lại bằng nước lạnh.
  • Nếu trẻ có biểu hiện ngộ độc thủy ngân hay nuốt phải thủy ngân thì lập tức đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.

Xem thêm:

  • Tiếp xúc và nhiễm độc thủy ngân
  • Thủy ngân và sức khỏe
  • Ngộ độc thủy ngân: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, điều trị và dự phòng
  • Giải độc thủy ngân và những điều cần biết