Chức năng, nhiệm vụ của kho bạc nhà nước huyện

Chức năng, nhiệm vụ của kho bạc nhà nước huyện
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Kho bạc Nhà nước (KBNN) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước. Vậy chức năng và nhiệm vụ của cơ quan này là gì?

Chức năng, nhiệm vụ của kho bạc nhà nước huyện
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vị trí của Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:

– Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí quỹ ngân sách Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của KBNN và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của KBNN.

– Quản lí quỹ Ngân sách Nhà nước và các quĩ tài chính công khác bao gồm;

  • Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách Nhà nước, bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và ngoài nước.
  • Thực hiện việc thu, nộp vào quỹ Ngân sách Nhà nước và thanh toán số thu ngân sách cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và của cấp có thẩm quyền.
  • Thực hiện chi Ngân sách Nhà nước, kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật.
  • Quản lí kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quĩ tài chính công và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, kí cược, kí quỹ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Quản lí các tài sản quốc gia quý hiếm được giao và quản lí tiền, tài sản các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN.

– Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước bao gồm:

  • Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
  • Mở tài khoản tiền gửi (có kì hạn và không có kì hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của KBNN.
  • Tổ chức quản lí điều hành tồn ngân KBNN tập trung thống nhất trong toàn hệ thống KBNN, bảo đảm các nhu cầu thanh toán, chi trả của Ngân sách Nhà nước và các đối tượng giao dịch khác.
  • Được sử dụng tồn ngân KBNN tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Tổ chức công tác kế toán, thống kê và chế độ báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.

– Thực hiện một số dịch vụ tín dụng theo quy định hoặc được uỷ thác.

– Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí hệ thống thông tin trong toàn bộ hệ thống KBNN.

Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức như sau:

  • KBNN ở trung ương trực thuộc Bộ Tài chính.
  • KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc Kho bạc Nhà nước trung ương.
  • KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cơ cấu tổ chức

Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

(i) Cơ quan KBNN ở Trung ương:

  • Vụ Tổng hợp – Pháp chế;
  • Vụ Kiểm soát chi;
  • Vụ Kho quỹ;
  • Vụ Hợp tác quốc tế;
  • Vụ Thanh tra – Kiểm tra;
  • Vụ Tổ chức cán bộ;
  • Vụ Tài vụ – Quản trị;
  • Văn phòng;
  • Cục Kế toán nhà nước;
  • Cục Quản lý ngân quỹ;
  • Cục Công nghệ thông tin;
  • Sở Giao dịch KBNN;
  •  Trường Nghiệp vụ Kho bạc;
  • Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

(ii) Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:

  • KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước.
  • KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

KBNN được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

  • TAGS
  • Chức năng nhiệm vụ
  • kho bạc nhà nước

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG BÌNH

1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.

2. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.

4. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:

a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

5. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

6. Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

a) Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật:

a) Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;

c) Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

9. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định:

a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh;

b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật.

10. Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.

12. Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

13. Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

14. Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.

15. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

16. Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.

18. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có quyền:

a) Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

c) Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015