Có nên chấm phúc khảo môn văn

Dù có những cải tiến, đổi mới trong công tác tổ chức và kỹ thuật ra đề thi tốt nghiệp THPT nhưng yếu tố con người trong chấm thi (đặc biệt là tự luận môn văn) do các sở GD-ĐT chủ trì vẫn là yếu tố đáng quan ngại.

Sỡ dĩ có sự lo ngại trong việc chấm thi tự luận môn văn vì trong những năm qua đã xảy ra những trường hợp sau:

Có giám khảo cho rằng việc đãi ngộ người chấm thi không xứng đáng “tiền chấm thi thấp” mà công việc giám khảo lại “nặng nề”, phải chấp hành những quy định ràng buộc trong và ngoài phòng chấm thi; nặng trách nhiệm, đặc biệt khi phải ráp điểm (thống nhất điểm số giữa 2 giám khảo) dễ dẫn đến những tranh cãi... nên họ chấm một hai xấp bài thi lấy lệ trong từng buổi chấm thi.

Thi tốt nghiệp THPT 2022: vật dụng cá nhân cách 25m, F0 được tham gia thi!

Thi tốt nghiệp THPT 2022: vật dụng cá nhân cách 25m, F0 được tham gia thi!

QUỲNH TRANG

Có giám khảo này chấm thật chặt (chấm khó, cho ít điểm), giám khảo nọ chấm lỏng (chấm dễ, cho nhiều điểm) hoặc cả hai giám khảo cùng chấm quá chặt nên việc thống nhất điểm số gặp nhiều khó khăn, có trường hợp gây thiệt thòi cho thí sinh.

Lại có trường hợp giám khảo 1 chấm bài thật nhanh, thật ẩu. Đến khi thống nhất điểm số thì chọn điểm của giám khảo 2. Do đó, điểm bài thi của thí sinh chỉ là điểm chủ quan của một người chấm chứ không phải là điểm khách quan từ sự đánh giá của 2 người.

Cũng có trường hợp: cả hai giám khảo (1 và 2) cùng là những người chấm ẩu, chấm thật nhanh. Điểm số “thống nhất” không chính xác, không phản ánh đúng thực tế làm bài của thí sinh trong hoàn cảnh thanh tra không thể chấm kiểm tra toàn bộ các xấp bài thi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng tiếc hằng năm: trong các đợt chấm phúc khảo, đều có hiện tượng phải điều chỉnh điểm thi môn gây mất niềm tin ở học sinh và phụ huynh.

\n

Từ những trường hợp tiêu cực, thực trạng đáng ngại kể trên, xin đề xuất những kiến nghị sau:

Thứ nhất, chỉ đề cử những giảng viên, giáo viên có tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm làm công tác giám khảo.

Thứ hai, trong buổi họp đầu tiên của hội đồng chấm thi tự luận môn văn để thống nhất đáp án, biểu điểm, cách chấm thi, chấm thử, chấm chung một số bài thi, giáo viên nào không có mặt, không tham dự thì hôm sau, chủ tịch hội đồng chấm thi không nên cho những giáo viên này được làm nhiệm vụ giám khảo. Đó là cách hạn chế những sai sót trong quá trình chấm thi, hạn chế hiện tượng chấm quá chặt hoặc quá lỏng...

Thứ ba, tổ trưởng tổ chấm thi tự luận không nên vì nể nang, vì chạy theo tiến độ chấm thi cho kịp với thời gian quy định mà phân phát cho giám khảo chấm quá nhanh nhiều xấp bài thi. Nên báo cho lực lượng thanh tra lưu ý chấm lại các xấp bài thi của giám khảo chấm quá nhanh để kịp thời chấn chỉnh, xử lý.

Thứ tư, nhà nước nên tăng số tiền bồi dưỡng chấm thi để góp phần vào việc làm giảm bớt những hiện tượng tiêu cực kể trên.

Tin liên quan

  • Thi tốt nghiệp THPT 2022: Vật dụng cá nhân phải để cách phòng thi từ 25 m
  • Bộ GD-ĐT: Đề thi tốt nghiệp THPT không có phần đã tinh giản vì dịch bệnh
  • Mong chờ gì ở kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Thậm chí có trường hợp chênh lệch lên đến gần 6 điểm...

Ngày 5/9, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố kết quả phúc khảo bài thi tuyển sinh ĐH. Theo đó, có 39 thí sinh có kết quả thay đổi so với điểm công bố ban đầu, đa số điểm thi đều tăng từ 0,25-1 điểm. Trong số này có 16 thí sinh từ rớt thành đậu.

Tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, trong số 84 thí sinh phúc khảo bài thi có đến 20 thí sinh có điểm bài thi thay đổi theo hướng tăng lên. Đa số bài thi có điểm thay đổi thuộc môn tự luận. Điểm sau phúc khảo tăng lên tùy bài, dao động từ 0,25-1,25 điểm.

Tăng 5,75 điểm

Đáng chú ý là trường hợp thí sinh Trần Quốc Khánh, có điểm thi môn toán theo công bố ban đầu của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là 1 điểm, nhưng sau khi phúc khảo điểm môn toán chính thức là 6,75 điểm, tức tăng đến 5,75 điểm. Theo hội đồng phúc khảo bài thi, việc thay đổi điểm như trên là do cán bộ chấm thi lên nhầm điểm tổng.

Có nên chấm phúc khảo môn văn

Thí sinh đăng ký phúc khảo bài thi tuyển sinh ĐH tại Trường ĐH Tài chính - marketing - Ảnh: Như Hùng

Tại nhiều trường ĐH khác, điểm phúc khảo thay đổi tập trung chủ yếu vào các bài thi tự luận. Trường ĐH Cần Thơ có 434 thí sinh phúc khảo và có 28 bài thi có kết quả thay đổi, sáu thí sinh từ rớt thành đậu. Điểm chênh lệch sau phúc khảo cao nhất tại trường này là 1,25 điểm. Đáng chú ý có một thí sinh bị điểm liệt (0 điểm), sau khi phúc khảo điểm môn này tăng lên thành 0,25 và trúng tuyển.

Tương tự, Trường ĐH Hoa Sen có chín thí sinh trúng tuyển sau khi phúc khảo. Tuy vậy, điểm chênh lệch trước và sau khi phúc khảo tại trường này không lớn và tập trung ở các bài thi tự luận, không ít thí sinh bị giảm điểm. Hầu hết bài thi tăng 0,25 điểm, bài thi chênh lệch nhiều nhất là 0,75 điểm. Kết quả phúc khảo tại các trường ĐH: Ngoại thương, Quy Nhơn, Kinh tế - luật, Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), Ngân hàng TP.HCM, Y dược Cần Thơ, nhiều thí sinh cũng có điểm thi tăng từ 0,5-1 điểm sau phúc khảo.

Chấm trắc nghiệm bằng tay

Theo PGS-TS Lý Văn Xuân, trong số hơn 200 bài phúc khảo các môn trắc nghiệm của trường, không có bài thi nào thay đổi kết quả. Trường đã kiểm tra rất kỹ khi quét bài thi nên khó có trường hợp sai sót. “Khi quét bài thi, nếu phát hiện bài nào trống câu trả lời, cán bộ phụ trách sẽ lấy bài thi đó ra, tổng cộng có khoảng 600 bài như thế. Lỗi này có thể do thí sinh tô quá nhạt, xóa không sạch câu trả lời muốn bỏ hoặc tô hơi lem sang câu khác khiến máy tính hiểu nhầm thí sinh chọn hai đáp án và bỏ không chấm. Sau khi lấy các bài thi này ra, trường thành lập hội đồng chấm thi, kiểm tra từng bài và nhập câu trả lời bị máy tính bỏ qua vào máy”.

Tại Trường ĐH Quy Nhơn, thí sinh Võ Thị Hồng Lưu có điểm thi môn toán trước phúc khảo là 1, nhưng sau khi phúc khảo điểm thi chính thức là 4. Tương tự, thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang dự thi khối A Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng có điểm môn toán tăng lên 4,25 và trúng tuyển, trong khi điểm công bố ban đầu là 1,25.

Không chỉ các môn tự luận mà ngay cả nhiều bài thi trắc nghiệm do máy móc chấm cũng có sự sai lệch điểm khá lớn. Đa số bài thi trắc nghiệm nếu có thay đổi điểm đều tăng 2-4 điểm so với điểm công bố ban đầu. Đơn cử tại Trường ĐH Mở TP.HCM, một bài thi môn sinh tăng từ 2,5 lên 5,5 điểm. Ở môn ngoại ngữ, một bài thi cũng tăng 2,75 điểm sau phúc khảo, từ 5,25 lên 8 điểm. Cả hai thí sinh này đều trúng tuyển sau phúc khảo. Tương tự, tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, một bài thi trắc nghiệm môn sinh cũng tăng 2 điểm, từ 1,25 thành 3,25 điểm.

Trong khi đó, điểm thi môn trắc nghiệm thay đổi lớn nhất thuộc về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Trong số hơn 200 bài thi phúc khảo chỉ có một bài thi có điểm số thay đổi. Điều đáng nói là điểm thay đổi lại chênh lệch đến 4 điểm so với điểm ban đầu. Thí sinh Nguyễn Xuân Đông Anh có điểm thi môn vật lý ban đầu là 2 nhưng sau khi phúc khảo điểm thi tăng lên 6 và trúng tuyển.

Nguyên nhân từ sự chủ quan

Đa số bài thi tự luận có điểm thi thay đổi sau phúc khảo phần lớn là do cán bộ chấm thi chấm sót ý. Trong khi đó ở môn văn, quan điểm chấm của cán bộ chấm thi khác nhau dẫn đến điểm số sai lệch. Chẳng hạn tại Trường ĐH Đồng Tháp, có hai bài thi môn văn và lịch sử thay đổi điểm (cả hai cán bộ phúc khảo đều chấm điểm số khác nhau) và điểm tổng kết đều tăng 0,5-0,75 so với điểm công bố ban đầu.

PGS-TS Lý Văn Xuân, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết kết quả chấm phúc khảo có chín thí sinh thay đổi điểm với mức tăng từ 0,25-0,75 điểm ở các môn tự luận. Việc tăng điểm này, theo ông Xuân, là do cán bộ chấm thi trước đây đã chấm sót ý. “Thí sinh làm bài không theo thứ tự câu hỏi. Đang làm câu này thì bỏ dở nhảy sang làm câu khác, sau đó quay lại làm ý của câu phía trước. Bài làm trình bày không rõ ràng nên cán bộ chấm thi không theo dõi hết và bỏ qua các ý chèn ngang này. Khi chấm phúc khảo, thời gian nhiều hơn, cán bộ chấm thi sẽ rà soát kỹ càng hơn” - ông Xuân nói thêm.

Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân từ sự chủ quan của cán bộ làm công tác chấm thi. TS Lê Xuân Vinh, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Quy Nhơn, cho biết trong số các trường hợp thay đổi điểm sau phúc khảo phần lớn do cán bộ chấm thi chấm sót ý. Riêng trường hợp một thí sinh tăng 3 điểm môn toán là do cán bộ vô điểm nhầm điểm số khiến điểm thi công bố bị sai lệch so với điểm tổng trên bài thi.

Tương tự, ông Phạm Thái Sơn - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM - lý giải về trường hợp thí sinh có điểm 6,75 điểm nhưng công bố chỉ 1 điểm: khi cán bộ chấm thi vào điểm thi, thư ký đã phát hiện và yêu cầu điều chỉnh nhưng không hiểu vì sao biểu điểm cuối cùng đưa vào nhập liệu vẫn chưa sửa dẫn đến kết quả công bố bị sai.

Đối với môn trắc nghiệm có kết quả sai lệch 2 điểm, ông Sơn cho biết đây là trường hợp khá hi hữu. “Có thể phiếu trả lời trắc nghiệm bị lệch, cong mép dẫn đến việc máy chấm không nhận diện chính xác, câu trả lời của thí sinh bị nhảy dẫn đến kết quả sai” - ông Sơn nói. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - việc chấm sai bài thi trắc nghiệm ở trường là do lỗi kỹ thuật của phiếu trả lời trắc nghiệm. Mỗi phiếu trả lời trắc nghiệm đều có các điểm định vị để từ đó máy chấm hình thành lưới chấm điểm.

Do các điểm định vị trên phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh bị sai nên câu trả lời bị nhảy, kết quả cuối cùng sai. Trường đã xuống tận nhà in của đơn vị cung cấp phiếu trả lời trắc nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân. Trong số hơn 60.000 phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ có một tờ này bị lỗi” - ông Dũng cho biết.

Theo Minh Giảng (Tuổi Trẻ)