Cho bé nằm võng có tốt không

Chúng ta đều biết, khi còn nhỏ, hệ thần kinh của bé vẫn còn trong quá trình hoàn thiện, việc võng rung lắc khi cho bé ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoàn thiện hệ thần kinh của trẻ.

Cho bé nằm võng cũng không tốt đối với cột sống. Bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ là một trong những bệnh tương đối phổ biến, và nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này là do việc nằm võng thường xuyên. Chiều cong của võng sẽ tác động lên cột sống vốn rất mềm, và chưa được vôi hóa của trẻ. Một tác hại kéo theo nữa là khi bị gù lưng thì lồng ngực sẽ không thể nở được dẫn đến tim, phổi cũng không thể hoạt động tốt được.

Một tác động không mong muốn nữa khi cho bé nằm võng thường xuyên là cản trở quá trình phát triển não và cơ bắp của bé. Trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn 3, 4 tháng tuổi, cơ thể cần được hoạt động, quơ tay quơ chân, và bắt đầu tập lẫy, lật. Tất cả những hoạt động này cần phải có sự lưu thông máu đầy đủ lên não, giúp não phát triển tốt hơn. Nếu đặt bé nằm võng thường xuyên, bé sẽ khó vận động, và không thể lẫy được, khiến sự phát triển cơ thể bị hạn chế. Chưa kể, nếu bé cố tập lẫy trên võng sẽ dễ bị ngã và rất nguy hiểm.

Việc nằm võng thường xuyên cũng có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Để trẻ phát triển tâm lý một cách phong phú, trẻ cần phải được tiếp xúc với thực tế bằng những động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm.. và hiển nhiên việc thường xuyên phải nằm võng thì chỉ quan sát được những gì xảy ra phía trên trần nhà và diện tích tiếp xúc bị thu hẹp.

Cho bé nằm võng có tốt không

Ảnh minh họa

Đặc biệt, khi trẻ khóc hoặc khi ru ngủ cho trẻ, các mẹ thường lựa chọn chiếc võng như một biện pháp hữu hiệu. Nhưng thật sự, việc đặt trẻ xuống võng những lúc như vậu sẽ làm trẻ sợ hãi nắm chặt hai bàn tay và nín bặt. Tiếp đến là độ rung lắc đều đều của nhịp đưa võng sẽ làm cho thần kinh trẻ mệt mỏi và để bảo vệ thần kinh, trẻ phải ngủ nhưng giấc ngủ trong trạng thái ức chế, sợ hãi. Hẳn là điều này hoàn toàn không tốt cho tâm lý của trẻ.

Lời khuyên cho mẹ vẫn muốn cho con nằm võng

Mẹ chỉ nên cho bé ngủ võng vào những giấc ngắn ban ngày. Nếu để bé ngủ ở đó cả đêm thì không tốt cho bé. Nằm võng khiến bé bị mỏi, nằm không thoải mái, không thuận lợi cho sự phát triển thể chất của bé.

Để bé đỡ bị cong lưng và so vai, mẹ có thể mua một cái chiếu lót xuống võng hoặc mẹ nằm võng, cho bé nằm trên người. Như thế, cột sống của bé sẽ phát triển tốt hơn.

Giấc ngủ với bé rất quan trọng. Bố mẹ nên tạo cho con một ngủ thật thoải mái.. tốt nhất bạn nên cho trẻ nằm trên giường, dang chân dang tay cho thoải mái.

Chỉ cần những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ mắc hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não bộ.

Khi trẻ bị tổn thương nặng thường làm cho trí tuệ kém phát triển, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm thị lực.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹo cho trẻ nhanh biết đi, cha mẹ sẽ hối hận nếu bỏ lỡ!

3. Võng ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống và lồng ngực trẻ

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Khi ngủ trên võng, thường bé sơ sinh nằm nghiêng đầu về một phía làm cho hộp sọ của trẻ bị móp một bên và không cân xứng. Nhiều mẹ tìm giải pháp bằng cách cho con nằm gối.

Tuy nhiên cách này có thể làm cho bé bị khó thở, cổ bị quẹo. Mẹ nên nhớ, trẻ sơ sinh cần được ngủ trên mặt phẳng để đảm bảo đầu và lưng thẳng hàng để định hình cột sống.

Cho bé nằm võng có tốt không
Ngủ võng làm cho hộp sọ của trẻ bị móp một bên và không cân xứng

4. Hạn chế cơ bắp phát triển

Chân, tay, đầu, cổ của trẻ khi nằm võng thường hay bị vẹo, không vận động co duỗi thường xuyên làm cho trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm nào đó.

Nó dẫn đến việc máu huyết lưu thông không đều đặn, các cơ bắp cũng như não bộ kém phát triển.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé bú đêm nhiều phải làm sao để khắc phục?

5. Thần kinh vận động kém phát triển

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Nằm võng sẽ làm cho bé khó có thể học các động tác trườn, lật, bò, ngồi…Hệ thần kinh vận động kém phát triển làm cho trẻ kém linh hoạt, giảm khả năng tiếp thu và nhận thức.

Tai nạn trẻ bị té, ngã khỏi võng rất nhiều vì không có sự canh chừng của người lớn. Ngoài ra, nằm võng còn tạo cho bé thói quen không tốt như luôn đòi hỏi mẹ phải ru ngủ, đung đưa võng trẻ mới ngủ ngon.

Đối với một số người thường cho rằng cho trẻ sơ sinh khi được nằm võng sẽ thoải mái, đặc biệt nếu được nằm võng và đi vào giấc ngủ, sẽ giúp cho bé ngủ ngon giấc hơn, đầu bé tròn và đẹp hơn. Bên cạnh đó, khi bé nằm võng, võng sẽ ôm trọn và bao bọc người bé. Điều này mang lại cảm giác an toàn, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Không những thế, chuyển động rung lắc, đung đưa của võng sẽ giúp bé cảm thấy như ở trong tử cung của mẹ nên sẽ làm dịu sự lo lắng và bé an tâm hơn. Điều này tạo môi trường thoải mái để trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cho trẻ sơ sinh khi nằm võng sẽ tạo thành thói quen, đặc biệt khi ngủ trên võng vì gây ảnh hưởng khá nhiều tới cột sống và lồng ngực cũng như thói quen ngủ của trẻ. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?”, mời bạn đọc tham khảo.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?

Đối với trẻ sơ sinh, ngoài vui chơi, bú và đi đại tiện, hầu hết khoảng thời gian là ngủ. Khi trẻ sơ sinh thức, vui chơi, “nói chuyện” với ba mẹ, việc nằm võng chốc lát dưới sự quan sát của phụ huynh là điều hoàn toàn có thể.

Cho bé nằm võng có tốt không
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng và đi vào giấc ngủ bởi những lí do sau đây:

Gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Những chấn động, rung lắc theo nhịp điệu, thường xuyên và quá mạnh có thể ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển não bộ của trẻ. Đối với tình trạng cho trẻ nằm võng kéo dài, phụ thuộc vào chiếc võng, đu đưa nhiều từ ngày này qua ngày nọ có thể dẫn tới hội chứng rung lắc – một dạng chấn thương não nghiêm trọng. Những tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, động kinh, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực và rối loạn khả năng định hướng dẫn đến chậm hình thành nhận thức.

Ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống cũng như lồng ngực

Võng không phải là mặt phẳng, khi trẻ sơ sinh nằm võng sẽ trực tiếp gây áp lực lên cột sống dẫn đến dễ bị cong vẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này. Bên cạnh đó, cột sống của trẻ sơ sinh rất mềm, chưa đủ vôi hóa như người trưởng thành, dễ bị cong theo độ lún lớn nhỏ khác nhau của các loại võng. Khi các đốt sống cong, lưng trẻ có nguy cơ sau này bị gù lưng, gây ảnh hưởng rất xấu cho hoạt động của cơ quan như tim, phổi… điển hình là khó thở và gù vẹo cột sống.

Nằm võng gây ức chế thần kinh

Dành cho các bạn chưa biết, ở trạng thái rung lắc liên tục, nhịp điệu và không yên… thần kinh sẽ bị mệt mỏi, nên dù bé đã đi vào giấc ngủ, nhưng tâm thức bé vẫn mang tâm trạng rung và không ổn định. Do đó, khi bế trẻ ra khỏi võng bé thường bị giật mình khi ngủ thậm chí khóc thét. Nếu thần kinh phải trải qua tình trạng này trong khoảng thời gian dài, não bộ của trẻ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi.

Thần kinh vận động kém phát triển về sau

Trẻ khi nằm võng ngủ ngày này qua ngày nọ, khi hình thành các động tác như trườn, bò, đi, chạy, cầm nắm đồ vật... sẽ kém linh hoạt, giảm khả năng nhận thức và tiếp thu.

Cơ bắp kém phát triển sau này

Khi cơ bắp không được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ kém phát triển. Nằm võng thường bị chèn ép chân và tay hoặc vẹo đầu, vẹo cổ... Đây là những tư thế khiến trẻ rất dễ bị tụ máu ở một vị trí, khi lưu lượng máu không điều hòa, cơ bắp và não bộ phát triển kém.

Phụ thuộc vào chiêc võng

Khi quen đã quen với những chuyển động đu đưa, rung lắc của võng, trẻ sẽ dễ trở nên phụ thuộc. Trong trường hợp không có võng, trẻ sẽ không ngủ được, quấy khóc và mệt mỏi, kém phát triển.

Cho bé nằm võng có tốt không
Khi quen đã quen với những chuyển động đu đưa của võng, trẻ sẽ dễ trở nên phụ thuộc

Trẻ dễ bị té ngã và khó thở

Đối với những trẻ nằm võng, nếu trở mình hay lật người trên võng, rất dễ bị té ngã. Khi bé lật sang một bên cũng rất khó lật ngửa trở lại. Ngoài ra, trẻ sơ sinh nằm võng, nằm ở tư thế cong người và gập cổ khiến hô hấp khó khăn. Trường hợp này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong vì bé không thở được.

Những lưu ý dành cho phụ huynh khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Nằm võng dù thức hay ngủ đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng trong trường hợp cần thiết, phụ huynh vẫn có thể cho bé nằm võng nếu tuân thủ những điều sau đây:

  • Chỉ nên cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, tuyệt đối không cho trẻ nằm võng trong suốt đêm.
  • Khi nằm võng, nên lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo với chiều của võng nhằm để nâng đỡ vùng lưng của bé, không làm cột sống của trẻ sơ sinh bị cong theo chiều của võng.
  • Không được cho trẻ nằm võng và đi vào giấc ngủ quá sớm, khi chưa đủ ba tháng tuổi.
  • Võng nên chọn loại vải thoáng mát, dễ tháo và dễ giặt giũ, không được treo phụ kiện bằng kim loại, hoặc đồ quá nhỏ lên võng vì sơ suất có thể khiến trẻ ngậm vào miệng hoặc ghim vào lưng, tay chân… vào người bé, rất nguy hiểm.
  • Nên trang bị dụng cụ chắn võng ngang, nhằm để tránh trẻ bị lật võng hoặc té ngã khi ngủ.
  • Đảm bảo bé nằm võng dưới sự quan sát của người lớn, cha mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc.
  • Đảm bảo võng được treo chắc chắn, cân bằng và thường xuyên kiểm tra dây buộc của võng.
  • Không được đưa võng quá lâu nhằm tránh gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.

Cho bé nằm võng có tốt không
Giường là một mặt phẳng, tiện nghi, đầy đủ chức năng đem lại một giấc ngủ ngon

Dù có thể cho trẻ sơ sinh nằm võng trong chốc lát hoặc trong một số trường hợp đặc biệt với giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, tốt nhất phụ huynh nên cân nhắc và không nên tập cho trẻ sơ sinh trẻ thói quen nằm võng hoặc nằm ngủ trên võng. Giường là một mặt phẳng, tiện nghi, đầy đủ chức năng giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, ngủ sâu, bình yên và giúp cho trẻ phát thể chất và trí não toàn diện nhất.

Tại sao không nên cho trẻ nằm võng?

Nằm võng có thể gây tình trạng ức chế thần kinh ở trẻ, khiến cho các cơ quan thần kinh cảm thấy mệt mỏi, làm trẻ dễ cảm thấy lo sợ kể cả khi trẻ đã chìm vào giấc ngủ say. Nếu cha mẹ bế trẻ ra khỏi võng khi trẻ đang ngủ có thể trẻ sẽ giật mình và quấy khóc, những điều này sẽ tác động không tốt lên não bộ của trẻ.

Khi não nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?

Đối với vấn đề trẻ mấy tháng nằm võng được hay bé mấy tháng nằm võng được, câu trả lời là chỉ nên cho trẻ từ 3 tháng trở lên nằm võng. Và đặc biệt, trẻ chỉ nên được nằm võng vào giấc ngủ ngắn ban ngày hay những giấc ngủ trưa, tránh việc để trẻ sơ sinh nằm võng qua đêm bạn nhé!

Cho bé nằm võng như thế não?

Không để ngủ quá lâu hoặc ngủ suốt đêm. Cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng được nâng đỡ. Chuẩn bị những vật dụng chắn võng, tránh để trẻ bị té ngã nếu lật người trong lúc ngủ. Không đung đưa trẻ quá mạnh và lâu, chỉ đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi đã ngủ.

Ngủ võng có ảnh hưởng gì không?

(CAO) Do thói quen ngủ võng suốt 40 năm khiến cột sống của người phụ nữ 69 tuổi thoái hóa, trở nên giòn xốp, dễ vỡ và các mảnh xương vụn. Các mảnh xương này đâm vào dây thần kinh cột sống đã gây nên những cơn đau dữ dội không dứt cho người bệnh.