Cái sớ là gì

Ngày nay, ở nhiều chùa thường thấy một người ngồi viết sớ thuê, và mọi người phải xếp hàng chờ đợi rất đông để đến lượt mình, ai cũng rất lo lắng rằng nếu không có lá sớ viết thuê đó, thì lời cầu xin không đến được tai Thần Phật…

Vậy nếu không viết sớ, liệu Phật có biết chúng ta là ai khôngvà biết “mâm lễ” trong hằng bao nhiêu mâm lễ lớn nhỏ trên bàn là của ai không? Liệu Phật có biết chúng ta muốn “xin” gì không? Rất nhiều lo lắng xung quanh việc “viết sớ”và “dâng sớ”… Có lẽ bạn sẽ bớt lo lắng hơn khi đọc bài phân tích này…

Thực ra, chỉ cần tĩnh tâm suy nghĩ một lúc, một người dù không tinh thông Phật Pháp cũng có khả năng đoán định được những điều dưới đây…

Một là, không cần viết ra thì Đức Phật cũng sẽ biết trong tâm bạn nghĩ gì, bạn mong muốn điều gì…

Đức Phật là người đã khai công, khai ngộ, tu thành chính quả, có thể thi triển thần thông uy lực vô tỷ. Trong Phật giáo cũng có ghi nhận tôn giả Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “đệ nhất thần thông”. Thần thông bao gồm cả thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông v.v.

Tha tâm thông là khả năng đọc được suy nghĩ của người khác. Như vậy thì, bạn có nói nhỏ đến đâu Phật cũng nghe thấy, thậm chí mới chỉ động niệm trong đầu Ngài đã biết rồi. Nên có lẽ nếu việc viết sớ khó khăn quá và bạn thiếu tờ sớ, bạn cũng không cần phải lo lắng quá. Phật có thể biết hết những điều bạn mong muốn trong tâm và sự thành kính của bạn khi đến cửa chùa rồi. Vậy nên, sự thành tâm, thành kính của bạn mới là quan trọng nhất…

Hai là, bạn chỉ biết đời này mình là ai, còn Phật biết cả quá khứ, tương lai và từng đời chuyển sinh của bạn

Một người bình thường trong luân hồi thì mỗi lần chuyển sinh đều bị xóa sạch ký ức tiền kiếp (trừ một số ngoại lệ). Tuy nhiên, đạt đến quả vị của Phật thì trí tuệ hoàn toàn khai mở, có thể nhìn thấu suốt quá khứ vị lai. Ngài không cần phải mở sổ địa chỉ để tìm ra bạn là ai, đây có lẽ chỉ là năng lực tư duy bị giới hạn của con người mà thôi. Ngài có lẽ biết cả nhiều tiền kiếp của bạn, cả tương lai của bạn rồi… Vậy nên, bạn có thể không cần phải lo lắng quá là đông người thế này, liệu Phật có biết mình là ai không và mâm lễ của mình Phật có chứng cho không.

Ba là, Đức Phật trong suốt cuộc đời thuyết Pháp chưa bao giờ dạy con người cầu xin mình ban phước

Chữ Phật, hay Phật Đà vốn xuất phát từ “Buddha,”nghĩa là người đã giác ngộ. Ngài giác ngộ các nguyên lý của Pháp ở các tầng thứ khác nhau, trong đó có quyluật nhân quả: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Vậy nên, Đức Phật khuyên bảo con người tu tâm hành thiện. Chỉ có hành thiện mới mang lại phúc báo, chứ Ngài không phải là đấng ban phúc, giáng họa.

Ấy thế mà có người lại viết đủ thứ cầu xin: nào là tiêu tai giải nạn, nào là buôn bán phát tài, công thành danh toại, gia quyến an khang… và cho rằng sắm sanh lễ vật trọng hậu thì Phật sẽ “chứng cho”. Nếu chỉ vì một người dâng sớ cầu xin và bỏ nhiều tiền dâng lễ mà Phật thực sự ban cho người ấy, thì có khác gì nhiều ở chốn người thường nhận “quà biếu”?

“Phật tại tâm”, câu này có ý rằng phải tu chính cái tâm này thì mới có thể thành Phật, chứ không phải có tâm cầu Phật ban cho điều này điều nọ thì Phật sẽ đáp ứng.

Đức Phật khuyên nhủ con người buông bỏ các chủng dục vọng để đạt tâm thanh tịnh, còn những người viết sớ đều là viết đủ những loại dục vọng dâng lên bàn thờ Phật. Phật mà nhìn thấy, hỏi Ngài sẽ nghĩ gì? Chẳng những người kia không có phước, có khi còn tổn phước.

Lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt ta. Đi chùa với tâm thanh tịnh, một lòng tu tâm hướng Phật, ắt sẽ kết Thiện quả.

Mã Lương – Hà Phương

Xem thêm:

  • Bệnh nhân nhiễm Covid-19 hồi phục kỳ diệu nhờ phương pháp dân gian
  • Quảng Bình: Đã chuẩn bị lo hậu sự, chàng trai bất ngờ khỏi bệnh ung thư máu
  • Trung Quốc cho ‘thổi bay’ tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "sớ", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ sớ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ sớ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Đừng sớ rớ.

2. Rồi làm sớ tâu lên.

3. Dài như sớ táo ấy.

4. Tự Đạo dâng sớ xin dời đô.

5. Lục Khải dâng sớ can ngăn.

6. Phan Thiên Tước làm sớ can ngăn.

7. Sư trả lời: "Thanh Long sớ sao."

8. Trương Tuấn cũng dâng sớ tự trách.

9. Ông đã dâng sớ chống tham nhũng.

10. Tấu sớ phản ảnh tình trạng đất nước

11. Các đại thần lại dâng sớ kể tội.

12. Doãn Văn dâng sớ, nhiều lần cầu xin.

13. Bóc lột, tống tiền... kể ra dài như tờ sớ.

14. Ông có dâng sớ điều trần 5 việc: 1.

15. Đổng Hòe dâng sớ xin cấm ba điều hại.

16. Kinh "Hoa nghiêm hành nguyện phẩm sớ" 10 cuốn.

17. Sớ Giải Kinh Đại Nhật Bản dịch tiếng Việt.

18. Mấy hôm sau, ông ta lại dâng sớ tấu đó lên.

19. Vương Mãng bèn viết sớ lên Ai đế xin về hưu.

20. Ông đã dũng cảm dâng sớ xin chém bảy nịnh thần.

21. Việc phong vị Thục nghi bị các đại thần dâng sớ can ngăn.

22. Tờ tâu lên vua gọi là sớ, tâu lên chúa gọi là khải.

23. Bên phải sân có một cái lư dùng để đốt tờ sớ.

24. Tháng 10 năm 1528, ông dâng sớ cáo quan về dưỡng bệnh.

25. Ông sững sớ nhìn thấy một đứa trẻ xinh đẹp tuyệt trần.

26. Văn bài sớ ấy, chính do bà tự tay viết bằng chữ Hán.

27. Sau này ông dâng sớ xin quy thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn.

28. Tháng 11, Bí thư tỉnh lại dâng sớ cầu xin và cũng không được hồi đáp.

29. Hữu chính ngôn Hoàng Độ dâng sớ tố cáo Hàn Thác Trụ là kẻ gian tà.

30. Trung thư thừa Hoa Hạch hai lần dâng sớ can gián cũng không được.

31. Đức Vua nghe theo và chỉ trong vòng một tháng , đơn , thư , sớ đã đầy hòm .

32. Sớ không được nghe theo, nhưng người nghe biết việc ấy đều kính sợ Vũ.

33. Cũng có thể là “sớ ấy được viết bằng tiếng A-ram rồi dịch ra”.

34. Nay 18 sớ mà các khanh đệ trình đã được đọc rõ ràng* trước mặt ta.

35. Vua xem sớ cả mừng nói: “Trù biện như thế là phải lẽ, rất hợp ý trẫm.

36. Ngự sử trung thừa Tôn Biến ba lần dâng sớ can ngăn, Nhân Tông không trả lời.

37. Sau đó, Lã Hối thấy triều đình không nghe kiến nghị của mình nên dâng sớ chờ tội.

38. Căm tức, Đỗ Thúc Tĩnh liền dâng sớ xin vào nơi đấy để đánh đuổi quân xâm lược.

39. Trong sớ có đoạn: Hôm thần về, sĩ dân đứng che kín cả đường nói: Nay cha bỏ con, quan bỏ dân.

40. Doãn Kế Thiện dâng sớ báo cáo, Hoàng đế dụ rằng: “Tiễu – phủ về danh nghĩa là 2 việc, ân uy khi dùng há lại chia 2 mối?

41. Chủ Tịch Smith cũng nói rằng: “Qua Đức Thánh Linh, lẽ thật được bện chặt vào từng đường gân sớ thịt của thân thể đến nỗi chúng ta không bao giờ có thể quên được” (Doctrines of Salvation, do Bruce R.

42. 14 Vì chúng thần hưởng bổng lộc* của triều đình nên không đành lòng ngồi nhìn nguồn lợi của ngài bị tổn thất; do đó, chúng thần trình sớ này cho ngài biết 15 để mở cuộc tra cứu sử sách của các đời tiên đế.

43. Thế giới lí tưởng của tôi là một nơi mà không ai bị bỏ lại phía sau, nơi mà con người cần ở chính xác nơi họ phải ở, như là những sớ gỗ và và gân dây của cung, nơi mà sức mạnh thì dễ uốn và sự tổn thương thì mau phục hồi.

44. 6 Đây là bản sao của tờ sớ mà quan tổng đốc Tát-tê-nai của vùng Bên Kia Sông cùng Sê-ta-bô-xê-nai và các đồng sự, tức những quan tổng đốc cấp nhỏ hơn của vùng Bên Kia Sông, đã gửi cho vua Đa-ri-út; 7 chúng gửi báo cáo lên vua và viết như sau:

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
səː˧˥ʂə̰ː˩˧ʂəː˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ʂəː˩˩ʂə̰ː˩˧

Phiên âm Hán–ViệtSửa đổi

  • 䕓: sát, sớ
  • 疏: sơ, sớ
  • 䕟: sớ
  • 𤕟: sơ, sớ
  • 疎: sơ, sớ

Phồn thểSửa đổi

  • 疏: sơ, sớ

Chữ NômSửa đổi

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

  • 所: so, sớ, sở, thửa, sửa, sỡ, thuở
  • 䟽: sớ
  • 疏: sơ, sớ, sờ, xơ, sưa, xờ, thưa
  • 疎: sơ, sớ, sờ, thư, thơ, xơ, sưa, xờ, thưa, sưởi

Từ tương tựSửa đổi

  • sỏ
  • so
  • sổ
  • số
  • sờ
  • sợ
  • sọ
  • sồ
  • sỗ
  • sở

Danh từSửa đổi

sớ

  1. Tờ trình dâng lên vua để báo cáo, cầu xin điều gì. Dâng sớ tâu vua. Sớ biểu. Sớ tấu. Tấu sớ.
  2. Tờ giấy viết lời cầu xin thần thánh phù hộ, đọc khi cúng tế. Đọc sớ. Đốt sớ.

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)