Chủ đề ngày thế giới phòng chống aids năm 2022 là gì

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) được hai viên chức thông tin đại chúng là James W. Bunn – nguyên là một nhà báo của đài truyền hình KPIX ở San Francisco và Thomas Netter nghĩ ra vào tháng 8 năm 1987.

“Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên đã diễn ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1988.

Tuy nhiên, đến năm 1996, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (Joint United Nations Programme on HIV/AIDS – UNAIDS) mới bắt đầu hoạt động. Thay vì tập trung vào một ngày duy nhất, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AID đã lập ra “Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS” vào năm 1997 để tập trung vào thông tin, phòng chống và giáo dục về HIV/AIDS quanh năm.

Từ khi bắt đầu cho tới năm 2004, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS, cơ quan dẫn đầu chiến dịch Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS, đã lựa chọn các chủ đề hàng năm có tham khảo ý kiến các tổ chức y tế toàn cầu khác.

Tính đến năm 2008, chủ đề Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS mỗi năm đều do Ban Chỉ đạo toàn cầu của Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS lựa chọn sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi với những người, tổ chức và cơ quan chính phủ tham gia trong công tác phòng chống và điều trị HIV/AIDS.

Với hình tượng dải băng đỏ, có thể là buộc ở cổ tay hoặc được để ở những nơi trang trọng, chính là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bệnh AIDS.

Theo số liệu thống kê của UNAIDS, hiện trên thế giới có khoảng 35 triệu người sống chung với virus HIV. Riêng năm 2013, có tới 2,1 triệu ca nhiễm HIV mới, trong đó có 240.000 trẻ em và 1,5 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS. Đối với các nước châu Phi, AIDS cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 – 19.

Thực tế cho thấy các bệnh xã hội nói chung và AIDS nói riêng đã trở thành một trong các dịch bệnh phá hoại lớn nhất trong lịch sử. Cho đến nay chúng ta vẫn đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra lọai vắc xin, thuốc đặc hiệu để tiêu diệt HIV.

Mặc dù gần đây, việc điều trị và phòng chống HIV đã được cải thiện ở nhiều vùng trên thế giới, nhưng tỉ lệ người mắc HIV và số lượng người chết vì AIDS vẫn là rất lớn. Vì vậy, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.

HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư…

Có 4 giai đoạn nhiễm HIV:

1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:

– Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).

– Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.

– Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

– Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

1.Tình dục

Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.

2.Đường máu.

HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV.

Riêng về ma túy , bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.

3.Từ mẹ sang con.

Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

– Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

– Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

– Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV

2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

– Không tiêm chích ma túy.

– Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

– Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

– Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,…

3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

– Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

– Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

– Sau khi sinh nên cho trẻ dùng sữa ngoài thay thế sữa mẹ.

Hiện nay, bệnh HIV/AIDS vẫn còn tăng ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Mỗi năm, hàng triệu sinh mạng con người đã bị cướp đi vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đường lây truyền HIV hiện nay đang thay đổi qua quan hệ tình dục không an toàn trong cả các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm và bạn tình của các nhóm đối tượng trên. Từ đó cảnh báo dịch HIVcó nguy cơ ngày càng trở nên khó kiểm soát.

Thời gian vừa qua, nước ta đã trải qua 4 làn sóng dịch COVID-19 và dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, do việc hạn chế đến những nơi công cộng, những nơi tập trung đông người đã làm cản trở người dân đến các cơ sở y tế. Việc thực hiện dãn cách xã hội cũng làm gián đoạn các hoạt động can thiệp giảm tác hại đối với người nhiễm HIV, không những khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV cho người khác.

Hậu quả là số người nhiễm HIV ngay một gia tăng, theo báo cáo từ các địa phương, số người nhiễm HIV trên cả nước được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái.  Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết tháng 10 năm 2021 lũy tích trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 3.073 người nhiễm HIV. Trong đó 2.862 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 2.135 người tử vong do AIDS và các bệnh liên quan. Số nhiễm HIV còn sống hiện tại là 938 người, trong đó đang điều trị thuốc ức chế vi rút (ARV) là 760 người.

Người nhiễm vi rút HIV có sức đề kháng thấp hơn so với người bình thường, chính vì vậy mà nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng sẽ cao hơn so với những người khác. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại, Tổ chức Y tế thế giới  trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19 ở những người nhiễm HIV nhập viện cho thấy nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong ở người có HIV cao hơn 30% so với những người không bị nhiễm HIV. Những bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường và tăng huyết áp cũng thường gặp ở những người có HIV, do đó khi mắc COVID-19 nguy cơ thường nặng hơn.

Chính vì vậy bản thân người nhiễm HIV cần phải cảnh giác cao hơn so với người bình thường, để chủ động đề phòng dịch bệnh COVID-19 cho bản thân mình và phòng lây nhiễm HIV cho những người xung quanh, người nhiễm HIV cần chủ động đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 càng sớm càng tốt.  Đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp để giúp sống khỏe nhất có thể như: tiếp cận sớm và điều trị bằng thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị; ngăn ngừa và quản lý các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp.

Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch COVID-19 như xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;  đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)...Dự báo dịch COVID-19 có thể còn kéo dài và chúng ta có thể sẽ sống chung với dịch COVID-19 trong  tình  hình  mới,  do  vậy  song  song  với  phòng,  chống  dịch COVID-19, các  địa  phương  cần  tăng  cường  các  hoạt  động  phòng,  chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19.

Năm nay, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021, Việt Nam chọn chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịchCOVID-19” nhằm tích cực duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chủ động ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường.

Tích cực phòng chống HIV/AIDS, mỗi tổ chức, các nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình vì sức khỏe cộng đồng, tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương. Kịp thời phát hiện sớm phát hiện các trường hợp nhiễm HIV mới và đảm bảo 100% trường hợp nhiễm HIV đều được điều trị ARV cũng như các hoạt động can thiệp giảm tác hại khác để từng bước hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Thực hiện phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội, mỗi người dân và bạn trẻ hãy tự bảo vệ mình trước đại dịch HIV/AIDS vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, của tỉnh Lạng Sơn.

* KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN:

          1. Cộng đồng chung tay - Kết thúc ngay dịch AIDS!

2. Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19!

3. Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân!

4. Tuân thủ điều trị ARV để đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện!

5. Phòng, chống HIV/AIDS trong đại dịch COVID-19 :Không để ai bị bỏ lại phía sau!

6. Vượt qua thách thức - Kiên định mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS!

7. Điều trị ARV ngay khi phát hiện giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIVcho người khác!

8. Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục suốt đời!

9. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!

10. Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân!

11. Dùng riêng bơm kim tiêm sạch giúp phòng lây nhiễm HIV!

12. Điều trị sớm ARV cho người nhiễm HIVcũng là dự phòng lây truyền HIV!

13. PrEP giúp bạn dự phòng lây nhiễm HIV!

14. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!

15. Nhiệt liệt hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2021!

16. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021!

Ban biên tập