Căng cơ nghỉ bao lâu

Những điều cần biết khi bạn bị căng cơ bắp chân

Căng cơ bắp chân là một tổn thương các cơ ở phía sau của chân. Các cơ bắp chân kéo dài từ đầu gối đến mắt cá chân, hợp thành gân gót hay còn gọi là gân asin ở phần dưới của chân. Cơ bắp chân hình thành từ ba cơ chính, 2 cơ bụng chân và cơ dép.

Căng cơ nghỉ bao lâu

Tổng quan

Căng bắp chân là một chấn thương do căng cơ hai bụng chân. Khi cơ bị kéo dài quá mức, nó sẽ bị căng.

Những trường hợp căng cơ ít nghiêm trọng thường kéo cơ ra khỏi quỹ đạo bình thường. Các trường hợp nghiêm trọng hơn thường xé sợi cơ và thậm chí có thể gây ra rách cơ hoàn toàn. Thông thường, căng cơ bắp chân xuất hiện sự rách nhỏ ở một số sợi cơ, nhưng phần lớn các mô cơ vẫn còn nguyên vẹn.

Triệu chứng

Căng cơ bắp chân cấp tính có thể khá đau đớn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Căng cơ bắp chân thường được phân loại như sau:

  • Căng cơ mức 1: Khó chịu nhẹ, thường là tình trạng tàn tật tối thiểu. Thông thường ảnh hưởng đến hoạt động ở mức tối thiểu hoặc không hạn chế hoạt động.
  • Căng cơ mức 2: Hơi khó chịu khi đi bộ, và hạn chế các hoạt động, chẳng hạn như chạy và nhảy; Có thể bị sưng tấy và bầm tím.
  • Căng cơ mức 3: Thương tích nặng có thể dẫn đến mất khả năng đi lại. Thường thì bệnh nhân phàn nàn về co thắt cơ, sưng và đau dữ dội.

Căng cơ bắp chân là phổ biến nhất ở nam giới tuổi từ 30 đến 50. Thông thường, bệnh nhân bị căng cơ bắp chân xuất hiện một cơn đau đột ngột, nhói đau ở phần sau của chân.

Phần phổ biến nhất bị tổn thương khi căng bắp chân xảy ra là ở giữa cơ hai bụng chân. Cơ này nằm ở phía trong của phần sau chân. Thương tích thường xảy ra ngay trên phần giữa của chân (giữa đầu gối và mắt cá chân). Khu vực này của bắp chân trở nên mềm và sưng lên khi sự căng cơ diễn ra.

Căng cơ bắp chân thường dễ được chẩn đoán rõ ràng, nhưng vẫn có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng này cần được xem xét như kén Baker, chuột rút và huyết khối.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn có các triệu chứng của căng cơ bắp chân nghiêm trọng, bạn nên được khám để điều trị đúng cách. Một số dấu hiệu của căng bắp chân nghiêm trọng bao gồm:

  • Khó đi
  • Đau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi
  • Đau vào ban đêm

Căng bắp chân mức nghiêm trọng cần được chú ý bởi vì, trong một số trường hợp hiếm hoi của cơ đứt rách hoàn toàn, phẫu thuật có thể là cần thiết để gắn lại các đầu rách của cơ. Điều này hiếm khi cần thiết, ngay cả ở những bệnh nhân bị thương ở bắp chân mức 3, vì những bệnh nhân này thường có thể trải qua điều trị mà không phẫu thuật.

Nếu bạn không chắc chắn bạn bị căng bắp chân, hãy tìm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán. Như mô tả ở trên, các tình trạng khác có thể bị nhầm lẫn với căng cơ bắp chân, và những điều này nên được xem xét nếu các triệu chứng của bạn không được giải quyết kịp thời.

Điều trị

Điều trị căng cơ bắp chân thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Để cơ bắp được nghỉ ngơi là chìa khóa để điều trị thành công. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn bị căng cơ bắp chân, bạn có thể thực hiện các hoạt động mà không làm nặng thêm thương tích của bạn.

Bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi bạn hết đau để cho phép các cơ bị thương được chữa lành. Việc nghỉ ngơi không đầy đủ có thể kéo dài sự hồi phục của bạn.

Sau đây là các phương pháp điều trị thông thường được sử dụng cho căng cơ bắp chân:

Nghỉ ngơi

Điều quan trọng là nghỉ ngơi sau chấn thương để cho phép các cơ bị thương lành lại. Chỉ thực hiện những hoạt động phù hợp với khả năng của bạn. Điều này có nghĩa là các hoạt động gây ra các triệu chứng nên được tránh.

Kéo căng cơ bắp chân

Kéo căng nhẹ bắp chân sẽ rất hữu ích. Kéo căng quá mức có thể gây hại và làm chậm quá trình lành bệnh. Hãy hỏi bác sĩ một số cách kéo dãn bắp chân đơn giản giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Chườm đá

Chườm đá vào khu vực bị thương trong giai đoạn cấp tính (48 giờ đầu sau khi bị thương) và sau khi hoạt động. Đá lạnh sẽ giúp làm dịu phản ứng viêm và kích thích lưu lượng máu đến khu vực.

Áp nhiệt

Trước khi hoạt động, làm ấm nhẹ nhàng có thể giúp nới lỏng cơ bắp. Chườm nóng vào bắp chân khi kéo dãn cơ hoặc tập thể dục. Theo nguyên tắc chung, hãy nhớ làm ấm trước và chườm đá sau.

Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm đường uống (như Ibuprofen, Aleve hoặc Motrin) có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau và cân bằng quá trình viêm.

Vật lý trị liệu

Các nhà trị liệu vật lý trị liệu có thể cung cấp những hướng dẫn điều trị có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn như siêu âm, massage trị liệu và các bài tập cụ thể. Bạn nên gặp bác sĩ để xác định liệu những điều này có phù hợp với tình trạng của bạn hay không.

Thời gian chữa bệnh

Khoảng thời gian cần thiết để chữa căng cơ bắp chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Căng cơ bắp chân cấp độ 1 sẽ hồi phục trong 7 đến 10 ngày, mức độ 2 trong khoảng 4-6 tuần, và căng cơ bắp chân mức 3 trong khoảng 3 tháng. Thương tích phổ biến nhất là căng bắp chân mức độ 2 mất khoảng 6 tuần để lành bệnh hoàn toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 bước để tránh căng cơ, giảm mỏi mệt khi chạy

Căng cơ nghỉ bao lâu

Trả lời:

Chào bạn Tuấn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Căng cơ là một triệu chứng mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là với những người chơi thể thao. Để trả lời những câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số những thông tin về triệu chứng căng cơ cũng như cách khắc phục như sau:

1. Căng cơ là gì

2. Biểu hiện của căng cơ

3. Nguyên nhân gây ra căng cơ

4. Xét nghiệm sàng lọc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

6. Điều trị căng cơ

7. Phòng tránh căng cơ

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Triệu chứng căng cơ là gì?

Tình trạng đau cơ, hay kéo căng cơ xảy ra khi cơ của bạn bị dãn quá mức hoặc đứt rách cơ. Điều này thường là hậu quả của sự mệt mỏi, dùng hay vận động cơ quá mức và không hợp lí. Căng cơ có thể xuất hiện ở bất cứ cơ nào nhưng thường gặp nhất ở thắt lưng, cổ, vai và vùng khoeo ở sau đùi.

Sự căng cơ có thể gây đau và giới hạn vận động ở nhóm cơ bị ảnh hưởng. Căng cơ từ nhẹ đến trung bình có thể điều trị hiệu quả tại nhà bằng cách chườm đá hay chườm nóng và thuốc kháng viêm. Căng cơ mức độ nặng hoặc bị rách cơ có thể sẽ cần những biện pháp điều trị can thiệp.

2. Miêu tả triệu chứng căng cơ

Bạn thường sẽ cảm nhận được khi triệu chứng căng cơ xảy ra. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đột ngột đau nhức cơ
  • Đau dữ dội, nhức nhối gây ảnh hưởng nhiều
  • Giới hạn vận động cơ
  • Bầm tím hoặc mất sắc tố da
  • Sưng phù
  • Chuột rút ở cơ
  • Cứng cơ 
  • Yếu cơ

Căng cơ mức độ nhẹ có thể  cảm giác cứng cơ một ít nhưng cơ vẫn co dãn đủ để vận động. Trong trường hợp nặng khi cơ có thể bị rách hay đứt sẽ dẫn đến đau nhức dữ dội và giảm vận động.

Các triệu chứng của căng cơ mức độ nhẹ và trung bình thường khỏi hẳng sau vài tuần nhưng với các trường hợp nặng có thể mất vài tháng để điều trị.

Triệu chứng căng cơ

3. Nguyên nhân gây ra căng cơ

Tình trạng căng cơ cấp tính là khi cơ bị dãn, căng hay đứt đột ngột và không lường trước được, thường do chấn thương hoặc các tổn thương khác:

  • Không khởi động đúng cách trước khi thực hiện các hoạt động thể lực quá sức
  • Độ dãn cơ kém
  • Hoạt động quá mức và mệt mỏi

Hiện nay có quan niệm sai lầm là chỉ những hoạt động quá sức hay cường độ mạnh mới dẫn đến căng cơ. Tuy nhiên theo một số tài liệu từ Hoa Kì, việc căng cơ thậm chí có thể xảy ra khi đi bộ hoặc khi:

  • Trượt chân
  • Nhảy 
  • Chạy 
  • Ném một vật
  • Nâng vác vật nặng
  • Nâng một vật ở tư thế không đúng

Căng cơ cấp tính còn thường xảy ra vào mùa lạnh. Đó là bởi vì cơ thường cứng khi nhiệt độ giảm thấp, cho nên việc khởi động hay làm nóng cơ thể rất cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng căng cơ hay dãn cơ quá mức.

Căng cơ mạn tính thường là hậu quả của những hoạt động lặp đi lặp lại. Ví dụ:

  • Tập các môn thể thao như chèo thuyền, đánh tennis, chơi gôn hay bóng chày
  • Thường xuyên để lưng và cổ ở tư thế sai trong thời gian dài như ngồi lâu tại bàn làm việc
  • Dáng đi đứng hay ngồi sai tư thế

4. Xét nghiệm có thể được sử dụng để tìm ra nguyên nhân

  • Xét nghiệm máu đo nồng độ men cơ
  • X – quang (loại trừ bệnh lý xương khớp,…)
  • MRI (loại trừ các tổn thương dây chằng,…)

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Căng cơ mức độ nhẹ và trung bình có thể đáp ứng tốt với điều trị tại nhà. Nhưng bạn nên đến các cơ sở y tế khi:

  • Cơn đau không giảm sau một tuần
  • Nơi tổn thương kèm theo tê 
  • Tổn thương cơ có chảy máu
  • Bạn không thể đi bộ
  • Bạn không thể cử động tay chân

6. Điều trị căng cơ

Việc khám thực thể và các test chẩn đoán hình ảnh như X-quang và MRI sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ cũng như độ lan tỏa của tổn thương. Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau nhằm làm dịu cơn đau, giảm sưng phù và nên phối hợp với các bài tập vật lí trị liệu giúp săn chắc, khỏe cơ và vận động được tốt hơn.

Trong những trường hợp nặng có thể sẽ cần phẫu thuật để sửa chữa hay tái tạo cơ.

Sơ cứu ban đầu

Hầu hết căng cơ có thể điều trị hiệu quả tại nhà với phương pháp RICE: nghỉ ngơi (Rest), chườm đá (Ice), băng ép (Compression), và nâng lên (Elevation).

Nghỉ ngơi

Tránh sử dụng cơ trong vài ngày, đặc biệt nếu mỗi khi cử động làm bạn cảm thấy đau. Nghỉ ngơi quá nhiều có thể gây yếu cơ làm kéo dài quá trình điều trị. Sau khi nghỉ ngơi 2 ngày, bạn hãy từ từ sử dụng lại những cơ này, nhưng thật cẩn thận không nên bắt chúng làm việc quá sức.

Chườm đá

Hãy chườm đá ngay sau khi cơ bạn bị tổn thương. Điều này giúp làm giảm sưng. Nhưng đừng đặt đá trực tiếp lên da mà hãy dùng túi chườm hoặc bọc đá trong khăn. Đặt túi chườm lên vùng da bị ảnh hưởng khoảng 20 phút và lặp lại mỗi giờ trong ngày đầu tiên. Trong những ngày sau hãy chườm mỗi 4 tiếng một lần.

Băng ép

Để làm giảm sưng, hãy bao bọc vùng bị ảnh hưởng bởi băng nhựa cho đến khi hết sưng phù. Nhưng hãy cẩn thận đừng băng ép quá chặt vì có thể làm chèn ép, giảm tuần hoàn máu.

Nâng lên

Bất cứ khi nào nếu được hãy nâng vùng cơ bị ảnh hưởng lên trên mức tim khi nằm ngang.

Những phương pháp tại nhà khác bao gồm:

  • Dùng thuốc kháng viêm có bán trên thị trường sẽ giúp làm giảm đau và giảm sưng.
  • Sau 3 ngày, hãy chườm nóng cơ vài lần mỗi ngày vì sẽ giúp lưu thông máu tốt làm giảm đau tại chỗ.
  • Đừng để cơ nghỉ ngơi quá lâu sẽ gây cứng và yếu cơ. Bạn hãy bắt đầu tập luyện dãn cơ nhẹ nếu có thể và từ từ tăng dần mức độ hoạt động.
  • Khi cơ của bạn có thể vận động trở lại bình thường, hãy nhớ khởi động trước mỗi lần tập luyện nặng. Điều này giúp làm tăng lưu lượng máu đến cơ va giảm nguy cơ tổn thương.
  • Bạn nên thường xuyên giữ thân hình cân đối, nguy cơ bị căn cơ sẽ giảm khi cơ của bạn trở nên chắc khỏe.

Nếu căng cơ mức độ nặng thì bạn hãy đến các cơ sở y tế. Thỉnh thoảng cũng cần đến các bài tập vật lí trị liệu.

7. Phòng tránh căng cơ

Bạn có thể giảm nguy cơ bị căng cơ bằng cách:

  • Đừng ngồi yên một chỗ quá lâu: Bạn hãy thường xuyên đi lại, nghỉ giải lao và nên thay đổi tư thế, nên dùng loại ghế thích hợp cho công việc hoặc phù hợp với tư thế ngồi của lưng, có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Và hãy ngồi ở tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông của bạn.
  • Nâng vật nặng một cách cẩn thận: hãy giữ lưng thẳng, co đầu gối và từ từ nâng chân. Giữ vật nặng sát cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hay ném vật nặng cùng một lúc.
  • Hãy lưu ý những nơi hay vị trí dễ gây té ngã ví dụ như cầu thang, bề mặt trơn trợt và nên giữ sàn nhà được gọn gàng, sạch sẽ.
  • Tránh tăng cân hay béo phì.
  • Mang giày thích hợp

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cơ được săn chắc và khỏe, nhưng quan trọng hơn hết là cần tập đúng cách và đúng kĩ thuật để tránh bị căng dãn cơ quá mức. Luôn luôn khởi động cơ thể trước khi bước vào tập luyện thể lực. Tương tự, sau khi tập xong bạn cũng nên thư giãn cơ và hoạt động nhẹ để ngăn ngừa cứng cơ. Nếu bạn mới bắt đầu tập thể dục thì hãy bắt đầu chậm và từ từ nâng dần mức độ tập.

Việc hiểu được giới hạn của cơ thể là rất quan trọng. Nếu có vật hay việc gì bạn cảm thấy quá sức với cơ thể thì hãy dừng lại ngay lập tức.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn Tuấn, trong trường hợp căng cơ nhẹ, bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị của chúng tôi, còn nếu căng cơ nặng, bạn cần phải đến gặp và điều trị với bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.