Chuyên đề xây dựng văn hóa đọc cho học sinh tại trường Tiểu học

STO - Những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng và phát triển thư viện trường, tạo không gian hấp dẫn nhằm thu hút học sinh đọc sách. Có thể nói, đọc sách là một thói quen rất có ý nghĩa, đặc biệt là đối với học sinh và duy trì, phát triển văn hóa đọc, giúp các em lĩnh hội các giá trị văn hóa - xã hội, góp phần hình thành và phát triển kỹ năng thông tin, tiếp nhận tri thức, hình thành nên nhân cách cho các em.

Mỗi tuần, học sinh Trường Tiểu học và THCS Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) có giờ đọc sách tại thư viện của trường. Để tiết đọc sách tại thư viện phát huy hiệu quả, học sinh được giáo viên chủ nhiệm và nhân viên thư viện hướng dẫn chọn sách, rèn kỹ năng đọc, khơi gợi tình yêu với sách. Bên cạnh đó, giáo viên khuyến khích học sinh viết cảm nhận về nội dung cuốn sách đã đọc, điều này góp phần thôi thúc các em tích cực đọc, rèn kỹ năng viết và thể hiện suy nghĩ. Em Phan Trần Ái Hân, học sinh lớp 8A2, Trường Tiểu học và THCS Phú Mỹ chia sẻ, em rất thích những tiết đọc sách tại thư viện nhà trường vì có nhiều sách hay để em lựa chọn. Em thấy tiết đọc sách vui và bổ ích.

Chuyên đề xây dựng văn hóa đọc cho học sinh tại trường Tiểu học

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) đọc sách tại thư viện xanh. Ảnh: H.NHƯ

Những năm gần đây, Trường Tiểu học và THCS Phú Mỹ quan tâm đầu tư, xây dựng thư viện khang trang, đồng bộ, với nhiều loại sách gồm: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách khoa học và truyện tranh. Ngoài ra, mỗi lớp đều có một góc thư viện nhỏ đáp ứng nhu cầu đọc cho học sinh. Để mở rộng không gian đọc sách, nhà trường còn xây dựng mô hình “thư viện xanh” trên sân trường. Một không gian đọc giữa thiên nhiên, nhiều ánh sáng là nơi lý tưởng để học sinh thư giãn, qua đó khơi dậy niềm đam mê đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, tạo khuôn viên trường học luôn xanh, sạch, đẹp.

Bên cạnh đó, nhà trường còn giới thiệu, trưng bày sách theo chủ đề và thường xuyên phối hợp với Thư viện huyện Mỹ Tú tổ chức ngày hội đọc sách, cũng như phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức “Chuyến xe tri thức” cho học sinh đọc sách theo hình thức lưu động và thực hiện luân chuyển sách để tránh nhàm chán cho học sinh.

Được biết, trên địa bàn huyện Mỹ Tú hiện có 1 thư viện huyện, 3 thư viện xã và 12 điểm đọc sách cơ sở tại các trường, nhà văn hóa xã, tủ sách gia đình và điểm chùa. Những năm qua, công tác luân chuyển sách cho cơ sở đều được thực hiện tốt, bình quân 2 lần/năm.

Ông Nguyễn Văn Kiệt - Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Mỹ Tú, cho biết: “Công tác phát triển văn hóa đọc tại huyện Mỹ Tú đã nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương. Hàng năm, ngoài công tác phối hợp tuyên truyền với Thư viện tỉnh, Thư viện huyện Mỹ Tú cũng thường xuyên tổ chức trưng bày, giới thiệu sách mới tại thư viện, trên website thư viện, trên đài truyền thanh huyện và các trang mạng xã hội… Công tác bổ sung sách, báo, tạp chí được tiến hành đều đặn từ 20 - 30 triệu đồng/năm, qua đó đã phục vụ hiệu quả cho nhu cầu tìm kiếm thông tin bổ ích cho việc học tập, nghiên cứu và giải trí của độc giả trên địa bàn nói chung. Riêng Trường Tiểu học và THCS Phú Mỹ là điểm đọc sách quen thuộc trong mạng lưới cơ sở của Thư viện huyện”.

Chuyên đề xây dựng văn hóa đọc cho học sinh tại trường Tiểu học

Thư viện Trường Tiểu học Phường 10 (TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) được bài trí đẹp mắt, với nhiều loại sách, thu hút học sinh tìm đọc. Ảnh: H.NHƯ

Vài năm trở lại đây, Trường Tiểu học Phường 10 (TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền để mỗi học sinh nhận thức được vai trò của sách đối với việc học tập, giúp các em hiểu rằng sách là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong cuộc sống. Trường còn xây dựng và duy trì thói quen đọc sách cho học sinh với thư viện trường đạt chuẩn có hơn 7.000 bản sách các loại. Ngoài các tiết đọc theo thời khóa biểu của mỗi lớp, thư viện trường luôn mở cửa để giờ giải lao, học sinh có thể tới đây tìm đọc những cuốn sách yêu thích. “Thư viện được bố trí sinh động và gần gũi, đảm bảo những điều kiện tốt nhất để phục vụ nhu cầu đọc tại chỗ của học sinh” - chị Hoàng Thị Hương, nhân viên Thư viện Trường Tiểu học Phường 10 cho biết.

Không gian thư viện được bài trí đẹp mắt, các loại sách được sắp xếp hợp lý, dễ dàng cho học sinh tìm đọc. Nhà trường còn xây dựng góc đọc ở nhiều vị trí khác nhau, nhằm tạo thói quen đọc sách mọi lúc, mọi nơi cho học sinh. Được biết, nhà trường đã huy động ủng hộ từ nhiều nguồn khác nhau và mượn sách ở Thư viện TP. Sóc Trăng để có những đầu sách mới. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, khơi dậy tình yêu sách cho học sinh, như thi kể chuyện, vẽ tranh, giới thiệu cuốn sách mà em yêu thích… và tổ chức đọc sách tập trung cho học sinh toàn trường. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức ngày hội đọc sách với nhiều nội dung phong phú, thu hút học sinh tham gia. Em Trần Thị Bích Tuyền - học sinh lớp 4/1, Trường Tiểu học Phường 10, bộc bạch: “Con rất thích đọc sách ở thư viện trường vì có rất nhiều sách và nhiều quyển truyện tranh mà con rất thích”.

Đọc sách làm phong phú thêm kiếm thức về khoa học cũng như đời sống. Sách còn giúp các em giải trí sau những giờ học tập, giúp các em có thêm vốn từ ngữ, những bài học về giá trị sống và rèn luyện nhân cách. Thật vậy, đọc sách có vai trò to lớn cho việc hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách con người. Việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà còn tạo thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh, bên cạnh đó còn rèn cho học sinh những kỹ năng, tình cảm, thói quen tự học, tự nghiên cứu có lợi.

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, việc phát triển văn hóa đọc cho các em học sinh trong nhà trường chính là một trong những hoạt động, điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy - học, giúp cho các giáo viên, học sinh đến với sách, hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, học tập suốt đời của mỗi người và còn góp phần xây dựng xã hội học tập.

H.NHƯ

Những năm qua, các trường học trên địa bàn huyện Hưng Hà đã có nhiều giải pháp xây dựng văn hóa đọc trong học sinh.

Chuyên đề xây dựng văn hóa đọc cho học sinh tại trường Tiểu học

 Học sinh trường tiểu học Duyên Hải đọc sách trong thư viện mở hiện đại được UBND tỉnh Thái Bình cung cấp

Em Vũ Thị Thùy Linh. học sinh lớp 5A Trường Tiểu học xã Duyên Hải rất thích đọc sách. Em là một trong những học sinh thường xuyên đến thư viện nhà trường đọc sách. Khi dịch Covid-19, em mượn sách về nhà đọc và đọc sách Online do cô giáo phụ trách thư viện hướng dẫn. Với em mỗi quyển sách đều mang một chân trời mới với em. Nếu một ngày em không đọc sách em lại cảm thấy thiếu gì đó.

 Mỗi tuần, trường tiểu học có 1 tiết đọc sách tại thư viện của trường, hàng ngày vào các giờ ra chơi, trường đều mở cửa thư viện để các em học sinh đến mượn, đọc sách. Để tiết đọc sách tại thư viện phát huy hiệu quả, học sinh được giáo viên chủ nhiệm và cán bộ thư viện hướng dẫn chọn sách, rèn kỹ năng đọc, thảo luận chủ đề, khơi gợi tình yêu với sách. Sau khi đọc xong mỗi câu chuyện, các em có thể cùng các bạn đóng vai nhân vật để kể chuyện. Bên cạnh đó, giáo viên khuyến khích học sinh viết cảm nhận về nội dung cuốn sách đã đọc, điều này góp phần thôi thúc các em tích cực đọc, rèn kỹ năng viết và thể hiện suy nghĩ. Cô giáo Lê Thị Huê, Phụ trách thư viện Trường Tiểu học Duyên Hải cho biết: Ngoài việc tạo thuận lợi cho các em học sinh tiếp cận với sách qua thư viên mở hiện đại và thư viện truyền thống, thì cô còn hướng dẫn các em đọc sách online. Đây là hình thức đọc phổ biến hiện ay trong điều kiện phòng chống dịch Covid 19.

Cô Lương Thị Nguyệt, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Duyên Hải cho biết thêm: Xây dựng nề nếp đọc sách, nhà trường đã thành lập tổ tự quản tại thư viện, mỗi lớp cử ra 3  đến 5 bạn trong tổ tự quản có nhiệm vụ hướng dẫn các bạn đọc sách, mượn sách, giữ gìn sách và trả sách đúng quy định. Để tạo điều kiện cho học sinh đọc sách, trường tiểu học xã Duyên Hải luôn quan tâm đầu tư, xây dựng thư viện khang trang, đồng bộ, với nhiều loại sách, gồm sách giáo khoa, sách tham khảo, sách khoa học và truyện tranh. “Thư viện được bố trí sinh động và gần gũi, đảm bảo những điều kiện tốt nhất để phục vụ nhu cầu đọc tại chỗ của học sinh”. Hiện nhà trường duy trì 2 hình thức thư viên: Thư viện mở hiện đại và thư viện xanh. Cả 2 hình thức thư viện đều thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Hưởng ứng ngày hội đọc sách với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc” năm nay, các trường học trên địa bàn huyện Hưng Hà bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng đã tổ chức ngày hội mang ý nghĩa sâu sắc và nhân rộng văn hóa đọc trong học sinh.

Chuyên đề xây dựng văn hóa đọc cho học sinh tại trường Tiểu học

 Ngày sách Việt Nam năm 2022 ở trường Tiểu học Thống Nhất.

Với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”, trường Tiểu học xã Thống Nhất có nhiều hoạt động thiết thực như:  quyên góp 1447 cuốn sách tại 21 lớp. Toàn bộ số sách quyên góp được nhà trường phân loại và bổ sung vào thư viện của nhà trường. Ngoài ra, trường tiểu học Thống Nhất tổ chức hoạt động giới thiệu về những cuốn sách hay và tổ chức hoạt động đọc sách tại các lớp. Thông qua Ngày hội đọc sách nhằm góp phần đưa “văn hóa đọc” trở thành thói quen cho các em học sinh, rèn cho các em biết chọn những loại sách báo có nội dung tốt, tính giáo dục cao phù hợp với tâm, sinh lý của từng em. Giúp các em học tập những gương tốt - việc tốt, các nhân vật, sự kiện lịch sử, khoa học tự nhiên  từng bước hình thành nhân cách của các em, cũng như trân trọng giữ gìn và bảo vệ sách.

Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa cho trí tuệ và tâm hồn của con người. Sách còn là người thầy, người bạn là đôi cánh để cho chúng ta bay lên, sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết trong cuộc sống. Việc phát triển văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại.

Đọc sách làm phong phú thêm kiếm thức về khoa học, văn học, nghệ thuật, cũng như đời sống. Sách còn có tác dụng giải trí, giúp các em học sinh giải tỏa căng thẳng, áp lực trong học tập, giúp các em có thêm vốn từ ngữ, những bài học về giá trị sống và rèn luyện nhân cách.

Trúc Lành

Đài TT-TH Hưng Hà