Chiến dịch phòng ngự của nghệ thuật quân sự việt nam được hình thành thời kỳ:

Sau thất bại trong chiến dịch lấn chiếm Cánh đồng Chum cuối năm 1971 đầu năm 1972, đế quốc Mỹ và chính quyền Viêng Chăn quyết tâm mở đợt tấn công quy mô lớn hòng đánh chiếm khu vực Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng nhằm tái chiếm những vùng đã mất do quân giải phóng chiếm giữ.

Trong cuộc tấn công này, địch huy động hơn 40 tiểu đoàn gồm quân Thái Lan, quân đội Viêng Chăn và lực lượng đặc biệt Vàng Pao với sự yểm trợ của không quân Mỹ.

Dự đoán chính xác âm mưu của địch, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Chỉ huy Quân đội nhân dân Lào đã chủ động tổ chức chiến dịch phòng ngự nhằm đánh bại cuộc tấn công lấn chiếm của địch trong mùa mưa năm 1972, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tạo nên cục diện có lợi cho cách mạng Lào, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phía Tây cho hai chiến dịch tiến công ở Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên của Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Đầu tháng 4 năm 1972, Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lãnh đạo Bộ chỉ huy Quân Giải phóng Lào chính thức giao nhiệm vụ tổ chức phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng và quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm 6 đồng chí do Đại tá Vũ Lập làm Tư lệnh, Dại tá Lê Linh làm Chính uỷ, đồng chí Dũng Mã làm Phó Tư lệnh, đồng chí Xiphon là Tư lệnh Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh chiến dịch. Tư tưởng chỉ đạo và ý định chiến dịch là phải hiệp đồng chặt chẽ bộ đội tình nguyện Việt Nam với bộ đội yêu nước Lào, tổ chức chiến dịch phòng ngự theo hình thức phòng ngự khu vực, có trận địa vững chắc, có thể đánh địch tiến công trên các hướng ở Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhưng phải tập trung các hướng chủ yếu.

Căn cứ vào địa hình thực tế chiến trường và phán đoán được âm mưu của địch, ta xác định hướng phòng ngự chủ yếu là hướng Nam và Tây Nam, hướng phòng ngự rất quan trọng là hướng Tây và Tây Bắc, khu phòng ngự chủ yếu là Trung tâm Cánh đồng Chum.

Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra trong 4 đợt, trong đó trận đánh ở điểm cao 1098 là trận then chốt điển hình.

Đợt 1 (từ ngày 21-5 đến ngày 10-8), địch dùng không quân đánh phá ác liệt các điểm cao trọng yếu và trục đường giao thông, tấn công vào khu trung gian nhằm làm bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Cánh đồng Chum. Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng nhân dân Lào đã kiên quyết chặn đánh, phản kích, khôi phục các mục tiêu địch đánh chiếm, giữ vững khu trung gian.

Bị thất bại trong đợt 1, địch tổ chức đợt 2 (từ ngày 11-8 đến ngày 10-9), địch tập trung 40 tiểu đoàn tấn công vào Cánh đồng Chum từ các hướng Đông Nam, Tây và Đông Bắc và đổ quân bằng đường máy bay lên thẳng vào hướng Bắc thọc sâu vào Cánh đồng Chum. Bộ Tư lệnh Mặt trận của ta nhận định chính xác về lực lượng và hướng tiến công chủ yếu của địch.

Trong trận đánh ở khu vực điểm cao 1098, Liên quân Lào - Việt Nam sử dụng Trung đoàn 335 có 2 đội xe tăng, 1 đại đội pháo quân tình nguyện Việt Nam và sử dụng 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo của Quân đội nhân dân Lào, hình thành 2 mũi tiến công từ phía Đông và phía Bắc kết hợp bao vây và đón lõng ở phía Tây và phía Nam, ngăn chặn và tổ chức phản đột kích lần thứ nhất đánh bại cánh quân chính, phá thế tấn công của địch, giữ vững địa bàn phòng ngự. Đây được xem là một trận đánh được vạch kế hoạch hết sức tỉ mỉ, có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ rất cao của đội hai nước Việt Nam - Lào.

Đợt 3 (từ ngày 11-9 đến ngày 30-9), bị thất bại, địch tập trung lực lượng tấn công hướng Tây, đồng thời tung biệt kích xuống quấy rối hậu phương của ta. Ta tổ chức đợt phản đột kích lần thứ hai, tiếp tục đánh lui địch, giành quyền chủ động chiến trường.

Đợt 4 (từ ngày 1-10 đến ngày 15-11), địch tập trung lực lượng với mục tiêu hạn chế nhằm chiếm phía Nam Cánh đồng Chum để gây áp lực cho đàm phán chính trị (15-10). Liên quân Việt Nam - Lào phát huy thế thắng, tổ chức lực lượng thích hợp ngăn chặn, phản kích bẻ gẫy các mũi và hướng tiến công của địch, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt phần lớn cụm quân địch từ nam Bản Quay đến bắc Khang Khao (26-10), sau đó tiếp tục tiến công, truy quét địch khỏi nam Cánh đồng Chum, buộc địch phải co về giữ Sảm Thông - Long Chẹng.

Sau hơn 5 tháng, địch đã hoàn toàn thất bại trước chiến dịch phòng ngự rất chủ động và có hiệu quả của ta. Chúng buộc phải rút khỏi các bàn đạp ở Cánh đồng Chum. Ta chủ động kết thúc chiến dịch vào ngày 15-11-1972.

Trong chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum, Liên quân Lào - Việt Nam đã đánh 244 trận lớn nhỏ, trong đó có một trận quy mô sư đoàn, 9 trận quy mô trung đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu 5.607 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn cơ động chiến lược của quân đội Viêng Chăn, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan, làm tổn thất 5 tiểu đoàn cơ động chiến lược khác; bắn rơi 38 máy bay, thu 859 khẩu súng các loại. Thắng lợi của toàn bộ chiến dịch, trong đó trận đánh then chốt khu vực điểm cao 1098 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của toàn chiến dịch, giúp cách mạng Lào giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa các vùng căn cứ địa cách mạng, kịp thời phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường khác trên 3 nước Đông Dương giành thắng lợi. 

Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng là một chiến dịch liên minh chiến đấu có quy mô tương đối lớn. Chiến dịch được chuẩn bị chu đáo và chỉ huy thực hành kiên quyết, linh hoạt nên đã đánh bại hoàn toàn quân địch tiến công quy mô lớn dài ngày.

Điểm nổi bật của chiến dịch phòng ngự này là hình thành phòng ngự khu vực, lấy điểm tựa và cụm điểm tựa làm nòng cốt, có lực lượng cơ động mạnh để thực hiện phản kích và phản đột kích. Nghệ thuật sử dụng lực lượng và vận dụng cách đánh sáng tạo cả chiến dịch và chiến thuật trong phòng ngự đã có sự phát triển mới, kết hợp khéo léo phòng ngự trận địa với cơ động phản kích liên tục, tiến công địch để phòng ngự vững chắc; tận dụng các yếu tố đặc điểm để sử dụng lực lượng có hiệu quả biết lấy ít đánh nhiều ở những thời cơ, thời điểm quan trọng, lại biết tập trung lực lượng thích hợp để tổ chức những trận đánh then chốt trong chiến dịch phòng ngự là các trận phản đột kích khi có thời cơ bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng trong các trận phản đột kích quyết định, kết thúc chiến dịch thắng lợi.

Thắng lợi to lớn của chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, trong đó trận đánh phòng ngự điểm cao 1098 là một trận phòng ngự điển hình, một điểm sáng trong toàn chiến dịch đã chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng chiến đấu giữa quân và dân hai nước Lào - Việt Nam. Trận đánh ở cao điểm 1098 là một trong những biểu tượng cao đẹp của tình đoàn kết chiến đấu anh dũng của quân đội hai nước Việt - Lào góp phần tăng cường thêm liên minh chiến đấu, mối quan hệ gắn bó keo sơn thủy chung giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội Việt Nam - Lào ngày càng phát triển./.

Hồng Vui 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta đã anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Công cuộc đấu tranh đó đã để lại một di sản vô cùng quý giá, đó là tư tưởng và nghệ thuật quân sự độc đáo, đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn-văn hóa quân sự Việt Nam.

Không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược

Trong các cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc, chống lại ách đô hộ của ngoại bang, nhân dân ta luôn đoàn kết thành một khối thống nhất với ý chí quật cường, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược hung bạo.

Công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc đã để lại một di sản vô cùng quý giá, đó là tư tưởng và nghệ thuật quân sự độc đáo, đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn-văn hóa quân sự Việt Nam.

Trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại đó đã xuất hiện những danh tướng kiệt xuất, mãi mãi đi vào lịch sử, như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung-Nguyễn Huệ… Họ là những anh hùng dân tộc không chỉ có tài thao lược quân sự xuất chúng mà còn là những nhà tư tưởng-văn hóa đậm chất nhân văn, ngay kẻ thù cũng phải khâm phục.

Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong mỗi thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đều có phương thức đấu tranh phù hợp để bảo vệ non sông, gấm vóc và cuộc sống yên bình của nhân dân. Đây là cơ sở hình thành, phát triển nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam – hệ giá trị văn hóa giữ nước – văn hóa quân sự có một không hai trên thế giới.

Lịch sử đã khẳng định, tư tưởng quân sự của dân tộc ta là tư tưởng tiến công, cũng có thể nói là tư tưởng chiến lược tiến công. Lựa chọn tư tưởng tiến công là thể hiện tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng quân xâm lược của cả dân tộc. Từ đó tạo nên sự đoàn kết toàn dân, niềm tin chiến thắng và không chịu khuất phục kẻ thù cho dù chúng có mạnh và hung bạo đến đâu.

Thực tế các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, kẻ địch có tiềm lực kinh tế-quân sự mạnh hơn hẳn và triệt để phát huy ưu thế về binh lực, vũ khí, trang bị… để thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh, đè bẹp ý chí chiến đấu và buộc nhân dân ta phải khuất phục.

Trước tình thế đó, các triều đại Nhà nước phong kiến Đại Việt đều chú trọng thực hiện nhiều kế sách giữ nước, trong đó khơi dậy tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong nhân dân.

Chiến sỹ đại đội 3 đoàn X pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô mưu trí, dũng cảm, đã nổ súng kịp thời và chính xác, góp phần bắn rơi 2 máy bay Mỹ. (Ảnh Tư liệu: TTXVN)

Ý chí quyết đánh của nhân dân cả nước được thể hiện rõ trong Hội nghị Diên Hồng của các bô lão và hai chữ “Sát Thát” trên cánh tay của binh lính thời nhà Trần; hoặc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của Bà Trưng, Bà Triệu.

Đường lối, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng ta là tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin, chủ nghĩa yêu nước, văn hóa quân sự Việt Nam được kết tinh qua lời kêu gọi, động viên bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do,” “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập…”  đã thôi thúc tinh thần 54 dân tộc thuộc “con Lạc, cháu Hồng” đứng lên cầm vũ khí đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước.

Toàn dân đánh giặc

Trong tình thế luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược mạnh và tàn bạo, đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam ở mọi thời kỳ là động viên toàn dân đánh giặc.

Phi công Mỹ bị bắt sống bên xác máy bay trong Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. (Ảnh: TTXVN)

Đây là nét văn hóa quân sự truyền thống, đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Để giữ vững giang sơn bờ cõi – “non sông nghìn thuở vững âu vàng,” các triều đại phong kiến Đại Việt đều nhất quán tư tưởng, quan điểm: cố kết cộng đồng, phát huy sức mạnh của thế trận “làng-nước,” sức mạnh của toàn dân tạo nên sức mạnh vô địch để đánh bại kẻ thù xâm lược.

Đến thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng này không những được vận dụng sáng tạo, mà còn phát triển lên tầm cao mới, được thể hiện tập trung qua khái quát cô đọng của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công.”

Đường lối, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng ta là tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính…

Hơn thế, Đảng ta còn phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, đánh địch trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.

Ngày 10/10/1954, các đơn vị của Đại đoàn Quân Tiên Phong-Sư đoàn 308 chia làm nhiều cánh mở cuộc hành quân lịch sử tiến về tiếp quản Hà Nội trong rừng cờ hoa cùng niềm vui hân hoan của hai mươi vạn người dân Thủ đô tràn ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Nhờ có đường lối, nghệ thuật quân sự đúng đắn, Đảng ta đã huy động và tổ chức toàn dân tham gia kháng chiến, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh đổ từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Linh hoạt “thế, lực, thời, mưu”

Nghệ thuật quân sự Việt Nam đặc sắc ở chỗ vận dụng linh hoạt “thế, lực, thời, mưu”, với nhiều cách đánh sáng tạo để giành thắng lợi với tổn thất ít nhất.

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt “mưu phạt tâm công,” “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”… làm cho nghệ thuật quân sự và văn hóa quân sự Việt Nam càng trở nên đặc sắc, độc đáo.

Đây cũng là nét tiêu biểu nhất thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa giữ nước Việt Nam. Và xuất phát từ đạo lý “thương người như thể thương thân”, “tương thân, tương ái,” trong các cuộc chiến tranh nói chung, các trận đánh nói riêng, nghệ thuật quân sự Việt Nam vừa thể hiện quyết tâm giành thắng lợi, vừa cố gắng hạn chế thấp nhất tổn thất cho cả hai bên.

Và khi thắng lợi luôn ứng xử mang đậm tính nhân văn, bác ái giữa con người với con người nhằm xóa bỏ thù hận, mau chóng nối lại hòa hiếu bang giao giữa hai quốc gia, dân tộc.

Đây là nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa quân sự của dân tộc, được các thế hệ duy trì thực hiện và phát triển.

Quang cảnh lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)

Để giành thắng lợi, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã kết hợp chặt chẽ giữa thế và lực, kết hợp đấu tranh vũ trang và phi vũ trang.

Với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt “mưu phạt tâm công”, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”… làm cho nghệ thuật quân sự và văn hóa quân sự Việt Nam càng trở nên đặc sắc, độc đáo.

Tư tưởng đó tiếp tục được vận dụng sáng tạo ở thời đại Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng mà rõ nhất là công tác địch vận.

Công tác này được thực hiện hết sức hiệu quả, có tác dụng như một “vũ khí” sắc bén, một “sức mạnh mềm” không những kêu gọi được nhiều người lầm đường, lạc lối trở về với dân tộc, với chính nghĩa, chống lại quân xâm lược mà còn giúp họ thấy rõ tính chất phi nghĩa của kẻ xâm lược.

Tính nhân văn, dân tộc sâu sắc

Văn hóa quân sự Việt Nam có tính nhân văn, tính dân tộc sâu sắc, nó được thể hiện trong cách ứng xử giữa con người với con người. Mối căm hận trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược có thể khiến người dân Việt Nam tiêu diệt kẻ thù.

Đại úy Phạm Xuân Thệ (bên phải), Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) cùng các chiến sỹ Quân giải phóng dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Ngụy quyền Sài Gòn tới Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, trưa 30/4/1975. (Ảnh: TTXVN)

Nhưng dân tộc Việt Nam không làm vậy; trái lại, luôn bằng mọi cách để mở đường “hiếu sinh” cho binh sỹ đối phương về nước an toàn. Đó là điều kiện đầy tính nhân văn để hai nước xây dựng mối quan hệ hòa hiếu, hữu nghị, cùng phát triển.

Lịch sử đã chứng kiến những hành động cao cả của dân tộc Việt Nam đối với kẻ xâm lược, như: vua Trần đảm bảo an toàn cho quân Nguyên; Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi cung cấp lương thảo, phương tiện cho quân Minh; Đảng, Nhà nước ta thực hiện chính sách tù, hàng binh, “nghinh tiễn” quân Pháp, quân Mỹ cuốn cờ về nước. Bằng những hành động trên, dân tộc ta đã thể hiện nguyện vọng cháy bỏng: hòa bình, hữu nghị và ổn định với các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhất là đối với các nước láng giềng.

Tính nhân văn, dân tộc thời đại Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chiến lược, sách lược cách mạng, chỉ đạo chiến tranh nhân dân.

Thi hành Hiệp định Paris, ngày 29/3/1973, những người lính Mỹ cuối cùng lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng để rút khỏi Việt Nam dưới sự giám sát của Tổ Quốc tế và Tổ Liên hợp Quân sự 4 bên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trên mặt trận ngoại giao, chính sách đối ngoại có nguyên tắc và đầy tình nghĩa của Đảng, Nhà nước ta trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Fontainebleau, Geneva và Paris… thể hiện rõ cốt cách của một dân tộc yêu hòa bình, đầy lòng nhân ái, vị tha. Đồng thời, đảm bảo tính nguyên tắc, cứng rắn về chiến lược với sách lược mềm dẻo, có lý, có tình.

Trong đó, cuộc hòa đàm ở Paris là minh chứng điển hình đã gây ấn tượng mạnh trong chính giới và báo giới quốc tế về “trường phái ngoại giao Việt Nam-Hồ Chí Minh.”

Những di sản quý báu đó tiêu biểu cho tài thao lược kiệt xuất của ông cha ta. Nó được kế thừa, phát huy, phát triển và nâng cao ở các thế hệ tiếp nối, nhất là ở thời đại Hồ Chí Minh./.

Xe tăng của Lữ đoàn 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975, đánh dấu Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)

Thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam  

Video liên quan

Chủ đề