Chim đồi mồi là gì

Một con đồi mồi tuyệt đẹp có tên trong Sách Đỏ được thả về biển

Theo Vietnamplus

16:02 07/10/2018

Sáng 7/10, Chi cục thủy sản tỉnh Bình Thuận đã tiếp nhận một cá thể đồi mồi do một người dân ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận tự nguyện bàn giao.

Chim đồi mồi là gì

Cá thể đồi mồi khi được tiếp nhận. Ảnh: TTXVN.

Ngay sau đó, Chi cục đã thả cá thể quý hiếm này về biển.

Anh Lê Tuấn Công, ở thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận), người bàn giao cá thể đồi mồi này cho biết, trước đó gần 2 tuần, trong lúc đi mua hải sản về bán, anh thấy có một con vật giống con rùa nên anh mua về nuôi.

Vì thấy con vật có màu sắc đẹp, lạ mắt nên anh nuôi trong quán ăn. Đến khi một người bạn nói cho anh biết đây là loài đồi mồi thuộc loại quý hiếm, có trong Sách Đỏ, anh lập tức báo với chính quyền và bàn giao cho Chi cục thủy sản tỉnh để mang đồi mồi thả về biển.

Theo Chi cục thủy sản tỉnh Bình Thuận, cá thể đồi mồi nói trên có trọng lượng 4kg, có tên khoa học là Eretmochelys imbricata.

Đây là một trong những loài rùa biển hoang dã, quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ thế giới và Việt Nam, nguy cơ tuyệt chủng cao, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Lúc tiếp nhận và thả về biển, cá thể đồi mồi này có sức khỏe tốt.

Chim đồi mồi là gì

Chim đồi mồi là gì

Thả cá thể đồi mồi về biển. Ảnh: TTXVN.

Chủ đề: môi trường quý hiếm sách đỏ con đồi mồi thả về biển rùa biển

(3)

Nguyễn Xuân Quang

Qua bài viết về bài đồng dao Chim Nông-Chim Cắt, ta có Việt Dịch Chim Nông-Cim Cắt, một thứ Dịch Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Tổ Hùng Thần Nông-Viêm Đế và qua hai bài đồng dao về Đám Ma Cò, ta có Dịch Sinh Tạo Tiểu Vũ Trụ Tổ Hùng ứng với Đế Minh và Dịch Hùng Vương Lịch Sử ứng với Thái Tổ Hùng Vương lịch sử gồm hai nhánh: Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Hồng Lạc Thế Gian (có Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hồng Lạc giống Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ). Bài viết này về bài đồng dao Thằng Bờm, một con dân Việt bằng xương bằng thịt, ta có một thứ Việt Dịch Nhân Gian ở cõi Người Việt Mặt Trời, con cháu Tổ Hùng, Hùng Vương.

Việt Dịch Thằng Bờm.

Ta có bài đồng dao Thằng Bờm:

Thằng Bờm có cái quạt mo,

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…

Bờm rằng bờm chẳng lấy trâu,

Phú ông xin đổi một xâu cá mè,

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè,

Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim,

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim,

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi,

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi,

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Thằng Bờm

Câu mở đầu bài hát:

Thằng Bờm có cái quạt mo.

cho thấy thằng Bờm là nhân vật chính của bài hát và là mấu chốt của thứ một ‘kỳ bí’ gì đây trong văn hóa Việt!

Thằng Bờm hiểu theo nghĩa thông thường là một đứa bé đầu cạo trọc chỉ chừa lại một chỏm tóc giống như bờm ngựa, bờm (mào) chim ở trên đỉnh đầu hoặc khi còn là trẻ thơ thì ở chỗ thóp để che phần sọ còn mềm bảo vệ va chạm và giữ ấm cho óc, tránh ‘gió quái’. Các nhà làm văn hóa Việt Nam hiện nay thường tạo ra hình ảnh Bườm là một đứa trẻ nhà quê đần độn, ngu dại, khờ khạo vì bỏ mọi thứ quí giá để chỉ lấy một nắm xôi. Hiểu như vậy thì có thể những người này còn ‘khờ’ hơn thằng Bườm!

Chim đồi mồi là gì

Kỷ vật Thằng Bờm làm bằng gỗ.

Tác giả mua kỷ vật này ở khu Múa Rối Nước của Việt Nam tại cuộc Triển Lãm Quốc Tế Hannover, Đức năm 2000 vì thấy Thằng Bờm này ‘lai căng’ không phải là Thằng Bờm Việt Nam. Bờm này có hai chiếc sừng tóc ‘đầu bò đầu bướu’ và hai tay cầm hai cái quạt đan nan tre thay vì chỉ có một cái quạt mo. Những người làm ra kỷ vật này không còn là người Việt, đem Thằng Bờm này đi triển lãm thế giới, giúp thế giới hiểu sai lệch về văn hóa Việt.

Từ Bờm chỉ chùm lông sau gáy ngựa hay trên đầu chim biểu tượng cho Gió. Như đã biết chim Chào Mào có bờm lông trong bài đồng dao Đám Ma Cò ứng với quái Đoài vũ trụ khí gió (xem Việt Dịch Đám Ma Cò). Như đã biết, từ bờm biến âm với buồm, vật cản gió giúp cho con thuyền lướt đi. Từ bờm cũng biến âm với từ bướm cũng hàm nghĩa là bay. Con bươm bướm là con bay bay, con bay liệng thấy rõ qua Anh ngữ gọi con bướm là con “butterfly” có nghĩa là con “bay liệng người có phấn nhờn như bơ”.

Thằng Bờm là thằng Gió, con cháu chính huyết của Hùng Vương Khí, Gió Đoài vũ trụ, cõi trời.

.Quạt Mo

-Quạt.

Tổng quát quạt biểu tượng cho Gió (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Quạt tạo ra gió. Theo qui luật biến âm qu=v như quấn = vấn, ta có quạt = Phạn ngữ vâta, gió = Phạn ngữ vát là to fan, quạt = Anh ngữ van, quạt, máy quạt để sẩy lúa. Ở Thanh Oai, Hà Đông có một làng chuyên nghề làm quạt có tên là làng Vát (Vác).

Ta cũng thấy fan (quạt) liên hệ với Mường ngữ phán, Việt ngữ phướn, một dạng cổ của cờ dùng trong các lễ hội, tang ma. Theo b=ph (bành = phành), Anh ngữ banner (phán, phướn) = fan (quạt) = phán, phướn. Ta thấy rất rõ cờ phán, cờ phướn ruột thịt với quạt fan, liên hệ với gió.

Ta cũng thấy bờm, buồm liên hệ với gió và với quạt như thấy qua biến âm b=ph=f (như bành ra = fành ra = phành ra), ta có buồm = Hán Việt phàm (buồm) = Anh ngữ fan, quạt.

Quạt liên hệ tới gió thấy rõ qua sự việc các thầy tế, pháp sư dùng quạt để đi mây về gió. Họ dùng quạt để quạt sạch tà ma, ác quỉ, thầy mo Mường ngày nay còn một tay cầm quạt, một tay cầm cái chuông nhỏ… Các thổ dân Mỹ châu dùng quạt lông chim trong lễ thanh lọc tâm hồn, xua đuổi tà ma, bệnh tật.

Cũng với nghĩa quạt biểu tượng cho gió mà quạt được coi là biểu tượng của tạo dựng, kiến tạo lên, phất lên như phất quạt, phất cờ khởi nghiệp, phất cờ khởi nghĩa và cũng có nghĩa biểu tượng thanh lọc, phá hủy, quét sạch đi như gió cuốn đi. Ví dụ như ta thấy qua chuyện Mạc Đĩnh Chi được người Trung Hoa phục tài khen tặng là lưỡng quốc trạng nguyên với câu văn vịnh cái quạt làm sáng tỏ cái triết lý dùng và bỏ, xây dựng và phá bỏ của cái quạt như sau “Dụng chi tắc hành. Xả chi tắc tàng” (Dùng thì làm. Bỏ thì cất).

Nhìn dưới lăng kính biểu tượng, quạt là biểu tượng cho gió, tộc gió. Quạt là biểu tượng của Hùng Vương Đoài vũ trụ, khí gió.

-Mo

Từ mo có nghĩa là cái bọc ví dụ mo nang là cái bao, cái bọc hoa cau. Mo biến âm với Anh ngữ maw, một bao, túi trong dạ dầy nhiều túi của loài nhai lại. Mo là bao là bọc biểu tượng cho bọc hư không vũ trụ. Cái bọc cũng biểu tượng cho túi khí gió. Ngoài ra cau với nghĩa là nang còn có nghĩa là trứng. Quả cau bổ dọc trông giống hệt quả trứng luộc bổ dọc. Vì thế cau nang biểu tượng cho trứng thế gian của Tổ Hùng sinh tạo thế gian đội lốt trứng vũ trụ, tạo hóa. Do đó cau là tế vật của Tổ Hùng/Hùng Vương. Trong ngày giỗ Tổ Hùng/Hùng Vương luôn luôn phải có cau trên bàn thờ (Miếng Trầu Là Đầu Câu Chuyện).

Việt Mường có ông Mo, thầy Mo lo việc cúng tế vũ trụ trời đất. Ông Mo đội lốt vũ trụ, bầu trời, thần vũ trụ, bầu trời, tạo hóa.

Quạt mo mặt hình tròn nòng âm có cán thẳng nọc dương. Tổng quát quạt mo biểu tượng cho nòng nọc âm dương cho Khôn Càn, vũ trụ, trời đất.

Ta cũng thấy rất rõ những cái quạt tròn có cái cán hình que nếu diễn tả bằng chữ nòng nọc đọc theo chiều dương từ dưới lên (hướng về phía mặt trời, hướng thiên giống như đọc trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Quẻ 6 hào trong Dịch cũng đọc từ dưới lên): cán là nọc (I), mặt quạt tròn là nòng (O) tức IO, thiếu âm, nguyên thể của khí gió Đoài vũ trụ.

Như thế quạt mo tròn có cán là biểu tượng cho Vũ trụ, càn khôn, tạo hóa bầu vũ trụ, là quạt biểu của Tổ Hùng ở cõi Đại Vũ Trụ ứng với Thần Nông-Viêm Đế, biểu tượng cho bầu trời Nông của ngành nòng âm Thần Nông, là quạt biểu của Tổ Hùng ở cõi Tiểu Vũ Trụ và biểu tượng cho gió là quạt biểu của Tổ Hùng Vương lịch sử đội lốt các vị Tổ Hùng vừa nói.

Ngoài loại quạt mo có khuôn mặt biểu tượng cho nòng nọc, âm dương vũ trụ của Tổ Hùng Tạo Hóa Đại Vũ Trụ ứng với Viêm Đế-Thần Nông và khuôn mặt biểu tượng cho nhánh Nông khí gió của Thần Nông, chúng ta còn có một loại quạt giấy là quạt biểu của Hùng Vương ngành nọc dương mặt trời thái dương Viêm Đế ở cõi đại vũ trụ và nhánh Đế (Đế Minh) ở cõi Tiểu Vũ Trụ và Tổ Hùng Vương thế gian đội lốt các vị kể trên.

Tổng quát quạt giấy mầu đỏ mở ra có hình rẽ quạt, hình mặt trời mọc với các nọc tia sáng tỏa ra rạng ngời, hừng rạng là biểu tượng chung cho ngành Mặt trời thái dương tỏa rạng Viêm Đế.

Còn quạt giấy đỏ có 18 cái nan là quạt biểu của Tổ Hùng, Hùng Vương Mặt Trời, là quốc biểu của Việt Nam.

Quạt giấy hình mặt trời rạng ngời của chúng ta có 18 cái nan:

Cái quạt mười tám cái nan,

Ở giữa phết giấy hai nan hai đầu…

Số nan quạt giấy của chúng ta khác với quạt giấy của các nước khác trên thế giới ví dụ như quạt của Trung Hoa có 21 cái nan.

Tại sao? Số 18 là con số tiêu biểu của Hùng Vương ví dụ triều đại Hùng Vương có 18 đời vua. Con số 18 là ‘mã số’ của Tổ Hùng, Hùng Vương được xác thực qua ma phương 3/18.

Ta đã biết Hùng Vương có bản thể là Đoài vũ trụ khí gió và số 3 là số Đoài. Ma phương 3/18 có số 3 Đoài là số trục và tổng cộng các số ở các nhánh cộng lại là 18.

Chim đồi mồi là gì

Ma phương 3/18.

Lưu ý trong ma phương này số 1 có một khuôn mặt tương đương với số 10 và số 2 với số 11 (vì chỉ tính tới số 9 nên 10 lại trở về số 1 và 11 trở về số 2).

Như thế rõ như dưới ánh sáng mặt trời là quạt biểu tượng cho Gió, bổn mang của Tổ Hùng, Hùng Vương Đoài vũ trụ, khí gió. Quạt giấy đỏ hình mặt trời mọc biểu tượng cho Tổ Hùng, Hùng Vương mặt trời hừng rạng sinh tạo. Quạt 18 cái nan biểu tượng cho Hùng Vương lịch sử có 18 triều đại.

Quạt biểu 18 cái nan của tổ Hùng Vương có nhiểu mầu sắc khác nhau.

Quạt biểu chung cho khuôn mặt nọc mặt trời thái dương có mầu đỏ là mầu mặt trời rạng ngời.

Ở phía mẹ Âu Cơ có thể là quạt giấy 18 nan có mầu hồng (hồng là mầu của phái nữ như hồng nhan, quần hồng). Ta cũng rõ Âu Cơ có khuôn mặt Nàng (O) Lửa (II), Nữ thần mặt trời thái dương ứng với Tốn (OII). Số 6 là số Tốn. Ta cũng có ma phương 6/18 sau đây:

Chim đồi mồi là gì

Ma phương 6/18.

Ở đây số 1 cũng tương đương với số 10 và số 2 tương đương với số 11.

Ta thấy di thể DNA số 18 từ mẹ Âu Cơ truyền xuống cho Hùng Vương. Hiển nhiên chiếc quạt giấy mầu hồng 18 cái nan là quạt biểu của Âu Cơ, của nhánh Âu Lang, Hùng Kì theo mẹ.

Ở phía cha Lạc Long Quân quạt giấy mầu tím đen, mầu mồng quân, mầu huân, mầu quân, mầu hoàng hôn chiều tím, mầu mặt trời lặn Quân là quạt biểu của nhánh Lạc Lang, Hùng Lạc Lạc Long Quân. Ta đã biết Lạc Long Quân có mạng Chấn với số 9 là số Chấn tầng 2 thế gian (1, 9).

Ta cũng có ma phương 9/18.

Chim đồi mồi là gì

Ma phương 9/18

Ở đây ta cũng có số 1 tương đương với 10 và 2 với 11.

Hiển nhiên di thể DNA số 18 này cũng truyền xuống cho Hùng Vương.

Chiếc quạt giấy mầu tím hoàng hôn 18 cái nan là quạt biểu của Lạc Long Quân và nhánh Lạc Lang, Hùng Lạc theo cha.

Đây là lý do tại sao phái nam Việt Nam, con cháu vua mặt trời Hùng Vương, thường cầm quạt trong các ngày lễ lạc hội hè đình đám. Các vua chúa Nhật Bản con cháu thái dương thần nữ Amaterasu cũng thường cầm quạt. Amaterasu mang hình bóng của thái dương thần nữ Âu Cơ.

Cái quạt mo biểu tượng cho nòng nọc, âm dương, vũ trụ, càn khôn, tạo hóa, khí gió biểu tượng của các Tổ Hùng và Hùng Vương của Thằng Bờm Gió, dòng dõi chính huyết của Hùng Vương. Vô giá ở điểm đó.

Thằng Bờm và Quạt Mo ứng với quẻ ba vạch Đoài vũ trụ mang tính tạo hóa, sinh tạo.

.Bò Trâu

 Phú ông xin đổi ba chín Trâu.

Bò là thú bốn chân sống trên đất cạn có hai sừng biểu tượng đất dương giống như Bò Nandi, thú biểu của thần Shiva Ấn giáo có một khuôn mặt biểu tượng cho Núi Trụ Thế gian Kailash, Đất dương.

Bò tương đương với hươu sừng nhưng ở đây chỉ dùng những loài vật ở đồng quê có quanh quẩn bên thằng Bờm. Hươu ở vùng rừng núi xa xôi có khi Bườm chưa biết đến.

Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn còn thấy vật tổ bò nhất là ở các đồ đồng và trống đồng Điền Việt.

Tương tự trâu biểu tượng đất nhưng trâu sống được dưới nước nên biểu tượng cho đất âm, đầm ao, ruộng nước. Trâu Vàng biểu tượng của đất âm ruộng Lạc Lạc Long Quân. Ta có địa danh Vũng Trâu Đầm liên hệ với Lạc Long Quân…

Bò và trâu biểu tượng cho vùng đất dương và âm tức biểu tượng chung cho Đất. Bò đứng trước trâu nên khuôn mặt đất dương mang tính chủ.

Như thế Bò Trâu ứng với quẻ ba vạch Đất dương Li.

.Cá Mè

Phú ông xin đổi một xâu cá mè.

Hiển nhiên cá liên hệ mật thiết với nước. Cá nước. Cá là Nước. Cá mè được cho là cùng loài với cá chép. Cá chép hóa rồng là cá biểu của Lạc Long Quân Chấn.

Cá mè ứng với quẻ ba Nước Chấn.

.Gỗ Lim

Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim.

Lim là một loại cây quí gỗ rất tốt và cứng như sắt, một thứ gỗ mà Anh ngữ gọi là iron-wood:

Bao giờ rau diếp làm đình,

Gỗ lim ăn ghép thì mình lấy ta.

(ca dao).

Vì thế mà gỗ lim thường được dùng làm cột đình, chùa, cột nhà.

Nhìn theo Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch, với tính cách làm trụ chống thì ở đây gỗ Lim có một khuôn mặt là Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống, Trục Vũ Trụ.

Ngoài ra nếu hiểu theo văn hóa Hoa Hạ, cho cây là Hành Mộc, thì gỗ Lim là Hành Mộc trong Ngũ Hành của văn hóa Hoa Hạ (xem dưới).

.Chim đồi mồi.

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.

Chim biểu tượng cõi trời. Chim trời (cá nước). Chim có một khuôn mặt mang dương tính biểu tượng cho nọc, dương, lửa. Chim biểu tượng cho lửa trời, lửa vũ trụ, ứng với quẻ ba vạch Càn. Chim đồi mồi là chim gì? Đồi mồi là con đồi mồi, một loại rùa biển. Mai đồi mồi như một thứ sừng dùng làm các vật dụng như lược, trâm cài, muỗng, nĩa… và các vật trang trí, kỷ vật. Chim đồi mồi là con chim làm bằng mai đồi mồi làm vật trang trí, là một thứ kỷ vật quí.

Con chim làm bằng sừng mai rùa mang tính sừng, nọc, dương là biểu tượng cho lửa trời Càn (giống như chim mỏ sừng hornbill, mỏ Cắt là chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế họ Khương, Sừng, tương đương với chim Di Sừng). Rõ hơn, có dị bản viết là ‘Phú Ông xin đổi đôi chim đồi mồi’. Đôi chim đồi mồi là hai vật bằng sừng. Hai sừng là hai vật cứng. Theo s = c như sắt = cắt ta có sừng = cứng. Sửng cồ là ‘cứng cu’ lên! Hai vật cứng nhọn như sừng là hai nọc dương là thái dương, lửa. Như vật đôi chim đồi mồi là (hai) chim lửa thái dương ứng với Càn.

Tóm lại Chim Đồi Mồi ứng với quẻ ba vạch Càn.

.Xôi

Phú Ông xin đổi nắm xôi bờm cười.

 Xôi biến âm mẹ con với Sôi, nước nóng ở trạng thái bốc thành hơi. Theo s = h như sói = hói, ta có sôi = hơi. Xôi là gạo nếp nấu bằng hơi nước sôi qua một cái chõ có lỗ thông hơi. Nghe hơi nồi chõ. Xôi đã có từ thời Hùng Vương dựng nước. Các nhà khảo cổ học đã đào tìm được nhiều cái chõ nấu xôi bằng đất vào thời đại Hùng vương (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Xôi làm từ lúa gạo, thực phẩm chính yếu nuôi con dân Hùng Vương vương. Ở đây khuôn mặt lửa núi Li nhánh Hùng Kì mang tính chủ vì nhánh Bò Trâu Li Hùng Kì đi trước nhánh Cá Mè Hùng Lạc (xem dưới) nên loại lúa chính trồng trên đất cao là lúa nếp. Vì thế xôi là thực phầm chính của con dân Hùng Kì. Người Mường, Lào ăn cơm nếp, xôi chính hơn là ăn cơm gạo tẻ (Lào có câu tục ngữ: Không biết ăn cơm nếp, không biết thổi khèn, không phải là người Lào). Cây lúa (nếp và tẻ) cũng do Đất, Nước, Lửa, Gió (không khí) trồng lên. Xôi nấu bằng lửa Càn, chõ Đất Li, Nước Chấn và Hơi Đoài khí gió. Xôi mang trọn ý nghĩa sinh tạo cõi tứ tượng nguyên thể của tám quái. Cây lúa đối với Việt tộc là Cây Đời Sống (Cây Vũ Trụ).

Xôi làm từ lúa, Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ của đại tộc Việt. Xôi là thực phẩm nuôi sống dân Việt nhất là các tộc ở vùng cao, vùng núi. Xôi là tế thực của Tổ Hùng/Hùng Vương…

Ngoài ra xôi nấu bằng hơi ứng với Đoài vũ trụ, bổn mạng của Hùng Vương. Như thế xôi là thực biểu của Tổ Hùng. Mâm xôi gấc tròn mầu đỏ hình mặt trời là thực biểu của Hùng Vương mặt trời rạng ngời.

Thằng Bườm ruột thịt của Hùng Vương nên thấy nắm xôi là nó thấy hình bóng Tổ Tiên, dòng tộc Việt. Nó đã thấy xôi bầy cúng trong những ngày tế lễ trời đất, Tổ Hùng, Tổ Tiên. Và dĩ nhiên sau tế lễ nó có được một nắm xôi ngon tuyệt vời làm no bụng.

Những báu vật của ông nhà giầu chẳng thấm vào đâu so với cái quạt mo vô giá vì là biểu tượng cho vũ trụ quan, nhân sinh quan, văn hóa Việt, minh triết Việt, biểu tượng cho Tất cả Tổ Hùng ở ba cõi, cho Hùng Vương lịch sử. Hơn nữa những thứ đó không thực tiễn, viển vông đối với cái bụng đói của thằng Bờm nên nó chối từ.

Những cái mồi bả bò trâu, gỗ lim, chim đồi mồi có khi chỉ là trò lường gạt. Phú ông là tiêu biểu cho đám đại gia trọc phú buôn dân, bán nước, là những đế quốc xâm lược ngoại lai. Bờm biết Phú Ông là tay đại gia giầu mạnh, là tay cường hào ác bá, là đế quốc xâm lược thế nào cũng tìm cách chiếm đoạt cái Quạt Mo, chiếm đoạt đất Việt của con cháu Tổ Hùng Vương/Hùng Vương. Mất quạt mo quốc bảo, mất nước mà chẳng được gì. Thôi thì nó đành bằng lòng đổi Quạt Mo cho nắm xôi, tế thực của Tổ Hùng/ Hùng Vương. Nắm xôi đối với những kẻ mất gốc Việt, Việt bẩn, Việt gian như Phú Ông chắc chắn chẳng là gì và coi Bờm là thằng khờ sẽ đưa cho nó. Nó chắn chắc có được nắm xôi.

Đem xôi cúng dâng lên tổ tiên và ăn xôi để vẫn còn giữ lại trong tâm hồn và thể xác cái hùng khí Việt. Nó ăn no bụng để sống còn và chiến đấu lấy lại cây quạt mo bị cướp đi, lấy lại gia sản văn hóa minh triết Việt, lấy lại Đất Tổ.

Những kẻ vì tham lam vật chất buôn dân Việt, bán nước Việt làm sao bằng Thằng Bờm, còn khờ khạo hơn Bờm nhiều.

Do đó Bờm… cười ưng thuận với nắm xôi, một nhu yếu phẩm thiêng liêng cho đời sống thể chất và tâm linh Việt.

Tóm Lược

Qua bài hát ta có:

-Thằng Bờm là Thằng Gió mang dòng máu chính huyết, mang DNA của Tổ Hùng ở ba cõi và Hùng Vương lịch sử.

-Quạt Mo ứng với quẻ ba vạch Đoài vũ trụ khí gió. Ở đây là cõi nhân gian nên ứng với Hùng Vương lịch sử.

-Bò Trâu ứng với quẻ ba vạch Li Đất. Ở đây là cõi nhân gian nên ứng với nhánh Hùng Vương Hùng Kì phía Kì Dương Vương-Âu Cơ.

-Cá Mè ứng với quẻ ba vạch Chấn Nước dương. Ở đây là cõi nhân gian nên ứng với nhánh Hùng Vương Hùng Lạc phía Lạc Long Quân.

-Chim Đồi Mồi ứng với quẻ ba vạch Càn, Lửa vũ trụ, có khuôn mặt sinh tạo cõi Tiểu Vũ Trụ mang tính truyền thuyết, biểu tượng và ứng với Đế Minh.

-Gỗ Lim, nhìn theo Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch ứng với Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống.

Như thế ta có bốn quẻ ba vạch dương này liên tác với bốn quẻ ba vạch âm ta có tám quẻ ba vạch (bát quái) sinh ra muôn vật, muôn sinh, vũ trụ chia ra tam thế biểu tượng bằng Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống Gỗ Lim.

Với Bốn quái dương theo thứ tự Quạt Mo Đoài, Bò Trâu Li, Cá Mè Chấn và Chim Đồi Mồi Càn ta có một loại Dịch.

Dịch này có đặc tính gì?

.Bờm là thằng Gió nên Dịch này là Dịch Hùng Đoài khí gió.

.Vì Bờm là một con người bằng xương bằng thịt ở cõi người, cõi nhân gian nên là Dịch Hùng Vương nhân gian.

Ta cũng thấy rất rõ tất cả yếu tố trong bài hát đều thuộc về cõi nhân gian Việt như quạt mo, vật dụng của người dùng cho mát; bò trâu là thú vật giúp người làm ruộng; bò, trâu, cá là thực phẩm của người Việt; gỗ lim dùng làm cột chống đình, chùa, nhà và chim đồi mồi làm vật dụng, vật trang trí, kỷ vật.

.Khởi đầu là Quạt Mo Đoài khí gió cho thấy đây đích thực là Dịch Hùng Vương Đoài khí gió nhân gian. Trong Dịch đồ Đoài Quạt Mo là chủ thể đứng trên đỉnh cao nhất, trên trục thẳng đứng giống (có khi được gọi là hướng Bắc) như quái ba vạch Càn ở Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ.

.Bốn quẻ ba vạch đều mang dương tính: Quạt Mo là Đoài IIO, tức thái dương II của âm O, Bò Trâu có sừng mang dương tính, Cá Mè cùng giống Cá Chép là loài cá mang dương tính. Cá chép có vi đỏ, đuôi viền đỏ, môi đỏ, có râu mang dương tính. Cá chép đi với thần bếp lửa ông Táo, ở Nhật cá chép mầu ‘koi’ biểu tượng cho con trai… Chim đồi mồi là chim (làm bằng) sừng (mai đồi mồi) mang dương tính. Như thế ta suy ra ngay Dịch Hùng Vương Nhân Gian Thằng Bờm là Dịch của nhánh dương Hùng Vương Lửa tức nhánh Hùng Kì-Âu Cơ mang tính chủ.

Bốn quẻ ba vạch dương xếp lại ta có một thứ Dịch Thằng Bờm. Đọc theo hai chiều dương âm ta có hai thứ Dịch Thằng Bờm.

1. Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian.

a. Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài-Vợ Cấn Phục Hy Hồng Lạc nhân gian.

Gỗ Lim diễn tả Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống là thành quả của Dịch, ta để qua một bên và Chim Đồi Mồi Càn Đế Minh có khuôn mặt Đế mang tính truyền thuyết ta cũng để qua một bên vì đây là Dịch nhân gian.

Trước hết theo duy dương, đọc theo chiều ngược kim đồng hồ ta có bốn quẻ dương ba vạch theo đúng thứ tự trong bài hát là Quạt Mo Đoài, Bò Trâu Li, Cá Mè Chấn và Chim Đồi Mồi Càn. Ta có Dịch đồ viết theo Dịch chữ nòng nọc vòng tròn-que sau đây:

Chim đồi mồi là gì

Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài-Vợ Cấn Phục Hy Hồng Lạc Nhân Gian.

 Ta có Đoài Quạt Mo đứng đầu ứng với Đoài Hùng Vương ở vị trí đỉnh. Đây đích thực là Dịch Hùng Vương nhân gian. Kế tiếp là Bò Trâu Li diễn tả nhánh Hùng Kì Kì Dương Vương-Âu Cơ và tiếp là Cá Mè Chấn diễn tả nhánh Hùng Lạc Lạc Long Quân. Cuối cùng là Chim Đồi Mồi ứng với Đế Minh Càn.

Như thế ta có Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc nhân gian.

Ở đây Đoài hôn phối với Cấn tức Hùng Vương Thái Tổ Đoài hôn phối với Hoàng Hậu Hùng Vương thái tổ Cấn đúng theo Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy còn thấy ở Tiên Thiên Bát Quái Hoa Hạ nên tôi gọi là Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài Vợ Cấn Phục Hy Hồng Lạc nhân gian.

b. Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài-Mẹ Tốn Hồng Lạc nhân gian.

Bây giờ vẫn giữ vị trí của bốn quẻ ba vạch dương theo đúng vị trí của bài hát là Quạt Mo Đoài, Bò Trâu Li, Cá Mè Chấn, Chim Đồi Mồi Càn nghĩa là vẫn có DịchThằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc nhân gian nhưng ta hoán đổi vị trí, bây giờ Đoài bắt cặp với Tốn (thay vì Đoài với Cấn như ở Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy), ta có Dịch đồ như sau:

Chim đồi mồi là gì

Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài-Mẹ Tốn Hồng Lạc Nhân Gian.

 Ta thấy Dịch này giống Dịch thấy trên một lá bùa dân gian có Đoài hôn phối với Tốn, chỉ khác vị trí các cặp quái đi đôi với nhau.

Chim đồi mồi là gì

Ở Dịch bùa này ta có Càn Đoài Li Chấn theo chiều âm cùng chiều kim đồng hồ và bốn quẻ ba vạch dương đi liền với nhau ở phía trên và bốn quẻ ba vạch âm đi liền với nhau ở dưới.

Dịch theo cặp Đoài-Tốn này cũng là một thứ Dịch Cửu Thần của Ai Cập cổ  (xem dưới).

Ta thấy Âu Cơ có một khuôn mặt sinh tạo Tốn, OII (âm O thái dương II, không gian O thái dương II, Gió âm) đẻ ra Bọc Trứng 100 Lang Hùng và Hùng Vương Đoài IIO (thái dương II âm O, khí gió dương). Hùng Vương và Mẹ Âu Cơ có một khuôn mặt đồng bản thể thái dương phía âm, gió. Dưới diện này ta có Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài-Mẹ Tốn Hồng Lạc Nhân Gian.

Nhìn dưới diện Đoài Tốn Gió là nhìn theo diện sinh tạo thế gian, vì là Dịch nhân gian, bây giờ nếu nhìn theo diện nhân gian với Đoài có nghĩa là ao đầm, đất âm (đất có nước, ao đầm biến thành ruộng thấp, ruộng nước) và Tốn là gió âm hiểu theo nghĩa trời âm, ta có lưỡng hợp Đất Trời phía âm, mẹ.

Nhìn dưới diện nhân gian âm này ta cũng thấy thích hợp vì có trâu sống được dưới đầm ao, cá mè sống được dưới đầm ao, gỗ lim ngâm dưới đầm ao trước khi dùng và đồi mồi, rùa sốngbiển, ở đầm ao.

Như thế ta có hai loại Dịch Thằng Bờm : một là theo hôn phối nòng nọc, âm dương đối ngược vợ chồng Hùng Vương Đoài lấy Hoàng Hậu Cấn ta có Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài-Vợ Cấn Phục Hy Hồng Lạc Nhân Gian. Hai là theo nòng nọc, âm dương đồng bản thể Hùng Vương Đoài Gió, ao đầm đi cùng với Mẹ Âu Cơ Tốn, ta có Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài-Mẹ Tốn Hồng Lạc nhân gian.

2. Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Lạc Hồng Nhân Gian.

Bây giờ đọc theo chiều âm cùng chiều kim đồng hồ ta có theo thứ tự Quạt Mo Đoài, Chim Đồi Môi Càn, Cá Mè, Bò Trâu Li. Ta có Dịch Thằng Bờm Hùng Vương nhân gian gồm hai nhánh Cá Mè Chấn Hùng Lạc và Bò Trâu Li Hùng Kì-âu Cơ. Ta có Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài-Mẹ Tốn Phục Hy Lạc Hồng nhân gian.

Dịch này kém chính thống vì có quái Chim Đồi Mồi xen vào trong ba quẻ ba vạch nhân gian, đứng ngay sau Quạt Mo Đoài.

Như thế chỉ có Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc nhân gian mang tính chính thống, đích thực.

So Sánh với các Việt Dịch khác.

-Với Việt Dịch Chim Nông Chim Cắt.

Hiển nhiên Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian khác với Dịch Chim Nông-Chim Cắt Tạo Hóa. Dịch Chim Nông-Chim Cắt có thứ tự của bốn quẻ ba vạch dương là Chim Di Càn, Sáo Sậu Li, sáo Đen Chấn và Tu Hú khác với Dịch Thằng Bờm.

-Việt Dịch Đám Ma Cò.

1. Dịch theo duy dương.

Như đã biết, theo dị bản duy dương có trưởng ngành là Bổ Cu ta có Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Hồng Lạc Thế Gian/Lịch Sử. Như thế theo duy dương, Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian ở đây cũng giống như Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Hồng Lạc Thế Gian/Lịch Sử nhánh Bổ Cu (Cò Gió và Bờm Gió hiển nhiên có một thứ Dịch Đoài Gió giống nhau).

Tuy nhiên có một điểm khác nhau rất quan trọng là ở đây Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian khởi đầu từ quẻ ba vạch Quạt Mo Đoài, khuôn mặt của Hùng Vươngchủ chốt, đứng trước cả Chim Đồi Môi Đế Minh. Trong khi ở Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Hồng Lạc Thế Gian/Lịch sử khởi đầu là quẻ ba vạch Bổ Cu Đế Minh rồi kế tiếp mới đến Tu Hú Đoài Tổ Hùng Tiểu Vũ Trụ/Hùng Vương Lịch sử. Tu Hú Tổ Hùng Tiểu Vũ Trụ/Hùng Vương đội lốt Bổ Cu Đế Minh nên không phải là Dịch Hùng Vương mang tính trực tiếp.

Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài-Vợ Cấn Phục Hy  Hồng Lạc Nhân Gian có chủ thể Hùng Vương lịch sử Quạt Gió Đoài đích thực nhất, trực tiếp nhất.

Ngoài ra ở Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng lạc Nhân Gian này còn có thêm Gỗ Lim biểu tượng Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống là kết quả của bát quái sinh ra tam thế.

-Dịch theo duy âm.

Theo duy âm Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Lạc Hồng Nhân Gian giống Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Lạc Hồng nhánh Diều Hâu.

So Sánh Với Dịch Hoa Hạ.

-Chu Dịch.

So Sánh Với Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ.

Chim đồi mồi là gì

Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ.

Như đã biết qua bài Dịch Đám ma Cò thì trong Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Hồng Lạc đọc theo chiều âm phía mẹ có thứ tự là Càn Đoài Li Chấn giống hệt như Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ.

Nhưng ở đây, như đã nói ở trên Dịch Đám Ma Cò Hùng Vương Hồng Lạc Thế gian khác với Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian như thế Dịch Thằng Bờm Hồng Lạc này hiển nhiên khác với Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ.

Ngoài ra ta thấy Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian có một loại Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy với quẻ ba vạch Đoài là chủ thể, chủ chốt, đứng đầu bốn quẻ ba vạch dương. Như đã biết, Phục Hy có cùng bản thể Đoài với Hùng Vương như thế Tiên Thiên Bát Quái đích thực của Phục Hy cũng phải khởi đầu từ quẻ ba vạch Đoài. Rõ như ban ngày đây đích thực là Tiên Thiên Bái Quái Phụ Hy nguyên thủy. Ta có Tiên Thiên Bát Quái Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài-Vợ Cấn  Phục Hy Hồng Lạc Nhân Gian = Tiên Thiên bát Quái Phục Hy nguyên thủy, khác với Tiên Thiên Bát Quái Hoa Hạ.

Ở đây, một lần nữa cho thấy Chu Dịch với Tiên Thiên Bát Quái Hoa Hạ lấy từ Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy nguyên thủy tức Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài –Vợ Cấn Hồng Lạc Nhân Gian rồi đổi vị trí của Đoài cho đứng sau Càn, cho thích hợp với bản tính dương ngự trị, dương thống trị của xã hội phụ quyền cực đoan du mục, võ biền.

-Dịch Văn Vương.

Hiển nhiên khác với Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian.

So Sánh Với Dịch Cửu Thần Ai Cập Cổ.

Qua bài viết Sự Tương Đồng Giữa Cổ Việt và Ai Cập Cổ (xem Tương Đồng Với Ai Cập Cổ), ta đã biết văn hóa Ai Cập cổ giống văn hóa Việt Cổ dựa trên nguyên lý lưỡng hợp nòng nọc, âm dương Chim Rắn, Vũ Trụ Tạo Sinh. Ai Cập cổ có Ai Cập Thượng Chim Kên Kên biểu tượng cho miền núi cao, thượng nguồn sông Nile giống hệt ngành Chim Hồng Âu Cơ Hùng Kì miền Núi. Ai Cập Hạ Rắn Hổ Mang biểu tượng cho vùng châu thổ sông Nile giống hệt ngành Rắn Lạc Nước Lạc Long Quân Hùng Lạc miền Biển. Họ có truyền thuyết Cửu Thần Ennead. Thần tổ tối cao là Thần Atum đội lốt Ra, lưỡng tính phái ứng Viêm ĐếThần Nông nhất thể tức với thái cực (nhìn dưới dạng nòng nọc, âm dương nhất thể) và ứng với Viêm Đế Thần Nông tức lưỡng nghi (nhìn dưới diện phân cực). Tám vị thần con cháu của Atum gồm 4 thần nam và 4 thần nữ. Bốn thần nam ứng với tứ tượng dương là Thần Gió Shu Đoài tương đương với Tổ Hùng/Hùng Vương; Thần Đất Keb (Geb) Li tương đương với Kì Dương Vương, Thần Nước dương Chấn Osiris tương đương với Lạc Long Quân và Thần Lửa Seth Càn tương đương với Đế Minh. Bốn vị thần nữ Tefnut, Nut, Isis, và Nepthys tương đương với bốn tổ mẫu Việt ứng với tứ tượng âm. Tám vị thần nam nữ Ai Cập cổ này tạo thành bát quái (tám quẻ ba vạch). Ta có Dịch Cửu Thần Ennead.

Ta thấy Dịch Cửu Thần Ennead có thứ tự bốn quái dương là Shu Đoài, Keb Li, Osiris Chấn và Seth Càn giống hệt thứ tự của Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc nhân gian cũng có thứ tự Quạt Mo Đoài ứng với Hùng Vương, Bò Trâu Li ứng với Kì Dương Vương, Cá Mè Chấn ứng với Lạc Long Quân và Chim Đồi Mồi Càn ứng với Đế Minh.

So sánh Dịch Cửu Thần và Dịch Thằng Bờm Hùng Vương  Chồng Đoài-Vợ Cấn Phục Hy Hồng Lạc nhân gian ta thấy:

.Dịch Cửu Thần Ai Cập cổ khởi đầu từ thần Shu Đoài giống hệt Dịch Thằng Bờm khởi đầu từ Quạt Mo Đoài vũ trụ. Quạt là vật biểu của Hùng Vương Đoài vũ trụ. Sự giống nhau từ hai phương trời cách xa ngàn trùng này xác nhận tính cách chính thống Việt của Dịch thằng bờm.

Thần Gió Shu lấy chị/em là nữ thần Tefnut như thế cả hai có một khuôn mặt đồng bản thể, máu mủ, có cùng DNA Gió. Nói một cách khác là Tefnut có một khuôn mặt Tốn gió âm. Điểm này ta cũng thấy rõ là Teftnut được cho là có một khuôn mặt Lửa và được diễn đạt bằng hai chiếc lông chim hình hai nọc đứng tròn đầu.

Chim đồi mồi là gì

Hai lông chim đầu tròn biểu tượng cho Tefnut là hai nọc tròn đầu mang nghĩa lửa, thái dương  phía nữ.

Chim mang tính cõi trời. Hai chiếc lông hình trụ là hai nọc lửa, thái dương cõi trời. Lông tròn đầu là hai nọc âm tức lửa âm, thái dương âm. Tefnut là phái nữ, âm nên là (O)  lửa, thái dương (II), tức OII, Tốn có một khuôn mặt Nàng O Lửa, Nàng O thái dương II. Rõ như ban ngày Tefnut có một khuôn mặt Tốn giống như Âu Cơ Tốn, Gió âm, Nàng Lửa, Nữ Thần Thái Dương.

Rõ như hai năm là mười trong Dịch Cửu Thần, thần Shu Không Khí Đoài vũ trụ hôn phối vợ chồng với chị/em Tefnut gió âm Tốn theo diện đồng bản thể, cùng huyết tộc. Trong khi ở Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài-Mẹ Tốn thì đi đôi với nhau theo huyết tộc Mẹ Con. Việt Dịch không có hôn nhân ‘loạn luân’.

Tóm lại Dịch Cửu Thần Ai Cập cổ Shu Đoài lấy chị/em Tefnut có một khuôn mặt Tốn chính là Dịch Thằng Bờm Con Hùng Vương Đoài-Mẹ Âu Cơ Tốn nhưng khác nhau là một đằng theo hôn nhân đồng huyết tộc anh-chị-em, một đằng theo cùng bản thể mẹ con.

.Dịch Cửu Thần Ai Cập cổ không thể nào lấy của Hoa Hạ được. Như thế Việt và Ai Cập cổ chỉ có thể lấy của nhau bởi vì văn hóa Ai Cập cổ và văn hóa Việt giống nhau cùng theo lưỡng hợp nòng nọc, âm dương Chim Rắn, đều theo Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, cùng thờ mặt trời. Các vua mặt trời Pharaohs giống hệt như các vua mặt trời Hùng Vương. Cửu Thần Ennead tương đương với Cửu Thần Việt (Viêm ĐếThần Nông, Đế Minh/Vụ Tiên, Kì Dương Vương/Long Nữ, Lạc Long Quân/Âu Cơ và Tổ Hùng thế gian/Hoàng Hậu Tổ Hùng).

Bây giờ câu hỏi được đặt ra là ta lấy của Ai Cập cổ hay Ai Cập cổ lấy của chúng ta hay cả hai lấy từ một nguồn cội nào khác với Hoa Hạ.

Có nhiều dữ kiện khiến ta nghiêng về phía cho rằng chúng ta là chính gốc, gốc tổ và Ai Cập cổ đã lấy của chúng ta.

Xin văn tắt ở đây là theo James Churchward thì trước đây ở dưới vùng Đông Nam Á hiện nay có một Lục Địa Mu đã biến mất (The Lost of Continent Mu). Mu chính là Việt ngữ Mụ, Mẹ. Continent Mu chính là Lục Địa Mẹ, Đất Mẹ (Motherland). Trước kia Lục Địa Mẹ dính liền với Đông Nam Á cổ Việt. Giờ Lục Địa Mẹ đã chìm xuống biển chỉ còn lại các đỉnh núi cao là các đảo hiện nay. Tại đây có một nển văn minh huy hoàng của con người, đây là cái nội văn hóa của loài người, sau đó lan tỏa đi các nơi. Theo đường biển đấn tận Lưỡng Hà qua những người sống trên sông biển Sumer. Văn hóa Lưỡng Hà trong đó có Ai Cập cổ liên hệ với văn hóa Đất Mẹ Mu. Gần đây Stephen Oppenheimer trong Địa Đàng ở Phương Đông cũng chứng minh vùng Sundaland ở Nam Hải (đây chính là một phần của Motherland của James Churchward) cũng là cái nôi của văn hóa loài người. Từ cái nôi này, văn hóa lan tỏa đi khắp nơi, tới cả Lưỡng Hà.

.Sự giải thích về các vị thần sáng thế, tạo hóa của Ai Cập cổ có tính cách lung tung nhiều khi không ăn khớp với nhau chứng tỏ các giáo sĩ, các nhà tư tưởng Ai Cập cổ không nắm vững được Dịch lý, nghĩa là họ du nhập Dịch từ bên ngoài vào nên không quán triệt thấu đáo hết Dịch lý.

.Ngoài ra Ai Cập cổ không có Phục Hy. Phục Hy là của Bách Việt.

.Một điểm quan trọng cũng cần nói tới ở đây là theo truyền thuyết Cửu Thần Ennead thì Thần Gió Shu và thần nữ Tefnut sinh ra Thần Đất Keb. Keb đẻ ra Osiris và Set. Ở đây theo Cửu Thần thì thần Gió Shu chỉ sinh ra một ngành Keb Đất Li ứng duy nhất, nghĩa là theo duy dương mang tính chủ. Trong khi Hùng Vương sinh ra hai ngành núi Đất Li Âu Cơ-Kì Dương Vương và ngành nước Biển Chấn Lạc Long Quân nghĩa là theo nòng nọc, âm dương đề huề ở ngành nọc thái dương. Dịch Cửu Thần đã ở vào thời xã hội phụ quyền cực đoan. Nhưng điểm quan trọng ở đây qua việc Shu đẻ ra Keb cho thấy Hùng Vương Quạt Mo Gió phải hiểu theo nghĩa là đẻ ra nhánh Bò Trâu Hùng Kì-Âu Cơ mang tính chủ và nhánh Cá Mè Hùng Lạc Lạc Long Quân ở cõi nhân gian chứ không phải Tổ Hùng tiểu vũ trụ sinh ra Tổ Phụ Kì Dương Vương rồi Tổ Phụ Kì Dương Vương sinh ra Tổ Phụ Lạc Long Quân ở cõi trời thế gian. Cần phải phân biệt nhánh Hùng Kì thuộc (hay đội lốt) Tổ Phụ Kì Dương Vương với Tổ phụ Kì Dương Vương và nhánh Hùng Lạc thuộc (hay đội lốt) Lạc Long Quân với Tổ Phụ Lạc Long Quân.

…..

Như thế Dịch Cửu Thần Thần Shu Đoài lấy Tefnut Tốn có thể có gốc từ Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài–Mẹ Tốn Hồng Lạc Nhân Gian.    

THẰNG BỜM và NGŨ HÀNH HOA HẠ.

Như đã nói ở trên, nếu coi Gỗ Lim là một loài cây nhìn dưới diện Ngũ Hành thì Cây Lim là Hành Mộc. Theo thứ tự trong bài hát ta có Quạt Mo là Hành Kim, Ba Bò Chín Trâu Li Đất là Hành Thổ, Cá Mè Nước là Hành Thủy, Gỗ Lim là hành Mộc và Chim Đồi Mồi Lửa trời là Hành Hỏa. Ta có theo thứ tự Kim, Thổ, Thủy, Mộc, Hỏa nghĩa là Ngũ Hành.

Tôi không nghiêng về diện bài hát Thằng Bờm này diễn tả Ngũ Hành với Gỗ Lim là Hành Mộc mà nghiêng về phía Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo với Gỗ Lim là Cây Vũ Trụ vì những lý do sau đây:

.Không thuận lý.

Thứ nhất theo tương sinh thì Ngũ Hành có thứ tự Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Ở bài hát này như đã nói ở trên theo thứ tự Kim Thổ Thủy Mộc Hoả theo thứ tự hoàn toàn khác hẳn. Như thế nếu hiểu theo thuyết Ngũ Hành thì không chính thống về mặt tương Sinh. Còn theo tương khắc thì theo Ngũ Hành có thứ tực Kim, Mộc Thổ, Thủy, Hỏa. Ở đây cũng không ăn khớp như thế cũng không chính thống về mặt tương khắc.

Do đó nhìn theo diện Ngũ Hành không chuẩn.

.Ngũ Hành Có Thể là của Người Hoa Hạ.

Người Maya có DNA giống hệt với Việt Nam. Họ có nguồn cội từ vùng ven biển Đông Nam Á di cư qua Trung Mỹ theo con đường vượt eo biển Bering. Khi di cư họ mang theo văn hóa của họ. Cốt lõi văn hóa của họ là lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo và Dịch (họ có Dịch Maya, xem Tương Đồng Giữa Maya và Cổ Việt). Họ không bị ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ nên vẫn giữ được cốt lõi Đông Nam Á Cổ Việt. Nói một cách khác, họ không có Ngũ Hành nghĩa là chúng ta nguyên thủy cũng không có Ngũ Hành mà sau này bị ảnh hưởng văn hóa Hoa Hạ chúng ta mới có Ngũ Hành. Ngũ Hành có thể là của người Hoa Hạ.

.Điểm chính yếu là theo tôi thuyết Ngũ Hành có thể là của người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ lấy ra từ Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo của Bách Việt và thế giới theo các lý do sau đây:

-Theo Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo ta có tứ tượng Lửa, Đất, Nước, Khí. Tứ tượng chuyển hành, sinh động thành tứ hành. Tứ hành sinh ra bốn quẻ-ba vạch. Bốn quẻ-ba vạch nọc, dương liên tác với bốn quẻ-ba vạch nòng, âm sinh ra Tam Thế biểu tượng bằng Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống (như đã biết ở đây là Cây Lim). Vũ trụ quan này thấy trong văn hóa của Bách Việt còn khắc ghi lại trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Ví dụ trên trống Ngọc Lũ I cách đây khoảng 2.800 năm chỉ có tứ tượng ở khoảng không gian giữa các nọc tia sáng mũi mác mà hiện nay gọi lầm là ‘họa tiết lông công’

Chim đồi mồi là gì

Hình thái tứ tượng ở khoảng không gian giữa các nọc tia sáng mũi mác thái dương trên trống Ngọc Lũ I [hình bờm chim biểu tương cho Gió, hình hai giọt nước biểu tượng cho Nước, hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) biểu tượng cho Lửa và hình núi tháp nhọn có hai vách hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) thẳng đứng, ở giữa hai vách có nọc chấm dương biểu tượng cho núi Đất dương].

và tứ hành ở các vành ngoài vành mặt trời-vòng tròn không gian ở tâm trống.

Chim đồi mồi là gì

Những vành tứ hành trên trống Ngọc Lũ I (xem  Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á).

.Tứ hành này sinh ra tam thế diễn tả bằng Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống vì thế trống Đông Sơn Nguyễn Xuân Quang I hay Heger I là trống Cây Nấm Vũ Trụ, có hình dạng giống cây nấm (Cơ Thể Học Trống Đồng).

Ở một trống đồng Điền có cọc đâm trâu là một Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ.

Chim đồi mồi là gì

Trụ đâm bò trâu là Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ trên thân một trống đồng Điền Việt (Trống Đồng: Đồ Đồng Điền… 1)

Ngay cả Ba Thục, có thể đã liên hệ mật thiết với Lạc Việt (An Dương Vương Thục Phán có thể là người gốc Ba Thục) cũng giống Việt họ thời Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống còn thấy qua một cây này bằng đồng lớn nhất thế giới.

Hiện giờ các đồ đồng tái tạo của nước Thục này đang được triển lãm ở Bảo Tàng Viện Bowers, Quận Cam, Nam Cali, Hoa Kỳ. Vì Cây Vũ Trụ này quá lớn nên chỉ có hình chụp lại:

Chim đồi mồi là gì

Hình chụp lại Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ bằng đồng lớn nhất thế giới của nước Thục, Tứ Xuyên (chụp tại Viện Bảo Tàng Bowers, Quận Cam, Nam Cali, Hoa Kỳ).

Và tại đây chỉ có trưng bầy chiếc chân của cây này:

Chim đồi mồi là gì

Chân của Cây Vũ Trụ nước Thục ở Sanxingtui (Tam Tinh Đồi), Tứ Xuyên hiện trưng bầy tại Bảo Tàng Viện Bowers Quận Cam, Nam Cali (ảnh của tác giả).

Còn Cây Vũ Trụ này chính gốc hiện đang trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Quanghan Sanxingtui, Tứ Xuyên, Trung Quốc:

Chim đồi mồi là gì

‘Cây Thần’(Cây Vũ Trụ) của nước Thục, Bảo Tàng Viện Quanghan Sanxingdui (nguồn: tripadvisor.in).

Văn hoá (Ba) Thục khác hẳn văn hóa Hoa Hạ. Các khảo cổ vật bằng đồng khai quật tại Tam Tinh Đồi, Tứ Xuyên mới đây đã viết lại cổ sử Trung Quốc. Đồ đồng Thục khác hẳn Đồ Đồng Hoa Hạ, mang sắc thái khác, tinh xảo, đồ sộ hơn, chứng tỏ người Trung Quốc cho rằng họ là trung tâm vũ trụ, văn hóa của họ tỏa ra bốn phương là hoàn toàn sai. Bây giờ họ phải chấp nhận là Tứ Di quanh họ có nền văn hóa khác biệt và có thể còn cao hơn họ và hiển nhiên văn hóa Tứ Di, Bách Việt cũng ảnh hưởng tới văn hóa Hoa Hạ. Họ phải chấp nhận viết lại cổ sử của mình (sẽ có bài viết riêng). Ở đây chỉ rõ cho thấy Hoa Hạ không thờ Cây Tam Thế mà lấy Cây Tam Thế làm thành Hành Mộc tạo ra Ngũ Hành.

.Ngoài Cây Vũ Trụ thấy trong khảo cổ học, chúng ta còn có Cây Si Vũ Trụ sinh ra nhân loại và Mường Việt là Dạ Dần. Kì Dương Vương có Kì có một nghĩa là Cây cũng sinh ra từ Cây Vũ Trụ nên trong bài đồng dao này Gỗ Lim nghiêng nhiều về phía Cây Vũ Trụ hơn là Hành Mộc.

Hơn thế nữa, Dịch Thằng Bờm có nhánh Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc nhân gian của nhánh Hùng Kì Kì Dương Vương-Âu Cơ mang tính chủ như thế khuôn mặt Cây Vũ Trụ sinh ra Kì Dương Vương phải mang tính chủ so với Hành Mộc. Gỗ Lim có khuôn mặt Cây Vũ Trụ mang tính chủ.

.Các tộc hải đảo như Nam Đảo, Đa Đảo là một thứ Lạc Việt Hải Đảo. Văn hóa của họ theo lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, có tứ tượng tượng, tứ hành, có Cây Vũ Trụ mà không có Ngũ Hành, ví dụ như người Dayak, Borneo, có tác giả Việt (trong đó có giáo sư Kim Định) gọi họ là Bộc Việt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

.Gỗ Lim thường làm cột chống đình, chùa, nhà mang hình ảnh trụ chống trời, trục thế giới (vì các kiến trúc đình, chùa làm theo núi trụ thế gian trong có trụ cột cái là trục thế giới nối liền ba cõi để dâng các lời cầu nguyện, tế lễ, các lễ vật tới ba cõi, nhất là cõi trên) nên mang khuôn mặt Cây Vũ Trụ, Trục Thế Giới hơn là Hành Mộc.

.Nhiều nền văn hóa khác trên thế giới: Ai Cập cổ, Ấn Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo… cũng chỉ có 4 tượng, tứ hành và Cây Vũ Trụ trong thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh. Chúng ta là Man, Mán là Người nên phải có cốt lõi văn hóa chung với cốt lõi văn hóa của loài người là Vũ Trụ Tạo Sinh, phải theo tôn giáo cổ đại nhất của loài người là Vũ Trụ Giáo dựa trên Dịch có căn bản là nòng nọc, âm dương, lưỡng nghi tứ tượng, bát quái, tam thế, Cây Vũ Trụ, con Người sinh ra từ Cây Vũ Trụ.

Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Dịch có thể đã bắt nguồn từ hai nền văn minh cổ đại huy hoàng nhất ruột thịt với chúng ta là nền văn minh Lục Địa Mẹ Mu của James Churchward và nền văn minh Sunderland của Stephen Oppenheimer đã nói trong Địa Đàng ở Phương Đông. Hai nền văn minh rực rỡ này nằm trong địa bàn Cổ Việt ở Đông Nam Á mà một phần ngày nay đã chìm xuống biển thành hải đảo Đông Nam Á, Nam Hải. Đây là cái nôi văn minh loài người, lan truyền đi khắp nơi, dĩ nhiên đến cả Hoa Hạ.

Văn hóa Đông Sơn là di duệ của hai nền văn minh của cái nôi văn hoá này.

.Người Hoa Hạ đã lấy Cây Vũ Trụ này biến thành Hành Mộc tạo ra Ngũ Hành. Ngũ Hành chỉ thấy trong văn hóa Hoa Hạ và các nước bị ảnh hưởng văn hóa Hoa Hạ như Việt Nam, Nhật, Đại Hàn…

Tứ hành mới thật sự là Bốn Nguyên Sinh Động Lực chính sinh ra muôn vật, muôn sinh, vũ trụ, tam thế. Ngũ Hành Hoa Hạ là cộng thêm Hành Mộc. Hành Mộc là yếu tố cuối cùng, là thành quả của bốn hành kia chứ không phải là một hành ngang cùng vai vế với bốn hành kia trong Vũ Trụ Tạo Sinh. Hành Mộc không tham dự vào qui trình Vũ Trụ Tạo Sinh nguyên khởi. Trong Vũ Trụ Tạo Sinh ở cõi tạo hóa chưa có cây nên không có Hành Mộc. Cây chỉ có ở trên mặt đất, thế gian, rất muộn. Như đã biết nền văn hóa Hoa Hạ rất muộn, ngay cả Dịch Hoa hạ cũng rất muộn.

Nguyên thủy, khởi đầu từ thực vật nguyên sinh bào, rồi mới có rong rêu… cuối cùng mới có cây, có Mộc. Có đất Hành Thổ, có nước Hành Thủy, có không khí Hành Kim, có ánh sáng mặt trời Hành Hỏa thì mới mọc ra được nguyên sinh thực vật, rong rêu, cây cỏ, mới có Hành Mộc. Cây Vũ Trụ sinh ra con người. Theo truyền thuyết Việt Mường, Dạ Dần là Mẹ Nguyên Khởi, Mẹ Đời, Mẹ Tổ của Việt Mường do Cây Si Vũ Trụ sinh ra.

Con người sinh ra từ Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế nên con người mang hình bóng của cây. Đầu biểu tượng Thượng Thế. Hai tay Trung Thế. Hai chân Hạ Thế. Thân là Trục Vũ Trụ nối liên Tam Thế.

.Điểm vững chắc nhất là trong khoa di truyền học, DNA là di tố căn bản của sự sống, sinh tạo. DNA chỉ có 4 thành tố viết tắt là GCAT (Guanine, Cytosine, Adenine, Thymine). Đây là 4 Chữ Của Sự Sống, Bốn Chữ của Tạo Hóa, Bốn Chữ của Thượng Đế.

Tứ tượng, tứ hành tương ứng với Bốn Chữ này của DNA. Trong sinh học Ngũ Hành không chính xác bằng tứ tượng, tứ hành vì không ăn khớp với Bốn Chữ này của DNA. Ngũ Hành không ăn khớp với khoa di truyền học, với khoa học. Như thế trong sinh học Ngũ Hành thiếu căn bản khoa học. Ngũ Hành không thể giải thích được các hiện tượng sinh học.

Ngũ Hành không giải thích ăn khớp với Vũ Trụ Tạo Sinh dựa trên nòng nọc, âm dương, tứ tượng và với Sinh Học qua DNA.

.Dịch không liên quan gì với ngũ hành. Dịch chỉ có tứ hành dương gốc từ tứ tượng dương và tứ hành âm gốc từ tứ tượng âm. Tổng cộng tám hành cho ra tám quái ba hào (bát quái). Nếu dựa vào ngũ hành thì Dịch phải có mười quẻ ba hào (thập quái).

.Bài hát này diễn tả Thằng Bờm Gió con dân chính huyết có cùng DNA với Hùng Vương Gió. Sử truyền thuyết Việt cho thấy các Thần Tổ Việt trong đó có Tổ Hùng, Thái Tổ Hùng Vương dựa theo nòng nọc, âm dương, Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch. Kiến trúc Đền Tổ Hùng/Hùng Vương ở Phú Thọ làm theo Vũ Trụ Tạo Sinh, Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ (Cấu Trúc Đền Hùng). Vì thế Gỗ Lim phải hiểu theo Dịch hơn là theo Ngũ Hành.

. Nhóm từ ‘ba bè gỗ lim’ với số 3 là số Đoài vũ trụ. Như thế gỗ lim có một khuôn mặt vũ trụ, trục thế giới hơn là hành Mộc.

.Theo bài hát, ta thấy rõ có một sự xếp đặt cố ý theo Dịch Hùng Vương nhân gian là ba quái nhân gian Quạt Mo Đoài Hùng Vương, Bò Trâu Li nhánh Hùng Kì và Cá Mè Chấn nhánh Hùng Lạc đi liên tiếp nhau diễn tả Hùng Vương và hai ngành Lửa Núi Âu Cơ và ngành Nước Biển Lạc Long Quân. Còn Gỗ Lim Tam Thế và Chim Đồi Mồi Càn Đế Minh truyền thuyết để đi sau. Tại sao Gỗ Lim Tam Thế lại để trước Chim Đồi Mồi Đế Minh, lại cắt ngang bốn quẻ ba vạch? Đây là một điểm cũng cố ý, chủ ý của tác giả làm ra bài hát này. Vì sao? Tác giả cố ý để Chim Đồi Mồi sau Gỗ Lim Tam Thế có mục đích là nếu khởi sự bắt đầu vòng sinh tạo thứ hai tức ở cõi sinh tạo Tiểu Vũ Trụ đi từ Chim Đồi Mồi theo chiều ngược kim đồng hồ ta có theo thứ tự Chim Đồi Mồi Càn, Quạt Mo Đoài, Bò Trâu Li, Cá Mè Chấn và Gỗ Lim Tam Thế. Ta thấy rõ như ban ngày bốn quẻ ba vạch Càn, Đoài, Li, Chấn sinh ra tam thế diễn tả bằng Cây Vũ Trụ Gỗ Lim.

Thứ tự Càn Đoài Li Chấn chính là Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ. Rõ như ban ngày Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ là khởi sự từ vòng hai, muộn sau vòng đầu của Tiên Thiên Bát Quái Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian. Tiên Thiên Bát Quái Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc sinh ra Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ.

Như thế nếu giải thích bài hát này theo Ngũ Hành là không thuận lý và có thể bị ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ.

Kết Luận.

.Thằng Bờm Gió có DNA Gió cùng với Tổ/Hùng Hùng Vương Vũ Trụ, Khí Gió. Bờm là con dân Việt chính huyết của Hùng Vương. Dịch Thằng Bờm là Dịch ‘chính huyết’của Việt tộc, con cháu Hùng Vương mặt trời.

.Quạt Mo có mặt tròn nòng O và cán nọc I là quạt nòng nọc, âm dương, là cốt lõi của văn hóa Rắn-Chim Rồng Tiên của Việt Nam. Nhìn dưới dạng nòng nọc, âm dương nhất thể là Trứng vũ trụ, thái cực ứng với Tổ Hùng Tạo Hóa Đại Vũ Trụ đội lốt Thần NôngViêm Đế nhất thể. Ở tầng hai cực ứng với Thần Nông và Viêm Đế. Ở tầng tứ tượng có khuôn mặt biểu tượng cho khí vũ trụ là vật biểu của nhánh Nông khí gió của ngành Thần Nông.

Quạt Giấy hình rẽ quạt mầu đỏ biểu tượng cho mặt trời mọc, hừng rạng có 18 cây nan là vật biểu của Hùng Vương Mặt Trời Hừng Rạng.

Quạt Mo và Quạt Giấy 18 cây nam là quốc biểu, quốc bảo của Việt Nam.

.Vì Bờm là con dân Việt chính huyết của Tổ Hùng/Hùng Vương nên nó quyết tâm bảo vệ, gìn giữ lấy quốc bảo, quốc biểu, gìn giữ lấy kho tàng văn hóa, truyền thóng Việt. Nó không vì những của cải vật chất mà đánh đổi đi tổ tiên Việt, đất nước Việt. Phú ông là tiêu biểu cho đám đại gia trọc phú buôn dân bán nước, là những đế quốc xâm lược ngoại lại.

Nhưng cuối cùng nó biết chắc chắn Phú Ông là tay đại gia giầu mạnh, là tay cường hào ác bá, là đế quốc xâm lược thế nào cũng chiếm đoạt cái Quạt Mo, chiếm đoạt đất Việt của con cháu Tổ Hùng/Hùng Vương. Những mồi bả bò trâu, gỗ lim, chim đồi mồi có khi chỉ là trò lường gạt. Mất quốc bảo, mất nước mà chẳng được gì. Thôi thì nó đành bằng lòng đổi Quạt Mo cho nắm xôi, tế thực của Tổ Hùng/Hùng Vương. Nắm xôi đối với những kẻ mất gốc Việt, Việt bẩn, Việt gian như Phú Ông chắc chắn chẳng có giá trị gì và coi Bờm là thằng khờ nên Phú Ông đưa cho nó. Bờm chắc chắn có được nắm xôi.

Đem xôi cúng dâng lên tổ tiên và ăn xôi để vẫn còn giữ lại trong tâm hồn và thể xác cái hùng khí Việt. Nó ăn no bụng để sống còn và chiến đấu để giữ gia sản văn hóa minh triết Việt, Đất Tổ.

Những kẻ vì tham lam vật chất buôn dân Việt, bán nước Việt làm sao bằng Thằng Bờm, còn khờ khạo hơn Bờm nhiều.

.Qua bài hát Thằng Bờm này ta có Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian mang tính chủ. Đây là Dịch Thằng Bờm, một con Người là Dịch Nhân Gian. Trong khi Dịch Chim Nông-Chim Cắt qua các loài chim là Dịch Tạo Hóa Đại Vũ Trụ ở cõi trên mang tính truyền thuyết và Dịch Đám Ma Cò sinh tạo Tiểu Vũ Trụ cũng mang tính truyền thuyết ở bầu trời thế gian cộng với tính sinh tạo lịch sử Hùng Vương.

.Dịch này có chủ thể Đoài khí gió, khởi đầu từ Quạt Mo Gió bản thể của Hùng Vương thế gian/lịch sử nên là Dịch chính trực nhất, chính thống nhất. Quẻ ba vạch Quạt Mo Đoài để trước nhất ở vị trí cao nhất trên Dịch đồ nên khác với Dịch Đám Ma cò Bổ Cu Hùng Vương Hồng Lạc thế gian khởi đầu từ Tu Hú Đoài nấp bóng sau Bổ Cu Đế Minh-Viêm Đế (trong khi ở Dịch Thằng Bờm, Hùng Vương Quạt Mo đứng đầu và Chim Đồi Môi Đế Minh đứng cuối cùng).

.Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc Nhân Gian có một loại Dịch Thằng Bờm Hùng Vương  Chồng Đoài-Vợ Cấn Phục Hy Hồng Lạc Nhân Gian có Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy với quẻ ba vạch Đoài là chủ thể, chủ chốt, đứng đầu bốn quẻ ba vạch dương. Như đã biết, Phục Hy có cùng bản thể Đoài với Hùng Vương. Như vậy Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy chính thống, nguyên thủy phải khởi đầu tứ quẻ ba vạch Đoài khí gió. Tiên Thiên bát Quái Phục Hy Hoa Hạ khởi đầu từ quẻ ba vạch Càn không phải là Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy nguyên thủy.

Rõ như ban ngày Tiên Thiên bát Quái Phục Hy Thằng Bờm đích thực là Tiên Thiên Bái Quái Phục Hy nguyên thủy. Ta có Tiên Thiên Bát Quái Thằng Bờm Phục Hy Hồng Lạc Nhân Gian = Tiên Thiên bát Quái Phục Hy nguyên thủy.

.Ta có một loại nữa là Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Hồng Lạc thứ hai với Đoài hôn phối với Tốn tức Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài-Mẹ Tốn Hồng Lạc Nhân Gian. Dịch Cửu Thần Ennead Ai Cập cổ với thần Gió Shu Đoài đứng đầu trong 8 vị thần sinh tạo lấy chị/em Tefnut Tốn chính là Dịch Thằng Bờm Hùng Vương Con Đoài-MẹTốn. Điều này minh chứng, xác thực Dịch Thằng Bờm có thật và là của Việt tộc con cháu Tổ Hùng/Hùng Vương. Bởi vì Dịch Cửu Thần Ai Cập cổ có thể đến từ vùng Đông Nam Á cổ, là Lục Địa Đất Mẹ Mu Đã Mất (The Lost Continent of Mu, James Churchward) hay từ Địa Đàng Đông Phương (Eden in the East, Stephen Oppenheimer). Vùng này ngày xưa dính liền với Đông Nam Á bây giờ đã chìm xuống biển chỉ còn là hải đảo.

.Như thế, một lần nữa cho thấy Chu Dịch với Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ lấy từ Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy nguyên thủy Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài-Vợ Cấn Hồng Lạc Nhân Gian.

.Ta có quạt là vật biểu của Tổ Hùng Vương và Hùng Vương. Quạt mo của Bờm là quạt biểu của các Tổ Hùng (Đại Vũ Trụ, Tiểu Vũ Trụ, nhân gian) và quạt giấy 18 cái nan là vật biểu của Hùng Vương mặt trời rạng ngời.

.Bài hát có mục đích chính là diễn tả Dịch Hùng Vương Hồng Lạc Nhân gian không phải là Ngũ Hành.

…..

Trước khi chấm dứt, xin nhắc lại điểm quí hơn vàng qua bài đồng dao này là Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Thằng Bờm Hùng Vương Chồng Đoài-Vợ Cấn  Hồng Lạc Nhân Gian chính là Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy nguyên thủy. Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy nguyên thủy là của Việt tộc con cháu Tổ Hùng, Hùng Vương. Hoa Hạ đã lấy Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy này sửa đổi vị trí của quái Đoài, Càn thành Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hoa Hạ.