Câu thơ Làn thu thủy nét xuân sơn cụm từ Làn thu thủy gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt như thế nào

         Chân dung Thúy Kiều: Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân thì Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Sắc đành đòi một tài dành họa hai.

         Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

         Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Kiều. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.

         Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài dành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.

         Nhưng không chỉ có nhan sắc mà Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thường lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

         Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh: vừa do trời phú, thiên bẩm vừa đa dạng, cái gì cũng giỏi, cũng hơn người. Không cần học hành gian khổ, lớn lên Kiều đã trở thành một giai nhân tuyệt sắc, một tài nữ hiếm thấy. Các từ ngữ tuyệt đối, cực đoan được sử dụng kế tiếp: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu, ăn đứt,...

         Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (làm thơ), họa (vẽ tranh). Đặc biệt, tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh mà Kiều sáng tác chính là sự ghi tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

         Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Loigiaihay.com

LÀN THU THUỶ, NÉT XUÂN SƠN (25)

          Trong thơ văn cổ, khi miêu tả người đẹp thường dùng hình tượng “thu thuỷ” để ví đôi mắt và “xuân sơn” để ví chân mày, “mi nhược xuân sơn, nhãn nhược thu thuỷ” 眉若春山, 眼若秋水 (chân mày như núi mùa xuân, đôi mắt như nước mùa thu). Tô Thức 苏轼 đời Tống trong bài từ Du thưởng 游赏 theo điệu Nam ca tử 南歌子 đã viết:

Sơn dữ ca mi liễm

Ba đồng tuý nhãn lưu

山与歌眉敛

波同醉眼流

(Sắc núi xanh nhạt như chân mày của ca nữ

Sóng biếc chảy như đôi mắt say mơ màng)

          Và Nguyễn Duyệt 阮阅đời Tống trong bài từ Lâu thượng hoàng hôn hạnh hoa hàn 楼上黄昏杏花寒 theo điệu Nhãn nhi mi 眼儿眉 đã viết:

Doanh doanh thu thuỷ

Đạm đạm xuân sơn

盈盈秋水淡淡春山

(Đôi mắt như nước mùa thu long lanh

Chân mày nhạt như núi mùa xuân tươi đẹp)

          Trong Hồng lâu mộng 红楼梦 hồi thứ 30, khi nói về nhân vật Linh Quan 龄官, Tào Tuyết Cần 曹雪芹 cũng đã viết:

Mi túc xuân sơn, nhãn tần thu thuỷ.

眉蹙春山, 眼颦秋水

(Mày chau như núi mùa xuân, mắt long lanh như nước mùa thu)

Làn thuy thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

(“Truyện Kiều” 25 – 26)

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn: Chỉ mắt trong như làn sóng mùa thu, lông mày nét tươi như sắc núi mùa xuân. Chữ của Tình sử “Nhãn như thu thuỷ, my tựa xuân sơn”, nghĩa là: Mắt như nước thu, lông mày như núi xuân. Nói chung khi tả người, Nguyễn Du cũng như các nhà văn xưa chỉ viết theo những từ ngữ có sắn, không viết theo cái nhìn trực tiếp.

Nét xuân sơn: Đường nét của núi mùa xuân, chỉ lông mày đen.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

          Nhỡn quang thu thuỷ

          眼光秋水

          (Mắt lóng lánh như làn nước mùa thu)

          Mi đạm xuân sơn

眉淡春山

          (Mày xanh hơn vẻ núi mùa xuân)

(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960) 

Xét: Theo “Tư liệu Truyện Kiều  - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, thì câu 25 này là:

HƯƠNG  thu thuỷ, VẾT  xuân sơn

                                                     (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                Quy Nhơn 01/01/2020

Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânTiếng anh thí điểmĐạo đứcTự nhiên và xã hộiKhoa họcLịch sử và Địa lýTiếng việtKhoa học tự nhiênHoạt động trải nghiệm, hướng nghiệpHoạt động trải nghiệm sáng tạoÂm nhạcMỹ thuật


"Làn thu thuỷ,nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".

Bạn đang xem: Làn thu thủy nét xuân sơn hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

C1

hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm ấy có tên gọi khác là gì? tác giả là ai? Tác phẩm viết bằng thể lại gì?

C2

xác đinh biện pháp tư từ có trong hai câu thơ trên và chỉ rõ tác dụng?

C3

Nêu gắn gọn cảm nghĩ của em về hai câu thơ trên?



1. Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều) - Nguyễn Du. Thể loại truyện thơ (thơ lục bát).

2. Biện pháp nhân hóa: ghen, hờn. Tác dụng: cho thấy được vẻ đẹp hoàn mỹ của Kiều đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn\(\Rightarrow\)dự báo trước số phận lênh đênh, sóng gió của nàng.

Tham khảo:

3. Chỉ với 2 câu thơ, nhưng Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt ta một bức tranh thật đẹp. Tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp tươi tắn, quyến rũ, yêu kiều của nàng Kiều. Đôi mắt Kiều được ví như làn nước mùa thu xanh biếc, thăm thẳm và phẳng lặng. Nét mày thanh tú, xinh tươi như dáng núi mùa xuân. Sắc đẹp hoàn hảo đến mức nghiêng nước nghiêng thành, khiến cho hoa ghen, liễu hờn. Thật là bậc nghiêng nước nghiêng thành!


Đúng 1 Bình luận (0) Các câu hỏi tương tự


Phân tích bút pháp này trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trong các câu thơ sau:

a) Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

b) Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 1 0


"Làm thu thủy neat xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"Nêu nội dung về nghề thuật được sử dụng qua 2 câu thơ đó .Phương thức biểu đạt chính của 2 câu thơ trên ?

Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 1 0

Làn thu thuỷ nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một hoạ đành đoạ haiđoạn trích trên liên quan đến phương châm hội thoại nào ? vì saoo ?

Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 1 0

Phân tích các câu thơ sau trong bài "Chị em Thúy Kiều":

"Kiều càng sắc sảo, mặn mà,So bề tài, sắc, lại là phần hơn.Làn thu thủy, nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.Một hai nghiêng nước nghiêng thành,Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trời,Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.Cung thương làu bậc ngũ âm,Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân."

Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 0 0

Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về bốn câu thơ sau:

Làn thu thủy, nét xuân sơn.

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước, nghiêng thành.

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Xem thêm: Trung Bình Cộng Của 6 Số Chẵn Liên Tiếp Là 241 Hãy Tìm 6 Số Đó

Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 0 0

1. Đây là câu thơ của Nguyễn Du khi tả chân dung Thúy Kiều :

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt cũng như biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ đó

Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 0 1

Câu” làn thu thuý, nét Xuân sơn “ sử dụng nghệ thuật tiêu biểu nào của văn học trung đại? Em biết gì về đặc điểm của nghệ thuật này. Nêu tác dụng của nghệ thuật đó trong câu thơ.Giúp mik với ạ!!!

Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 0 1

" Vân xem trang trọng khác vời ......Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

Dựa vào đoạn trích trên hay viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, có sử dụng một câu đặc biệt và một câu ghép (gạch chân và chú thích) về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều Thúy Vân,

giúp mình với mọi người oiiii : Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 0 0

Đọc kĩ bốn câu thơ sau và trả lơi các câu hỏi bên dưới:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

1. Chép chính xác những câu thơ còn lại để hoàn thiện đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của nàng Kiều. Qua đoạn thơ vừa chép, em thấy nàng Kiều có những vẻ đẹp gì?

2. Vì sao nói nàng Kiều là nhân vật chính của tác phẩm nhưng trong văn bản có đoạn thơ trên, tác giả lại gợi tả vẻ đẹp của người em gái (nàng Vân) trước, rồi mới tả Kiều sau?

3. Khi tả nhan sắc của Kiều, Nguyễn Du tập trung gợi tả chi tiết nào? Vì sao tác giả lại lựa chọn chi tiết đó?

4. Trong đoạn thơ em vừa chép, dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” là gì? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

5. Tìm 1 thành ngữ có trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ đó trong đoạn.

Lớp 9 Ngữ văn Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du 0 0

Video liên quan

Chủ đề