Chen lấn, xô đẩy là gì

Chen lấn, giành lượt nơi công cộng từ lâu đã trở thành vấn đề gây bức xúc cho nhiều người. Hành vi đó thể hiện “phông văn hóa” của cá nhân. Và, vô hình trung, nó cũng tác động tiêu cực đến giáo dục con cái.

Chen lấn, xô đẩy là gì

Chen lấn, xô đẩy tại các lễ hội là tình trạng khá phổ biến ở nhiều địa phương. Ảnh Internet.

Dù đã được đề cập rất nhiều trên các diễn đàn xã hội và các phương tiện truyền thông nhưng lâu nay, tình trạng chen lấn, xô đẩy và giành lượt ở một số điểm công cộng vẫn xẩy ra, gây bức xúc cho nhiều người.

Chị T.T.H ở phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Việc chen lấn, xô đẩy tuy lâu nay không còn phổ biến như trước nữa nhưng thỉnh thoảng, trong một số tình huống, vẫn có những người hành xử kém văn minh khiến những người xung quanh hết sức bất bình. Thậm chí, có lần tôi còn thấy trong khi làm lễ ở đền, chùa, vì muốn được xếp thứ tự trước, nhiều người còn cho người giúp lễ tiền để được làm trước. Và tất nhiên, người giúp lễ cũng hợp tác. Ở chốn linh thiêng mà còn hành xử như thế thì thử hỏi, điều họ cầu mong có được thỏa nguyện hay không?”.

Chen lấn, xô đẩy là gì

Người dân xếp hàng, chờ đợi để rút tiền ở cây ATM là một trong những hình ảnh đẹp cần nhân rộng.

Tại nhiều điểm công cộng, để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy, các cơ sở thường bố trí người hướng dẫn, sắp xếp. Tuy nhiên, một số người khi bị nhắc nhở còn tỏ ra bức xúc, thách thức nhân viên hướng dẫn.

Anh T.V.H - nhân viên một điểm du lịch cho biết: “Trong mùa cao điểm, quầy bán vé rất đông, vì thế, chúng tôi phải hướng dẫn khách xếp hàng và mua vé theo thứ tự. Tuy nhiên, nhiều người lại chẳng tuân thủ mà cứ chờ có cơ hội là lấn lên giành lượt. Khi chúng tôi nhắc nhở thì họ còn nổi nóng, quát tháo. Thậm chí khi những người xếp hàng phản đối thì họ cũng sẵn sàng gây hấn. Vẫn biết, khách hàng là thượng đế nhưng nhiều khi, với những khách hàng như thế, chúng tôi cũng buộc phải thẳng tay”.

Chị N.H.H - nhân viên một siêu thị cho biết: “Vào cuối tuần, thường quầy thanh toán rất đông, hầu hết khách hàng đều tự xếp hàng đến lượt mình. Tuy nhiên, có nhiều khi chúng tôi rất khó xử khi lâu lâu lại có một vài người chen lên xin thanh toán trước với lý do ít hàng. Chúng tôi không có quyền cho thanh toán và nhiều khách hàng cũng tỏ ra bực bội vì những người như thế”.

Chen lấn, xô đẩy là gì

NHân viên ở siêu thị nhiều lúc khó xử khi có một vài người chen lên xin thanh toán trước với lý do ít hàng.

Tình trạng chen lấn, xô đẩy do nhiều nguyên nhân, trong đó, sự hạn chế về nhận thức, lối sống chưa chuẩn mực của một bộ phận người dân và tác động mặt trái của cơ chế thị trường... là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, việc giáo dục, tuyên truyền về văn hóa xếp hàng chưa được chú trọng cũng dẫn đến tình trạng đó. Hơn nữa, hiện nay, chưa có chế tài xử lý cụ thể đối với hành vi gây mất trật tự.

Hiện nay, biện pháp phổ biến nhất là chính những người cùng đang xếp hàng lên tiếng, yêu cầu xếp hàng theo thứ tự nhưng số người này rất hiếm. Đa số người dân thường chọn cách im lặng, mặc kệ, coi như không phải việc của mình. Cứ như thế hành vi xấu này cứ lặp đi lặp lại, diễn ra ở nhiều nơi.

Chen lấn, xô đẩy giành lượt nơi công cộng là hành vi thiếu văn minh. Nhiều người tuy ý thức được điều đó nhưng đôi khi vì lý do này, lý do kia, vẫn cố tình làm sai. Và, nguy hại hơn là lắm khi họ hành xử như thế trước mặt con trẻ. Điều đó gây tác hại rất lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì thế, để giữ gìn trật tự và đảm bảo quyền lợi chung của tất cả mọi người, hình thành nét văn hóa xếp hàng cho xã hội, thì các cơ sở bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, bố trí nhân viên hướng dẫn, cần có chế tài để xử lý những hành vi chen lấn nơi công cộng.

Phong Linh

Home  »  Lớp 12  »  Nghị luận: Về hiện tượng chen lấn, xô đẩy ở các lễ hội làm xấu hình ảnh người Việt trong mắt bạn bè quốc tế

Lớp 12

I/ MỞ BÀI:

Xếp hàng được xem là thước đo ý thức công dân về văn hoá ứng xử của các nước nhưng hiện nay đã bị nhiều người xem thường, bỏ quên, dặc biệt việc xếp hàng của đại đa số người dân Việt Nam đang là bài toán nan gian giải...

II/ THÂN BÀI:

1/ Biểu hiện – thực trạng:

Chen lấn, xô đẩy, gây mất trật tự, đứng không đúng vị trí ở những nơi công cộng, chen lấn khi mua vé tàu xe, vé xem phim, thủ tục hành chính, dân sự...

Chen lấn, xô đẩy là gì

2/ Nguyên nhân:

- Ý thức cá nhân kém, ai cũng muốn hơn thua, muốn đấu đá, cạnh tranh để giành phần hơn từ những việc nhỏ nhất hòng tìm một một “vị trí’ đẹp, thuận lợi cho công việc của mình.

- Tư tưởng ăn thua cay cú, muốn mình được ưu tiên trước mà không mất thời gian chờ đợi.

- Các cấp quản lí chưa có những biện pháp và hình thức xử lí cụ thể, thường xem nhẹ và bỏ quên việc xếp hàng…

3/ Hậu quả:

- Gây ùn tắc, hỗn loạn và phát sinh nhiều vấn đề tệ nạn: móc túi, trộm cắp, thậm chí gây thương vong.

- Dẫn chứng:

+ Cảnh tượng chen lấn giành giật chỉ để giành những chai nước, phần thức ăn miễn phí đã trở thành một tì vết trong văn hoá ứng xử của người việt.

+ Cảnh chen lấn, giành giật áo mưa tại UBND quận Ba Đình, Hà Nội khi đại sứ quán Hà Lan phát 3000 áo mưa miễn phí cho người Việt , người người xô đẩy, hỗn loạn cốt chỉ để lấy một cái áo mưa, đáng buồn hơn là những khuân mặt đầy thanh tú cũng “tích cực giành những chiến lợi phẩm”

– Một cảnh tượng xấu xí mà có lẽ không một người Việt có ý thức nào muốn nhìn thấy.

+ Hình ảnh xấu nhất và trở thành một đề tài được bàn án sôi nổi trong năm 2015, một vết “nhơ” về văn hoá ứng xử của người Việt là cảnh tượng hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau , trèo rào để được vào công viên Hồ Tây tắm miễn phí. Thật đáng buồn trước những cảnh tượng đó!

- Số người Việt kém ý thức và văn hoá “lùn” không nhiều, vẫn còn đâu đó những ý thức xếp hàng. Thiết nghĩ người Việt nên học hỏi văn hoá xếp hàng từ láng giềng Nhật Bản, một điểm sang đáng tự hào của con người xứ sở Phù Tang. Thế giới đã thấy rõ điều này khi hội chợ thương mại Expo quốc tế Nagoya kết thúc tại Aichi, Nhật Bản. Người ta thống kê được rằng trong 185 ngày hội chợ có tới 22 triệu lượt khách tham quan trong số đó 95% là người Nhật. Trong khi. Những người nước ngoài chẳng hề quan tâm thì người Nhật lại xếp hàng dài để xem người ta nói về các con thú trên gian hàng của Hitachi.

Chen lấn, xô đẩy là gì

- Tạo ấn tượng xấu trong mắt bạn bè quốc tế, những du khách nước ngoài khi sang Việt Nam ấn tượng đầu tiên của họ là “Người Việt thật hiếu khách và thân thiện!”, “Cảnh sắc đẹp tuyệt vời!”, “Một nền văn hiến đáng tự hào”,…thì than ôi chỉ bởi cái văn hoá xếp hàng mà vô hình chung họ sẽ có những cái nhìn không mấy thiện cảm.

- “Xếp hàng” không đơn thuần là đúng hàng lối, ngay thẳng, trật tự, đúng vị trí mà còn mang ý nghĩa nội hàm là sự bất công, thiếu công bằng và minh bạch. Đơn cử là vấn đề xin việc trong một cơ quan, tổ chức nào đó. Nếu họ có tiền, có mối quan hệ tốt thì chỉ cần một cú điện thoại, một cuộc hẹn “xã giao” và nghiễm nhiên họ sẽ “xen ngang” và cướp mất di cơ hội của những người đường đường chính chính, có năng lực đang chờ đợi mòn mỏi những mong được một vị trí trong công việc. Thế mới thấy văn hoá xếp hàng đã tồn tại và ăn sâu vào tư duy của nhiều người ngay từ những việc cỏn con để rồi len lõi vào trong mọi ngõ ngách cuộc sống.

4/ Biện pháp: Để xây phục hồi lại văn hoá xếp hàng vốn đã trở thành một nếp cũ xưa đẹp của người Việt Nam những năm sau giải phóng 1975, thời mà mua bất cứ hàng hoá nào cũng phải đợi đúng số, đúng tên quả thật không khó.

- Các nhà quản lí các cấp cần tạo cho công dân chỗ xếp hàng

- Những nơi thường tụ tập đông đúc - Đối với các hành vi chen lấn, vượt rào ban đầu có thể nhắc nhở, cảnh cáo, thậm chí buộc phải lùi về vị trí sau cùng. Có thế mới thấy được cái thiệt rước vào thân cũng chỉ bởi một chút hơn thua, lần sau cũng phải suy xét trước khi hành động.

- Thiết lập một xã hội công bằng trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện đồng bộ thì có lẽ văn hoá việt sẽ có được một diện mạo mới, một cái nhìn thiện cảm từ bạn bè quốc tế.

5/ Bài học nhận thưc

– Hành động

- Nhận thức: Xếp hàng là một nét văn hoá ứng xử tốt đẹp cần phải được coi trọng và phát huy.

- Hành động:

+ Xếp hành nơi công cộng, đông người

+ Ưu tiên vị trí cho những người thật sự cần, trong những tình huấn khẩn cấp ...

III/ KẾT BÀI:

Xếp hàng đôi khi mất nhiều thời gian, tạo cảm giác chờ đợi mệt mỏi nhưng hãy thử kiên nhẫn để tạo một hình ảnh tốt đẹp, thiện cảm, đặc biệt là sự công bằng cho mỗi người. Nhưng với một thói quen cố hữu và ăn sâu để thay đổi có lẽ phải mất nhiều thời gian...

Bài viết liên quan

  • Pasteur đã từng nói "Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có tổ quốc" các bạn...
  • Cảm nhận của Anh/ chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:...
  • Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
  • Vì sao người ta từng đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu "Người suốt đời đi tìm cái đẹp", hãy...
  • Nghị luận: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về: "Tình thương là hạnh phúc của con người"
  • Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ (Vợ Nhặt -...

Hiện tượng chen lấn xô đẩy là gì?

Chen lấn, giành lượt nơi công cộng từ lâu đã trở thành vấn đề gây bức xúc cho nhiều người. Hành vi đó thể hiện “phông văn hóa” của cá nhân. Và, vô hình trung, nó cũng tác động tiêu cực đến giáo dục con cái. Chen lấn, xô đẩy tại các lễ hội tình trạng khá phổ biến ở nhiều địa phương.

Thế nào là văn hóa xếp hàng?

Văn hóa xếp hàng là gì? Đơn giản nó chỉ cách giữ trật tự theo hàng, lối có người trước, sau một cách tuần tự… nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng người Việt Nam chúng ta lại chưa thể thực hiện nó như một thói quen thông thường.

Xếp hạng là gì?

(GDVN) - Xếp hàng, đơn giản giữ trật tự theo hàng, lối có người trước, kẻ sau một cách tuần tự… nghe qua tưởng dễ nhưng lại cực kỳ khó với người Việt ta bây giờ. LTS: Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay.

Xếp hàng nơi công cộng là gì?

Có thể hiểu đơn giản nó chỉ cách giữ trật tự theo hàng, lối có người trước, người sau một cách tuần tự ở nơi công cộng. Văn hóa xếp hàng được xem như biểu hiện của trật tự xã hội có kiểm soát. Xếp hàng - từng một thời được coi như một nét đẹp văn hóa đặc trưng vào thời kỳ bao cấp ở các đô thị.