Câu tục ngữ giúp ta có kinh nghiệm đánh bắt được nhiều thủy hải sản:

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Không ai biết chính xác thời gian ra đời của các câu tục ngữ ca dao về lao động sản xuất là từ bao giờ. Chỉ biết rằng đó là những bài học quý báu, sự chiêm nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp mang đến cho mọi người niềm tin, động lực, khích lệ sự hăng say trong công việc.

1. Tục ngữ về lao động sản xuất

Những câu tục ngữ về lao động sản xuất có thể được xem như những khúc hát tâm tình của các thế hệ đi trước nhằm chia sẻ và lưu truyền kinh nghiệm, lời khuyên cho các thế hệ sau này.

  1. Con trâu là đầu cơ nghiệp.
  2. Đừng giống buồm trong bão giông.
  3. Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức.
  4. Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền
  5. Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống
  6. Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
  7. Tấc đất tấc Vàng
  8. Năm trước được cau, năm sau được lúa.
  9. Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.
  10. Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Câu tục ngữ giúp ta có kinh nghiệm đánh bắt được nhiều thủy hải sản:
  1. Một lượt cỏ thêm giỏ thóc.
  2. Gió heo may mía bay lên ngọn.
  3. Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.
  4. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
  5. Một tiền gà, ba tiền thóc.
  6. Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa.
  7. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
  8. Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.
  9. Nhất thì, nhì thục.
  10. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
  11. Đầu năm gió to, cuối năm gió bắc.
  12. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa. Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.

Xem thêm: 117 câu ca dao, tục ngữ về thời tiết, khí hậu được ông cha ta đúc kết từ xưa

2. Ca dao về lao động sản xuất hay và ý nghĩa

Đọc những câu ca dao về lao động sản xuất dưới đây sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn sự khổ cực, lo lắng của những người nông dân để làm ra hạt thóc, tuy vất vả là vậy nhưng họ vẫn lạc quan, vui vẻ, yêu đời.

1. Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu. Công lên chẳng quản lâu đâu, Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

2. Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

Câu tục ngữ giúp ta có kinh nghiệm đánh bắt được nhiều thủy hải sản:

3. Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

4. Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng, đá mềm

Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng.

5. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

6. Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.

7. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! Bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

8. Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

9. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

10. Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ răng hôm rằm thì được lúa chiêm.

11. Tháng chạp là tháng trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. Tháng ba cày vỡ ruộng ra,

Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.

12. Ngày thì đem thóc ra phơi, Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay. Một đêm là ba cối đầy Một tay xay giã, một tay giần sàng Tháng ba ngày tám rỗi ràng,

Làm sao đủ gạo mùa màng khỏi lo.

13. Cơm ăn một bát sao no Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng Sâu cấy lúa, cạn gieo bông

Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.

Câu tục ngữ giúp ta có kinh nghiệm đánh bắt được nhiều thủy hải sản:

14. Mồng chín tháng chín có mưa Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn. Mồng chín tháng chín không mưa,

Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

15. Buồn tình thúng lủng sàng hư,
Mãn mùa tính lại không dư đồng nào.

16. Bao giờ đom đóm bay ra,
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.

17. Bắc thần đã mọc xê xê,
Chị em thức dậy lo nghề đi buôn.

18. Bao giờ cho hết tháng ba,
Bồ nông no ấm ở nhà nghỉ ngơi.

19. Em là con gái nhà nông, Thấy anh gánh lúa vừa mừng vừa thương. Mồ hôi ướt đẫm trán lưng, Hỏi anh bát nước chè xanh,

Thi nhau ta gánh cho nhanh bạn cùng.

20. Thân em vất vả trăm bề,
Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.

21. Tháng sáu, tháng bảy, khi vừa Vừa trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh Tháng tám lúa trổ đã đành Tháng mười cắt hái cho nhanh kịp người Khó khăn làm mấy tháng trời Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông Cắt rồi nộp thuế nhà công

Từ rày mới được yên lòng ấm no.

22. Quanh năm, cấy hái cày bừa
Vụ chiêm tiết hạ, vụ mùa tiết đông.

3. Ca dao về lao động sản xuất cần cù

Trong lao động, sản xuất thì cần cù, siêng năng là những đức tính cần phải có. Do đó, những câu ca dao về lao động cần cù với mục đích ca ngợi phẩm chất tuyệt vời của người nông dân chịu thương, chịu khó. Đồng thời cũng là sự động viên, khích lệ tinh thần cho mọi người.

1. Anh ơi! Cố chí canh nông, Chín phần ta cũng dự trong tám phần. Hay gì để ruộng mà ngăn, Làm ruộng lấy lúa, chăn tằm lấy tơ. Tằm có lứa, ruộng có mùa,

Chăm làm, trời cũng đền bù có khi...

2. Ai ơi nhớ lấy lời này Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm Nhờ trời hòa cốc phong đăng Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi Được mùa dù có tại trời

Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.

3. Nhờ trời mưa gió thuận hòa, Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau. Chim, gà, cá, lợn, cành cau,

Mùa nào thức ấy giữ màu nhà quê.

4. Ruộng đầm nước cả bùn sâu,
Suốt ngày anh với con trâu cày bừa.

Câu tục ngữ giúp ta có kinh nghiệm đánh bắt được nhiều thủy hải sản:

5. Trâu ơi ta bảo trâu này: Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày giữ nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy, ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

6. Em là con gái đồng chiêm, Gieo mạ cấy lúa, lại thêm trồng màu. Ươm tơ, dệt vải nhuộm màu,

May áo bền chắc theo trâu cày bừa.

7. Quê ta đồng trắng, nước trong, Lúa gạo thì ít, rêu rong thì nhiều. Dặn con phải nhớ lấy điều,

Muốn cho no ấm phải sớm chiều siêng năng.

8. Ai về nhắn chị em cùng
Muốn cho no ấm, nghề nông chuyên cần.

4. Ca dao về lao động sản xuất tự giác

Bên cạnh sự cần cù, chăm chỉ siêng năng thì tinh thần tự giác trong lao động sản xuất cũng vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ mang đến sự hiệu quả trong sản xuất. Dưới đây là một số câu ca dao về lao động sản xuất tự giác:

1. Của đời cha mẹ để cho, Làm không, ăn có, của kho cũng rồi. Muốn no thì phải chăm làm,

Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi.

2. Lúa khô nước cạn ai ơi,
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu.

3. Muốn no thì phải chăm làm,
Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi.

Câu tục ngữ giúp ta có kinh nghiệm đánh bắt được nhiều thủy hải sản:

4. Đói thì đầu gối phải bò,
Cái chân hay chạy, cái giò hay đi.

5. Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

6. Gỗ kiền anh để đóng cày Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa Răng bừa tám cái còn thưa Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống tơ Muốn cho lúa nảy bông to

Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.

Có thể nói, những câu ca dao tục ngữ về lao động sản xuất thường mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Đồng thời, thông qua những câu ca dao tục ngữ thành ngữ trên cũng sẽ giúp bạn có được thêm nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân mình.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Câu tục ngữ giúp ta có kinh nghiệm đánh bắt được nhiều thủy hải sản:

Nghề biển là một trong những nghề phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ngư dân phải lao động rất vất vả nhưng được hay mất mùa không biết trước được. Nếu gặp lúc mưa thuận gió hòa thì còn có thu nhập nhưng gặp lúc biển động, sóng to gió lớn thì công sức lại đổ sông, đổ biển.

- Buông câu thả lưới cho dài

Họa may kiếm được con cá biển ngoài lần vô.

- Ra khơi bữa có bữa không

Lạy trời đừng để tố giông cho mình.

- Làng tôi nghề biển nghề sông

Những hôm trời lặng cá trong cá ngoài

Cá thu cho chí cá khoai

Còn như cá lẹp, cá mai đã nhiều.

Người dân miền biển Đà Nẵng có kinh nghiệm quý báu khi nhận thấy những tín hiệu tự nhiên từ sự thay đổi bất thường trên bầu trời hoặc những hiện tượng lạ chung quanh mà đoán biết tình hình thời tiết ở vùng đất mình đang sinh sống:

- Đời ông cho chí đời cha

Mây phủ Sơn Trà, không gió thì mưa.

- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà

Sấm rền Non Nước, trời đà chuyển mưa.

- Mây đen phủ kín Sơn Trà

Gấp lo thu dẹp kẻo mà có mưa.

Và những kinh nghiệm đã được đúc kết từ bao đời nay đã giúp cho họ kịp thời lo liệu được những công việc thường ngày trong cuộc sống:

- Mống cao gió táp, mống rạp mưa dầm

- Mống Cu Đê trở về dọn gác

- Mống đóng đằng Tây mưa rây gió giật

- Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

- Chớp phía đông, mưa giông đã tới

- Ba con chảy, bảy con cường.

- Nắng ui ui thui chết người

- Sao tua rua mọc, vàng cây chết lá

Sao tua rua lặn, chết cá chết tôm

- Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa.

Những lúc thời tiết bất lợi cho nghề nghiệp thì ngư dân cũng tranh thủ nghỉ ngơi, chờ ngày nắng lên ấm áp để ra khơi được thuận buồm xuôi gió:

Chớp phía Đông, hồng phía Tây

Ghe câu lên bãi ba ngày nằm chơi.

Bên cạnh những kinh nghiệm về thời tiết còn là sự báo hiệu từ những biểu hiện bất ổn của người nhà hoặc người nhà trước giờ ra khơi, chính nhờ như thế mà họ có thể tránh được những rủi ro, mất mát đáng tiếc:

Thuận buồm xuôi gió thì đi

Mặt nặng như chì ở lại nuôi con.

Đối với họ, lao động là niềm vui trong cuộc sống, đồng thời cũng là nguồn thu nhập kinh tế vô cùng quan trọng. Những khi thời tiết bất thường, không ra biển đánh bắt, đối với họ là nỗi lo toan:

- Một ngày vãi chài bằng mười hai ngày phơi lưới.

Công việc giăng lưới, thả câu trên biển, ngoài yêu cầu người đi biển phải luôn có sức khỏe và sự dẻo dai thì cũng cần có sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng cùng nhau trong công việc. Bởi vậy, trong lúc làm việc vất vả thì họ đã cùng nhau cất lên câu hò để công việc được đều tay và nhanh hơn.

Hò hố, giàn nậu vô!

Hò hỡi hò lơ, hố hò lơ, là hò hỡi lơ

Ra đi mà sóng biển

Sóng biển mịt mù, là hò hỡi lơ!

Trời cho mà lưới nặng, là hò hỡi lơ!

Dô hò ta kéo lên! là hỡi hò lơ!

Rị hố rị! hố rị!

Ra đi! hố rị! lưới nặng... hố rị! dô hò...hố rị!

Kéo lên! hố rị rị rị rị rị!

Nghề đánh bắt cá trên biển cả cũng có lúc được mùa tùy theo hướng gió, con nước hợp chiều. Họ sống gắn bó với nghề biển, nên đã áp dụng được kinh nghiệm nghề biển trong cuộc sống:

- Thuyền ngược ta khiến gió nam

Thuyền xuôi ta khiến gió nồm thổi lên.

- Nồm mùa sông, dông mùa biển.

- Coi gió bỏ buồm.

- Có nước có cá.

Dân chài vùng biển cho rằng, khi gió nồm thổi về thì có nước lợ ở vùng sát bờ, nên cá thường ra xa bờ. Những lúc đó, thuyền to không thể đánh bắt gần bờ nên có được bất cứ con gì cũng phải bắt cho được, không bỏ qua. Nồm ngoài nước ngọt, chẳng để lọt con nào.

Như vậy, với cư dân làm nghề biển, họ là những người “ăn sóng nói gió”, tiếp xúc nhiều với ngư dân ở các địa phương khác cùng hành nghề trên biển, vì vậy, kho tàng ngôn ngữ của họ khá đồ sộ. Làm việc trên biển khơi đầy sóng gió, họ dùng những câu ca dao, hò vè để quên đi những nhọc nhằn, vất vả. Đồng thời, trong những lần ra khơi bám biển, họ đã tích lũy kinh nghiệm làm nghề, xem hiện tượng thời tiết rồi đưa vào ca dao, tục ngữ, hò vè để trao truyền lại cho đời sau.


H.T.H