Cây bìm bịp thường mọc ở đâu

Cây bìm bịp hay còn gọi là mảnh cộng là một cây thuốc có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền. Loại cây này thường được dùng để điều trị các bệnh lý vàng da, viêm gan, đau nhức xương khớp, đòn ngã tổn thương… Hãy cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Ngọc Thi tìm hiểu thêm về bìm bịp qua bài viết sau đây nhé.

Cây bìm bịp là gì?

Cây bìm bịp còn có tên gọi khác là xương khỉ, mảnh cộng. Cây có tên khoa học là Clinacanthus nutans, họ Ô rô – Acanthaceae.

Bìm bịp là cây thân nhỏ, lâu năm, mọc trườn, có thể cao từ 1-3m. Lá nguyên không xẻ thùy, cuống lá ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn dài, bề mặt lá xanh thãm, không lông, gân nổi rõ, mép lá hơi nhún. Có lá bắc hẹp. Hoa rủ xuống ở ngọn, tràng hoa màu đỏ hay hồng, cao 3-5cm. Tràng hoa chia làm hai môi, có 3 răng ở môi dưới. Quả dạng nang, chứa 4 hạt, dài 1,5cm.

Cây phân bố khắp nước ta, mọc rải rác trong rừng rụng lá, bờ bụi, bãi trống hoặc được trồng trong hộ gia đình. Cây ra hoa vào mùa xuân tới mùa hạ.

Cây bìm bịp thường mọc ở đâu
Cây bìm bịp còn có tên gọi khác là xương khỉ, mảnh cộng.

Thành phần hóa học

Trong cây bìm bịp chứa nhiều flavonoids, glycosides, glycerolipids, cerebrosides, chloroform…

Lá non được dùng nấu canh ăn như rau, lá khô có thể ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi có thể đem xào nóng, đắp lên chỗ bong gân trặc khớp, đòn ngã tổn thương, hoặc toàn cây khô sắc nước uống.

Tác dụng của cây bìm bịp

1. Giúp kháng viêm

Cây bìm bịp từ lâu đã được dùng để điều trị côn trùng cắn. Ngoài ra còn viêm da dị ứng, tổn thương da do herpes và zona. Dịch chiết cồn ethanol 80% của cây được chứng minh ức chế bạch cầu đa nhân trung tính. Hoạt hóa quá trình sản xuất superoxide anion và elastase. Đây là các men làm tổn thương mô viêm. Ngoài ra, dịch chiết toàn cây này còn ức chế phóng thích và làm giảm tác dụng của histamin và serotonin. Các hóa chất trên là chất điều hòa ban đầu của quá trình viêm.

2. Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu gần đây cho thấy, dịch chiết cồn methanol của cây bìm bịp có chứa các yếu tố chống ung thư và chống quá trình oxy hóa tế bào, ngay cả với liều thấp. Những chất này có khả năng thu nhặt các gốc tự do và ức chế quá trình phát triển của khối u.

Nghiên cứu được tiến hành trên 4 con chuột mang khối u T1. Kết thúc nghiên cứu, trọng lượng và kích thước trung bình của khối u trên 4 con chuột đã giảm đáng kể sau 28 ngày. Các nhà khoa học cho rằng kết quả này có được là do nhiều quá trình phức tạp góp phần vào. Trước tiên là sự hoạt hóa quá trình apoptosis (quá trình chết tế bào), quá trình giúp tự sửa chữa các tổn thương DNA trong ung thư. Bên cạnh đó, dịch chiết bìm bịp còn giúp làm tăng quần thể tế bào NK1.1 và tế bào T. Chúng góp phần loại bỏ khối u bằng các tạo ra các ly giải tế bào và đồng thời gia tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch CD3 và CD8, giúp cải thiện tỉ lệ sống sót của ung thư.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn ghi nhận được sự giảm nồng độ Nitric oxide (NO) của chuột được điều trị bằng lá bìm bịp. NO là một trong những tín hiệu truyền tin thúc đẩy quá trình viêm chuyển thành hoạt hóa gen gây ung thư.

3. Giúp chống oxy hóa

Dịch chiết bìm bịp có khả năng quét mạnh các gốc tự do gây ra sự oxy hóa tế bào. Khả năng quét gốc tự do của bìm bịp được cho là do trong cây có chứa nhiều alkaloids, flavonoids và flavones.

4. Giúp nhanh lành vết thương

Dịch chiết cây bìm bịp được cho là có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương trên nướu răng trong một nghiên cứu. Các nhà khoa học tin rằng chính chất chloroform trong bìm bịp có vai trò chính nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được chính xác là dạng thức nào của chloroform trong cây có vai trò chủ đạo, diglycerides hoặc stigmasterol.

Cây bìm bịp thường mọc ở đâu
Bìm bịp có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương

5. Tác dụng của cây bìm bịp theo y học cổ truyền

Bìm bịp có vị ngọt, cay, hơi đắng, không độc. Cây có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp (giải độc), tiêu thũng (giảm phù thũng) chỉ thống (giảm đau), tán ứ bạt độc.

Một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp

Chữa đau khớp

Cây bìm bịp 30g, Gối hạc 20g, Trâu cổ 20g, Tầm gửi cây dâu tằm 20g; sắc với 1 lít nước còn lại 300ml nước. Chia uống 2 lần trong ngày đối với những người mắc bệnh đau khớp.

Chữa viêm gan

Cây bìm bịp khô 30g, Râu ngô 20g, Trần bì 12g, Lá vọng cách 12g, Sâm đại hành 16g. Đem rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước, còn lại 300ml nước, chia uống 2 lần trong ngày để giảm các triệu chứng viêm gan.

Chữa lở miệng

Lá bìm bịp tươi 60g, đem rửa sạch, để ráo, giã nát, hòa với nước gạn bỏ bỏ để lấy nước thuốc. Ngậm và nuốt dần trong ngày sẽ giảm chứng lở miệng.

Chữa đau nhức xương do thoái hóa

Cây bìm bịp tươi 80g, củ Sâm đại hành tươi 50g, Ngải cứu tươi 50g; rửa sạch, giã nát, xào nóng với giấm, để ấm đắp vào chỗ đau, băng cố định lại; đắp buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa bong gân trật khớp

Lá bìm bịp, Lá ngũ trảo, Lá cây thanh táo. Mỗi loại 1 nắm tay, rửa sạch, giã nát, hòa với giấm, xào ấm và đắp lên chỗ đau.

Lưu ý

Mặc dù đây là loại dược liệu lành tính, song người dùng cũng cần lưu ý những điều sau để tránh gây hại cho cơ thể:

  • Khi sử dụng bìm bịp để trị bệnh, nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.
  • Đối với cây tươi, cần làm sạch bằng nước muối để loại bỏ tạp chất độc hại, bụi bẩn trước khi sử dụng. Còn đối với bìm bịp khô, cần tránh nhầm lẫn với các loại dược liệu khác có dùng hình dáng, màu sắc.
  • Nước bìm bịp chỉ nên dùng trong ngày, không được để qua đêm vì nó có thể khiến người dùng bị ngộ độc, đau bụng và đi ngoài.
  • Khi đang trị bệnh bằng bìm bịp, không nên tự ý dùng thêm thuốc tây. Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị về vấn đề này.
  • Kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong quá trình dùng thảo dược này.

Cây bìm bịp vừa dễ tìm, dễ sử dụng và không có độc tính. Dân gian đã sử dụng bìm bịp để chữa viêm da, viêm gan, đòn ngã tổn thương… rất hiệu quả. Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu về loại cây này. Cây có nhiều tiềm năng trong ứng dụng điều trị ung thư; tăng cường hệ miễn dịch, điều trị bệnh lý viêm. Hi vọng bài viết này mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Cây xương khỉ hay miền bắc còn gọi với tên cây bìm bịp là loại cây phổ biến được sử dụng như một loại thảo dược chữa bệnh hiệu quả. Cây mang lại công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, mát gan, lợi mật, cải thiện huyết áp, chữa những bệnh xương khớp, đặc biệt còn hỗ trợ điều trị ung thư.

+ Tên khác: Cây xương khỉ, cây mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo.

+ Tên khoa học: Clinacanthus nutans

+ Họ: ô rô

I. Cây bìm bịp/Xương khỉ là cây gì?

+ Đặc điểm thực vật

Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3 m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh.

Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có 2 môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5 cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt. 

+ Cây bìm bịp mọc ở đâu?

Cây bìm bịp này mọc hoang ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam và Châu Á. Tại một số địa phương bà con trồng để dùng lá non nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Để làm thuốc bà con thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Toàn bộ cây đều được dùng làm thuốc, nhiều nơi còn dùng lá cây để làm bánh gọi là Bánh mảng cộng (Loại bánh này thường có ở một số tỉnh miền núi phía Bắc).

Cây được thu hái quanh năm. Cách chế biến có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. 

+ Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu cây xương khỉ tính bình, vị ngọt, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavon, glycosind, không gây độc hại. Không chỉ chứa chất xơ, canxi, loài cây này còn có hàm lượng đạm và chất béo vừa phải, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt. 

II. Tác dụng của cây bìm bịp/ Xương khỉ

Ngày nay qua các thử nghiệm và công trình nghiên cứu của nước ngoài, cho thấy các chất flavonoid, glycerol, cerebrosid, glycosid,… trong cây có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.Do vậy cây được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Đây là tác dụng đáng quý nhất của cây, bởi hiện nay cây thuốc có tác dụng với bệnh ung thư không nhiều và chỉ tính trên đầu ngón tay.

Bên cạnh đó loại cây này còn mang đến các công dụng tốt khác với sức khỏe như: 

  • Tác dụng mát gan, lợi mật

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da

  • Cây bìm bịp chữa xương khớp điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp

  • Tác dụng chóng liền xương (Do gãy xương)

  • Cây xương khỉ trị viêm xoang 

Đối tượng sử dụng cây xương khỉ

  • Bệnh nhân ung thư, tốt nhất cho ung thư hạch

  • Bệnh nhân viêm gan

  • Người có men gao cao, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu

  • Người gì bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp

  • Người bị chấn thương (Sai khớp, bó xương đắp vào vết thương để chóng liền)

Cách dùng, liều dùng cây bìm bịp /xương khỉ

Thân Lá bìm bịp có thể xem là cây cỏ, cũng có thể dùng làm rau ăn. Hoặc phơi khô hãm lấy nước dùng. Liều lượng: dùng hàng ngày, 30-40g cây khô hãm nước uống.

Loại cây này cũng có thể được sử dụng để ngâm rượu: Dùng thân cây bìm bịp xắt lát, sao vàng, hạ thổ cho vào rượu 40 độ ngâm thân cây với rượu trong 3 tháng.

– Dùng Uống: Uống 15ml Chữa đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, say tàu xe.

– Dùng bôi ngoài da: Xoa ngoài vùng đau nhức giúp thư giãn cơ, giảm viêm, tiêu sưng, làm tan máu bầm, trật khớp xương.

– Dùng lá tươi giã đắp trị vết thương hở, giúp vết thương mau lành.

III. Bài thuốc với cây bìm bịp/ Xương khỉ 

Mộ số bài thuốc từ cây bìm bịp được nhiều người áp dụng để chữa bệnh có thể kể đến: 

  • Dùng cho bệnh nhân Ung thư:

Cây bìm bịp 30g, cây xạ đen 40g, hoa đu đủ đực 30g nấu với 1.5lít nước uống trong ngày.

  • Bài thuốc cho các bệnh về gan:

Dùng toàn cây mảnh cộng khoảng 30g (đã khô), 20g râu ngô, 12g lá cây vọng cách, 12g lá quao, 16g sâm đại hành, 10g trân bì. Sau đó dùng hỗn hợp trên sắc với 1000ml nước sôi, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút và chia làm 3 lần uống trong ngày.

  • Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống:

Dùng lá cây mảnh cộng tươi khoảng 80g, 50g cây thuốc cứu tươi, 50g củ sâm đại hành.Sau đó dùng hỗn hợp và giã nhuyễn, xào nóng với dấm và để âm ấm sau đó đắp vào chỗ bị đau. Băng chặt lại mỗi tối sau khi đi ngủ, buổi sáng mở ra. Làm liên tục từ 5 đến 10 ngày. Hoặc dùng khô 30g cây xương khỉ, 20g sâm đại hành, ngải cứu 30g sắc với 2 lít nước đun còn khoảng 1l uống trước khi ăn lấy bã và cho 1 củ gừng tươi ( giã nát ) trộn đều đắp trực tiếp đến khi hết nóng thì bỏ ra.

  • Bạn cũng có thể dùng Bài thuốc uống sau:

Cả cây bìm bịp 12g, tang ký sinh 16g, thục địa (chế) 16g, ba kích nhục 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 12g, dây trâu cổ 12g, cẩu tích 12g, đậu đen (sao thơm) 12g, dây tơ hồng xanh 10g. Đem thuốc sắc với 1,2 lít nước sao cho còn lại 300ml, chia thuốc ra uống 2 – 3 lần trong ngày sau khi ăn. Uống từ 1-2 tuần, trong quá trình sử dụng thuốc không được ăn măng.

  • Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh lở miệng:

Dùng 60g lá cây mảnh cộng tươi sau đó rửa sạch và để ráo. Sau đó thêm chút nước sạch và giã nát rồi lọc lấy nước. Dùng hỗn hợp đã giã nát ngậm và nuốt dần trong ngày. Ngoài ra, bạn nên xúc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày kết hợp với việc chải răng và vệ sinh sạch sẽ.

  • Bài thuốc hỗ trợ chữa khớp xương sưng đau:

Khi bị sưng đau khớp xương, dùng 30g cây mảnh cộng, 20g rễ và thân cây gối hạc, 20g trâu cổ và 20g cây dâu tằm cùng với 1.200ml. Dùng sắc lấy 300ml và chia làm 3 lần sau bữa ăn trong ngày và uống liên tục trong 15 ngày

IV. Một số lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ để hỗ trợ điều trị bệnh

  • Cần phải lưu ý, không được sử dụng thuốc Tây Y cùng lúc với cây xương khỉ. Nếu có sử dụng chung thì dùng cách nhau trong khoảng thời gian từ 45p – 60 phút.

  • Thực hiện đúng liều lượng thuốc được bào chế từ cây xương khỉ.

  • Không nên sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh, như: rượu, bia, thuốc lá.

  • Bệnh nhân ung thư nên kiên tối đa thịt đỏ (bò, heo, dê), tôm, cá và sữa.

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. 

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về loài cây bìm bịp/ xương khỉ, tác dụng của cây xương khỉ. Đây là cây thảo dược lành tính, dễ sử dụng cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Cây bìm bịp thường mọc ở đâu
  facebook.com/BVNTP

Cây bìm bịp thường mọc ở đâu
  youtube.com/bvntp