Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

Đó là chia sẻ của Ông Dương Lại Hoàng Dương, Giám đốc Công ty CP Truyền thông và Máy tính Thánh Gióng (Công ty Thánh Gióng) khi lần đầu tiên tham gia Chương trình cải tiến năng suất, chất lượng tổng thể của Bộ Công Thương, năm 2019-2020. Chương trình do Viện Năng suất Việt Nam chủ trì triển khai.

Trăn trở hàng đêm

Năm 2005, Công ty Thánh Gióng được thành lập, với nhiệm vụ sản xuất-phân phối máy tính thương hiệu Việt Nam; cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin viễn thông; sản xuất, thiết kế phần mềm, giá trị gia tăng trên internet và điện thoại di động; tư vấn công nghệ thông tin doanh nghiệp, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ...

Trải qua thời gian xây dựng và phát triển, hiện nay, Thánh Gióng trở thành đối tác số một tại Việt Nam và là nhà phân phối chính thức của hãng sản xuất lớn: ACer, HP, IBM, Sony... Ngoài ra, Công ty đã được rất nhiều nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới công nhận là Đại lý chính thức (Master Dealer) như: SAMSUNG, LG, CISCO…

Dù đạt được nhiều thành công như vậy nhưng đại diện của Thánh Gióng vẫn còn nhiều băn khoăn. Thánh Gióng là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị tin học, với kinh nghiệm dày dặn nhưng so sánh với các công ty trong nước thì hiện nay, Thánh Gióng vẫn đang sử dụng, vận hành công nghệ lắp ráp bằng tay thủ công, dây chuyền chưa tự động.

“Dây chuyền công nghệ hiện nay chủ yếu lắp ráp bằng tay, tỷ lệ thay thế thiết bị chưa đến 10%, hiện chưa khai thác hiệu quả công nghệ, mới sử dụng được 30% công suất thiết kế máy móc.

Thêm vào đó, dù đã có quy trình quản lý máy móc, các cán bộ đã chú ý quan tâm vệ sinh, tra dầu, siết ốc, tuy nhiên vẫn chưa có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị. Công ty chưa lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, linh kiện... phù hợp với kế hoạch sản xuất. Kho chứa linh kiện vật liệu, kiểm kho 1 lần/tuần, hiện nay chưa có thẻ kho, bố trí lộn xộn, không gọn gàng, khó kiểm tra , nhiều lần nhầm lẫn khi thống kê số lượng tồn. Công suất thiết kế dây chuyền tại nhà máy là lắp ráp 150 máy nhưng chưa làm đủ công suất…”. Bên cạnh đó, mảng thị trường và khách hàng biến động, ảnh hưởng nhiều do đại dịch Covid, do đặc thù sản phẩm máy tính có vòng đời 3-5 năm, khâu dịch vụ chăm sóc, bảo hành và sửa chữa sau bán hàng là quan trọng nhưng công ty còn hạn chế trong việc cập nhật kịp thời thông tin khách hàng, thị trường, đối thủ để có điều chỉnh và cải tiến phù hợp, đại diện Thánh Gióng chia sẻ.

Chính những tồn tại nêu trên đã phần nào cản trở sứ mệnh “đồng hành cùng doanh nghiệp” của Thánh Gióng.

Sự hoài nghi

Giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại trên, ngay từ cuối năm 2019, các chuyên gia tư vấn đã giới thiệu Chương trình cải tiến năng suất chất lượng tổng thể nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Công ty còn hoài nghi về ý nghĩa cũng như thành quả thực tế của Chương trình.

Nhưng sau một buổi tiếp xúc, làm việc với đoàn chuyên gia, Thánh Gióng đã thay đổi, đã cảm nhận được tinh thần của dự án mô hình năng suất, chất lượng tổng thể (TPI). Nhóm tư vấn cùng ban lãnh đạo công ty thống nhất xây dựng mô hình TPI cho Thánh Gióng như sau: 

Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

Mô hình TPI của Công ty Máy tính Thánh Gióng

Một bài học mà có lẽ khiến Công ty sẽ nhớ mãi, đó là chia sẻ của chị Vũ Hồng Dân – Tư vấn trưởng dự án: “ Các anh chị có biết rằng, chúng tôi triển khải dự án hướng dẫn cho doanh nghiệp với nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án. Thánh Gióng là doanh nghiệp điểm của chương trình, là đại diện cho các doanh nghiệp SMEs khác, là đại diện cho các doanh nghiệp Make in Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực để triển khai cho đạt mục tiêu trong bối cảnh khó khăn chung cũng là để cứu Thánh Gióng nhưng đồng thời cũng khẳng định phương pháp này là công cụ tốt giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt khó, nâng cao khả năng cạnh tranh, khằng định thương hiệu doanh nghiệp Việt, mà đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs”.

“Từ câu nói của chị Dân, chúng tôi hiểu rằng mình cần dồn toàn lực tập trung vào học tập và cải tiến, sáng tạo và đặc biệt là thay đổi chính cách nghĩ, cách làm của Thánh Gióng”- Ông Dương nhớ lại.

Lòng khâm phục

Ngay sau bài học kinh nghiệm đó, Thánh Gióng đã được đào tạo, hướng dẫn và quyết tâm dồn lực áp dụng các công cụ cải tiến từ: phân tích năng suất, khảo sát khách hàng, đối thủ, phân tích chuỗi giá trị VSM, cân bằng năng lực chuyền, chuẩn hóa thao tác, giảm thiểu lãng phí và tối ưu thiết bị, đầu tư công nghệ... Đồng thời, nghiên cứu lại quy trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ các bước tiến hành sản xuất, tránh làm việc tùy tiện, gây khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình sản xuất.

Đặc biệt, trong quá trình tham gia Chương trình cải tiến năng suất chất lượng tổng thể, Thánh Gióng đã chú trọng cải tiến công nghệ. Đó là việc doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão. Đây là giải pháp đầu tư tốn kém nhất trong các giải pháp được đề xuất là đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm R&D trong đó gồm có máy móc và con người để đáp ứng nhanh với thị trường. Giá trị đầu tư cho bộ phận R&D chiếm 10% lợi nhuận của công ty.

 “Tam hiện” - bài học trong việc cải tiến

Trong quá trình tham gia dự án cải tiến năng suất chất lượng, Thánh Gióng luôn chú trọng đến chủ nghĩa hiện trường và việc “Tam hiện”. Đây là bài học cũng như kinh nghiệm của Thánh Gióng trong việc triển khai dự án.

Theo đại diện của Thánh Gióng, chủ nghĩa Tam Hiện đã xuất hiện ở công ty ngay khi đoàn tư vấn của Bộ Công Thương và Samsung đến và làm việc. Tam hiện là “hiện vật”, “hiện trường” và “hiện trạng”.

Một từ dành cho Tam hiện đó là “QUAN TRỌNG” thay đổi toàn diện cách ứng xử giữa các nhân viên trong công ty. Ứng xử giữa công việc với công việc. Quan trọng là thay đổi cách nghĩ. Chính dự án cải tiến này đã thay đổi gần như toàn diện sự suy nghĩ của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên.

Tới thời điểm này sau hơn 6 tháng thực hiện cải tiến, Thánh gióng đã thu được nhiều thành công cũng như bài học trong quá trình làm việc. Với những nỗ lực cải tiến trong vòng 12 tháng thực hiện, các mục tiêu đưa ra ban đầu đã đạt được. Cụ thể:

Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

“Dự án mô hình năng suất tổng thể đã nói lên ý nghĩa của nó. Nhưng với Thánh Gióng thì còn có ý nghĩa hơn. Đó chính là  ý nghĩa luôn cải tiến năng suất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Dự án đã đem lại cho Thánh Gióng nhiều thay đổi  về tư duy và cách triển khai hoạt động cải tiến”, đại diện Thánh Gióng chia sẻ.

Trong quá trình triển khai dự án thành công, vai trò của thành viên tư vấn là rất quan trọng. Theo cách ví von của Thánh Gióng, nếu coi dự án là một phần cứng thì những tư vấn viên chính là phần mềm. Và đều hiểu rằng nếu không có sự mềm dẻo, nghiêm khắc, chuẩn mực, động viên, tình cảm thì tư duy chúng tôi đã không phát triển được như bây giờ.

Kế thừa những thành tựu từ dự án cải tiến năng suất, hiện nay, Thánh Gióng liên tục phát động phong trào “Một sáng kiến - Một tương lai” để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên chức, tiến tới xây dựng Thánh Gióng trở thành doanh nghiệp đứng đầu, sản xuất thiết bị IoT và Máy tính của Việt Nam./.

  1. Bài 4: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN

  • Chất lượng là gì? 

  • Tầm quan trọng trong quản lý chất lượng 

  • Qui trình quản lý chất lượng dự án  

    • Hoạch định chất lượng (Quality Planning)  

    • Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)  

    • Kiểm soát chất lượng (Quality Control)  

  • Một số mẫu trong quản lý chất lượng  

    • DEMING  

    • JURAN  

    • CROSBY  

    • ISHIKAWA (mô hình xương cá) 

    • Giải thưởng Malcolm Baldrige và ISO 9000 , CMM, CMMI 

  • Một số công cụ và kỹ thuật quản lý chất lượng 

    • Phương pháp phân tích Pareto 

    • Mẫu thống kê 

    • Độ lệch chuẩn 

  • Một số yếu tố liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng 

  • Một công ty chuyên sản xuất những thiết bị y tế đã thuê Scott Daniels, là nhà tư vấn cao cấp từ một công ty cao cấp lớn, để giải quyết vấn đề chất lượng bằng hệ thống điều hành mới của công ty. Một đội ngũ lập trình viên của công ty và các nhà phân tích đã làm việc với ban quản trị của các công ty khác để phát triển hệ thống mới này. Sau khi thử nghiệm hệ thống mới này, công ty đã áp dụng cho các cấp quản lý. 

  • Sau  vài tháng sử dụng, hệ thống mới đã nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng. Người sử dụng than phiền không thể truy cập đến hệ thống được . Hệ thống hoạt động trì trệ đôi ba lần trong một tháng, truy cập kết qủa chậm. Họ cũng than phiền quên không lưu trữ kết qủa vào hệ thống do phải trả lời nhiều cuộc gọi xin hỗ trợ, thông tin không nhất quán trên báo cáo, số liệu tổng kết.  

  • Nhà tài trợ muốn những sự cố này phải được giải quyết nhanh chóng và chính xác, đã thuê một chuyên gia chất lượng đã từng thực hiện những dự án trước đây. Công việc của chuyên gia này là hướng dẫn một đội ngũ lập trình viên của công ty thiết bị y tế và của công ty anh ta để khắc phục những sự cố về chất lượng của hệ thống EIS (Executive Information System), đồng thời phát triển kế hoạch và biện pháp  ngăn ngừa những sự cố chất lượng có thể xảy ra cho các dự án CNTT. 

  • Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) định nghĩa chất lượng là một sự tổng hợp tất cả các đặc tính của một sản phẩm mà có khả năng thỏa mãn mọi yêu cầu về sản phẩm đó.  

  • Một số chuyên gia định nghĩa chất lượng dựa trên: 

    • Mức độ đáp ứng của sản phẩm đối với những yêu cầu và sự phù hợp khi sử dụng, Chẳng hạn như ta qui định rõ trong đơn đặt hàng là 100 máy vi tính Pentium III, ta dễ dàng kiểm tra chất lượng.  

    • Sự phù hợp cho mục đích sử dụng có nghĩa là một sản phẩm có đủ chức năng sử dụng như qui định ?. Nếu máy Pentium giao không có màn hình hay bàn phím, thì rõ ràng là những sản phẩm này không làm thỏa mãn yêu cầu khách hàng do chúng không thể sử dụng được. 

  1. Tầm quan trọng trong quản lý chất lượng

  • Bảo đảm dự án thỏa mãn mọi yêu cầu đã đặt ra.  

  • Đội ngũ thực hiện dự án phải có quan hệ tốt với khách hàng để nắm được mức chất lượng mà họ mong đợi.  

  • Nói chung, khách hàng là người cuối cùng đánh giá chất lượng dự án. Nhiều dự án thất bại do chỉ chú tâm đấn kỹ thuật, mà không quan tâm đến mong đợi của khách hàng. 

  • Vấn đề chất lượng phải được xem ngang hàng với qui mô dự án, thời gian thực hiện và chi phí. Nếu khách hàng không thỏa với chất lượng thì dự án phải được chỉnh lại. 

  1. Qui trình quản lý chất lượng dự án

  • Quản lý chất lượng dự án bao gồm ba tiến trình  

    • Hoạch định chất lượng (Quality Planning):  

    • Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance):  

    • Kiểm soát chất lượng (Quality Control):  

  1. Hoạch định chất lượng
    (Quality Planning)

  • Xác định các tiêu chuẩn về chất lượng và làm thế nào để đạt được những tiêu chuẩn đó.  

  • Việc kết hợp tất cả các tiêu chuẩn chất lượng trong thiết kế dự án là mấu chốt quan trọng nhất trong quản lý chất lượng.  

  • Trong dự án CNTT, các tiêu chuẩn chất lượng cho phép hệ thống mở rộng và nâng cấp, đặt ra thời lượng thích hợp nhất để hệ thống xử lý dữ liệu và bảo đảm hệ thống cho kết quả chính xác và nhất quán. Ví dụ như phải xác lập thời gian tiêu chuẩn để đáp ứng sự giúp đỡ từ khách hàng hay thời gian để thay thế các phần cứng bị lỗi trong thời gian bảo hành. 

  1. Đảm bảo chất lượng
    (Quality Assurance)

  • Đánh giá toàn bộ hoạt động của dự án nhằm bảo đảm dự án có thể thỏa mãn những tiêu chuẩn chất lượng có liên quan.  

  • Quá trình bảo đảm chất lượng phải định rõ trách nhiệm về mặt chất lượng trong suốt quá trình thực hiện dự án cũng như khi kết thúc.  

  • Cấp quản lý cần nhấn mạnh vai trò của từng thành viên trong việc bảo đảm chất lượng dự án 

  1. Kiểm soát chất lượng
    (Quality Control)

  • Bao gồm việc kiểm tra kết quả cụ thể của dự án nhằm đảm bảo những thành viên có tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng hay không.  

  • Đồng thời xác định những phương cách để cải thiện chất lượng tổng thể. Quá trình này thường phải kết hợp với những công cụ và phương pháp kỹ thuật như biểu đồ Pareto, biểu đồ quản lý chất lượng, các mẫu thống kê.       

  • Kết quả thu được của quá trình này là 

    • Tán thành những sự quyết định (Acceptance decisions) 

    • Làm lại (Rework) 

    • Sửa đổi quy trình (Process adjustments) 

  1. Một số mẫu trong quản lý chất lượng

  • Sau đây là một số mô hình mẫu trong quản lý chất lượng. Những mô hình này yêu cầu sự thỏa mãn khách hàng hơn là việc ngăn ngừa, giám sát và nhận thức trách nhiệm quản lý chất lượng  

    • DEMING  

    • JURAN  

    • CROSBY  

    • ISHIKAWA (mô hình xương cá) 

    • Giải thưởng Malcolm Baldrige và ISO 9000 

    • CMM, CMMI 

  • Tiến sĩ Edwards Deming là chuyên gia kiểm tra chất lượng ở Nhật  

  • Mô hình với 14 điểm trong quản lý chất lượng 

    1. 1.Tạo dựng sự kiên trì trong mục đích cải thiện sản phẩm và dịch vụ 

    2. 2.Chấp nhận những triết lý sống mới 

    3. 3.Giảm phụ thuộc vào sự giám sát để đạt được kết qủa chất lượng 

    4. 4.Ngưng tập quán kinh doanh chỉ dựa vào cơ sở giá, thay vào đó phải hạn chế đến mức thấp nhất mọi chi phí bằng cách quan hệ với một nhà cung cấp mà thôi. 

    5. 5.Liên tục cải thiện các qui trình lập kế hoạch, sản xuất và dịch vụ. 

    6. 6.Mở những khóa huấn luyện chuyên môn 

    7. 7.Bổ nhiệm và đào tạo cấp lãnh đạo 

    8. 8.Loại bỏ tâm lý sợ khó 

    9. 9.Phá vỡ hàng rào giữa các phòng ban và đội ngũ nhân viên 

    10. 10.Loại trừ khẩu hiệu hay sự hô hào, trọng tâm là tập trung vào lực lượng lao động 

    11. 11.Loại bỏ những chỉ tiêu đánh giá lực lượng lao động hay các mục đích đặt ra cho ban quản lý 

    12. 12.Loại sự ngăn cản đối với việc phát huy tay nghề . Đồng thời loại bỏ tặng thưởng và bình bầu 

    13. 13.Tiến hành chương trình đào tạo tổng thể và tự hoàn thiện con người 

    14. 14.Thúc đẩy mọi thành viên trong công ty làm việc nhằm đạt được sự biến đổi. 

  • Ông Joseph M.Juran, đã giúp người Nhật cải thiện năng xuất lao động  

  • Ông đã xuất bản sách “Cẩm nang quản lý chất lượng” 1974  

  • Ông đưa ra bộ ba nguyên lý : cải thiện chất lượng, kế hoạch chất lượng và quản lý chất lượng. Juran đề xuất 10 bước cải thiện chất lượng  

  1. Juran đề xuất 10 bước cải thiện chất lượng

  1. 1.Xây dựng nhận thức về nhu cầu và cơ hội cải thiện chất lượng 

  2. 2.Xem xét mục đích của cải thiện chất lượng 

  3. 3.Thành lập hội đồng chất lượng, xác định rõ vấn đề, chọn giải pháp, chỉ định đội ngũ thực hiện 

  4. 4.Đào tạo 

  5. 5.Tiến hành các chương trình nhằm giải quyết vấn đề  

  6. 6.Báo cáo tiến trình thực hiện 

  7. 7.Công nhận 

  8. 8.Thông tin về kết qủa 

  9. 9.Lưu trữ thông tin thực tế 

  10. 10.Tăng cường duy trì cải thiện chất lượng bằng cách tiến hành các đợt cải thiện chất lượng hàng năm của hệ thống và tiến trình sản xuất của nhà máy 

  • Philip B.Crosby xuất bản “Quality is Free” 1979 

  • Ông đề xuất 14 bước cải thiện chất lượng  

    1. 1.Ban quản lý dự án được giao xử lý vấn đề chất lượng  

    2. 2.Thành lập đội quản lý chất lượng bao gồm các phòng ban 

    3. 3.Xác định các vấn đề đã xuất hiện hay tiềm ẩn về chất lượng 

    4. 4.Xác định chi phí cho chất lượng và sử dụng nó như một công cụ quản lý 

    5. 5.Đưa ra nhận thức và trách nhiệm về chất lượng cho mọi người tham gia lao động trong dự án 

    6. 6.Đưa ra các biện pháp chấn chỉnh ở các bước trên 

    7. 7.Thành lập hội đồng tìm ra giải pháp hạn chế tối thiểu lỗi trong  sản xuất 

    8. 8.Đào tạo đội ngũ giám sát để họ có thể trực tiếp tiến hành vai trò của họ trong chương trình cải thiện chất lượng 

    9. 9.Tổ chức ngày không có lỗi sản xuất để tạo cho công nhân nhận thấy sự thay đổi này 

    10. 10.Thành lập hội đồng chất lượng nhằm bàn thảo về các vấn đề cơ bản 

    11. 11.Khuyến khích các cá nhân  thiết lập mục tiêu cải thiện chất lượng cho riêng họ và cho nhóm của họ 

    12. 12.Khuyến khích công nhân bàn bạc trao đổi với quản lý của họ về những khó khăn mà họ gặp phải khi muốn đạt được mục tiêu chất lượng của họ. 

    13. 13.Thừa nhận và cảm kích những người tham gia chương trình này 

    14. 14.Thường xuyên thực hiện chương trình này để nhấn mạnh chương trình cải tiến chất lượng sản phẩm không bao giờ kết thúc.  

  • Kaoru Isakawa xuất bản sách “Hướng dẫn quản lý chất lượng”.  

  • Tìm ra căn nguyên của vấn đề chất lượng. 

  • Biểu đồ Fishbone (xương cá) hay Ishikawa 

  1. Mô hình Fishbone hay Ishikawa
    (mô hình xương cá)

Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

  1. Giải thưởng Malcolm Baldrige và ISO 9000

  • Giải thưởng chất lượng Malcolm Baldrige được bắt đầu từ  năm 1987 để nhận biết  các công ty chất lượng chuẩn quốc tế. 

  • ISO 9000 cung cấp các yêu cầu tối thiểu cho một tổ chức để được chứng nhận chuẩn chất lượng 

  1. Cải tiến Chất lượng Dự án Công nghệ Thông tin

  1. Một vài đề xuất cải tiến chất lượng cho dự án IT =

    • Lãnh đạo thúc đẩy chất lượng. 

    • Hiểu biết rõ về chi phí chất lượng 

    • Chú tâm vào những việc ảnh hưởng tới công ty và môi trường có thể ảnh hưởng tới chất lượng 

    • Làm việc theo những mô hình độ trưởng thành (Maturity)  để cải tiến chất lượng 

  • Phân tích Pareto liên quan tới việc nhận diện những người quan trọng có thể đóng góp tính toán hầu hết những vấn đề về chất lượng trong một hệ thống  

  • Nó còn được gọi là qui tắc 80-20, có nghĩa là 80% vấn đề là do 20% nguyên nhân  

  • Sơ đồ Pareto là những sơ đồ giúp nhận biết và xác định ưu tiên cho các loại vấn đề 

Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

  • Lấy mẫu thống kê liên quan tới việc chọn một phần tổng hợp dãy số có liên quan để tiến hành kiểm tra 

  • Qui mô của một mẫu tuỳ thuộc vào những điển hình mà bạn muốn mẫu đó như thế nào 

  • Công thức quy mô của mẫu: 

  1. Kích cở của Mẫu = 0.25 X (Thừa số Tính chắc chắn/Sai số Chấp nhận được)2

Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

  1. 95% chắc chắn:kích cở Mẫu= 90%                :                     =

    80%               :                      =

  1. 0.25 X (1.960/.05) 2 = 384

    0.25 X (1.645/.10)2 =   68

    0.25 X (1.281/.20)2 =   10

Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

  • Độ lệch chuẩn đo lường mức độ lệch trong một phân phối của dữ liệu. Mức chênh lệch nhỏ có nghĩa là dữ liệu chỉ biến động chung quanh mức trung bình của phân phối dữ liệu và ngược lại.  

  • Độ lệch chuẩn rất quan trọng trong quản lý chất lượng, vì nó là yếu tố chính trong việc xác định số lượng bị lỗi có thể chấp nhận được. Một số công ty như Motorola, GE, Polaroid đặt ra tiêu chuẩn chất lượng đến 6 so với thông thường là dùng 3 hay 4, tiêu chuẩn 6 tuy cao nhưng là tiêu chuẩn phổ biến được áp dụng tại Mỹ  

  1. Six Sigma và Độ lệch chuẩn

  1. CÁC ĐƠN VỊ HỎNG TRÊN  1 TỶ

Cải tiến chất lượng dự an công nghệ thông tin

  1. Một số yếu tố liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng

  • Sự lãnh đạo 

  • Chi phí đảm bảo chất lượng 

  • Ảnh hưởng của việc tổ chức và không gian làm việc 

    • Lập biểu đồ Fishbone (xương cá) hay Ishikawa cho vấn đề khó khăn gặp phải của nhóm (giải pháp, nguyên nhân, kết quả của vấn đề) 

    • Lập kế hoạch đảm bảo chất lượng (Quality Assurance planning) như coding standard, document standard, organization policies, report , meeting, test plan, test case … 

    • Báo cáo tiến độ công việc, báo cáo chấm công, tổng kết tiến độ. 

    • Báo cáo cá nhân, tiến độ và vấn đề khó khăn. 

    • Tìm đọc thêm một số tài liệu liên quan về ISO, CMM, CMMI 

    • Tìm mẫu viết test case cho kiểm thử chương trình