Có nên cho sữa công thức vào bột an dặm

Skip to content

Bột ăn dặm HiPP tốt, tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý tới cách pha bột ăn dặm HiPP sao cho đúng cách. Điều này sẽ đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tối ưu cho bé trong mỗi bữa ăn dặm. Hãy cùng Shop Bé Sơ Sinh tìm hiểu về cách pha bột HiPP đúng cách các mẹ nhé.

Bột ăn dặm HiPP dành cho các bé mới tập ăn dặm từ 4 tháng tuổi được nguyên cứu và sản xuất với công thức phù hợp nhất với các bé mới bước đầu tập ăn dặm, tập làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Đây là một sản phẩm tốt và giàu dinh dưỡng cho bé mẹ nên bổ sung cho bé trong mỗi bữa ăn dặm.

Bột ăn dặm có pha được với sữa công thức hoặc sữa mẹ hay không? Là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ bỉm sữa hiện nay. Để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Có nên pha bột ăn dặm với sữa công thức?

Nhiều mẹ bỉm sữa vẫn thắc mắc rằng, có nên pha bột ăn dặm với sữa công thức không? – Câu trả lời là có. Thực tế, sữa công thức hay bột ăn dặm đều có thể kết hợp với nhau. Hỗn hợp này sẽ tạo thành một thức ăn dưỡng chất cho trẻ.

2 loại bột này có thành phần rất an toàn, lành tính, nên khi được hòa trộn sẽ không gây ra các kích ứng, dị ứng hoặc ngộ độc. Do đó, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con sử dụng.

Có nên cho sữa công thức vào bột an dặm
Có nên cho sữa công thức vào bột an dặm

Ngoài ra, bột ăn dặm và sữa công thức đều chứa một giá trị dinh dưỡng nhất định, vừa tương đồng vừa bổ trợ cho nhau. Nhờ vậy, trẻ sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Đây là 2 loại sữa đều có thành phần khoáng chất, các vitamin thiết yếu. Trong đó, sữa công thức cung cấp cho cơ thể trẻ DHA, Choline, ARA… Còn bột ăn dặm thì bổ sung chất xơ từ rau củ quả, tinh bột…

Nếu mẹ muốn pha bột ăn dặm với sữa công thức thì cần phải “note” lại những lưu ý sau đây:

  • Trẻ được hơn 6 tháng tuổi là “thời điểm vàng” cho trẻ ăn hỗn hợp sữa công thức và bột ăn dặm. Bởi, lúc này, cơ thể trẻ đã phát triển trong một giai đoạn nhất định, có thể hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt.
  • Mẹ cần pha tỉ lệ bột ăn dặm với lượng nước theo đúng hướng dẫn của sản phẩm. Bạn không nên pha sẵn sữa rồi mới thêm bột vào, thay vào đó bạn nên cho sữa công thức ở dạng bột.
  • Để tránh cho con không bị táo bón, mẹ nên cho con uống thêm nước.
  • Để không làm mất đi các giá trị dinh dưỡng vốn có của sữa, mẹ hãy đợi bột nguội rồi mới thêm sữa công thức vào.
  • Vì thận của trẻ còn yếu nên mẹ không cho thêm muối hoặc mắm.
  • Nên chọn các loại sữa công thức có thành phần an toàn cho yêu, chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi, nhu cầu cũng như thể trạng của con. Ngoài ra, mẹ cần phải lưu ý chọn dòng sữa không gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn bột ăn dặm hòa trộn với sữa công thức trước 7 giờ tối. Đây là thời điểm trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh được việc hệ tiêu hóa của con bị quá tải.
  • Việc trộn bột ăn dặm với sữa công thức chỉ dành cho các bé suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc.
  • Mẹ không nên cho trẻ ăn hỗn hợp sữa công thức và bột ăn dặm trong một thời gian dài. Bởi, việc này sẽ khiến con chán ăn. Mẹ chỉ nên thực hiện trong tuần vài lần.

Có nên cho sữa công thức vào bột an dặm
Có nên cho sữa công thức vào bột an dặm

Tham khảo thêm bài viết về phương pháp ăn dặm đúng cách tại đây

Có nên pha bột ăn dặm với sữa mẹ không?

Thực tế không nên pha bột ăn dặm với sữa mẹ bởi các nguyên nhân sau:

Tạo ra sự lãng phí

Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn dưỡng chất nhất cho trẻ. Khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm, ngoài sữa mẹ trẻ sẽ bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm, mục đích để bổ sung các chất dinh dưỡng đang còn thiếu.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, không thể thiếu. Do đó, việc pha bột ăn dặm với sữa mẹ cho trẻ, nếu trẻ không sử dụng hết, vô tình gây ra sự lãng phí đối với nguồn sữa quý giá của mẹ.

Có nên cho sữa công thức vào bột an dặm
Có nên cho sữa công thức vào bột an dặm

Thực tế, có rất nhiều bà mẹ khi con không bú hết sữa đã sử dụng phần sữa này đem pha với bột ăn dặm. Họ cho rằng, cách này sẽ giúp bổ sung cho con nhiều dinh dưỡng hơn.

Thế nhưng, việc này sẽ khiến trẻ không cảm nhận được hương vị vốn có của thức ăn. Từ đó, trẻ sẽ không thích và không chịu ăn thức ăn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn riêng từng thức ăn một. Việc này sẽ giúp trẻ cảm nhận được mùi vị của thức ăn, làm quen với chúng được dễ dàng hơn. Qua đó, trẻ sẽ có hứng thú với thực phẩm.

Gây ra các phản ứng không tốt

Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, việc trộn sữa mẹ với tinh bột có thể gây ra kết tủa. Đây là hợp chất khiến trẻ khó chịu, khó hấp thụ thức ăn.

Mặt khác, có nhiều trường hợp đem đun nóng phần sữa mẹ dùng để pha bột cho con ăn dặm hoặc dùng để nấu. Điều này hoàn toàn không có tác dụng, sữa mẹ sẽ bị mất hết dưỡng chất, không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Bột ăn dặm có pha được với sữa công thức hoặc sữa mẹ hay không?”. Từ đó các mẹ có thể bỏ túi thêm được nhiều bí quyết hữu ích giuớ bé yêu của mình phát triển tốt và toàn diện nhất.

Có rất nhiều mẹ khi có con trong quá trình ăn dặm đều có chung một thắc mắc đó chính là liệu có pha bột ăn dặm với sữa công thức được hay không? Để trả lời câu hỏi này, mọi người hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây:

Pha bột ăn dặm với sữa công thức được không? 

Câu trả lời là có. Về lý thuyết, bột ăn dặm và sữa công thức hoàn toàn có thể được pha trộn với nhau thành thức ăn cho bé để bổ sung dưỡng chất.

Thành phần của hai loại bột này lành tính, an toàn cho bé, khi pha trộn thường không gây dị ứng, kích ứng, ngộ độc, nên mẹ có thể yên tâm pha sữa công thức vào bột ăn dặm cho bé.

Bên cạnh đó, sữa công thức và bột ăn dặm có những thành phần dinh dưỡng tương đồng nhưng cũng bổ khuyết cho nhau, thích hợp để làm phong phú thêm dưỡng chất hằng ngày cho bé. Hai sản phẩm này đều có chứa Vitamin và khoáng chất, bột ăn dặm bổ sung tinh bột, chất xơ từ rau củ quả, dầu cá,… còn sữa công thức thì giàu DHA, ARA, Choline,…

Pha bột ăn dặm với sữa công thức khi nào thì sai?

Nhiều người lần đầu làm mẹ thường lo lắng con uống sữa không sẽ không đủ chất để phát triển. Chính vì thế, các mẹ thường hay trộn thức ăn xay nhuyễn hoặc bột ăn dặm chung với sữa để cho trẻ ăn khi trẻ vẫn còn dưới 6 tháng tuổi.

Đó là lí do có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ vì ruột và thận trẻ sơ sinh vẫn chưa đủ trưởng thành để tiêu hóa những loại thức ăn ngoài.

Bên cạnh đó, chất gluten trong bột ăn dặm là chất có hại cho bé dưới 6 tháng tuổi. Thời điểm này, hệ miễn dịch của trẻ còn quá yếu để thích nghi với chất mới. Sữa mẹ và sữa công thức chính là nguồn dinh dưỡng chính của bé từ 0 – 6 tháng tuổi.

Cách pha bột ăn dặm với sữa công thức

Có nên cho sữa công thức vào bột an dặm

Khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên chính là thời điểm thích hợp để các mẹ tập cho bé ăn dặm với bột và sữa công thức. Bởi lúc này cơ thể của bé đã phát triển hơn và có thể hấp thu, chuyển hóa, trao đổi chất một cách tốt hơn. Dưới đây là những lưu ý khi pha sữa công thức với bột ăn dặm cho bé:

  • Sau khi pha bột ăn dặm với nước theo hướng dẫn của sản phẩm, các mẹ cho thêm sữa công thức ở dạng bột vào. Không nên pha sữa sẵn với nước rồi mới cho vào bột.
  • Nên cho bé uống thêm nước để tránh táo bón.
  • Đợi bột ăn dặm nguội rồi mới cho sữa công thức vào để tránh làm mất chất dinh dưỡng của sữa.
  • Không nêm thêm mắm, muối tùy tiện vào khẩu phần ăn của bé vì thận của bé còn yếu.
  • Mọi người nên chọn những loại sữa công thức có thành phần lành tính, không gây rối loạn tiêu hóa, chọn sữa theo độ tuổi và phù hợp với nhu cầu, thể trạng của bé.
  • Nên cho bé ăn bột ăn dặm trộn sữa công thức trước 7 giờ tối để bé dễ hấp thụ dưỡng chất và không gây quá tải cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Chỉ nên áp dụng bột ăn dặm pha sữa công thức vài lần trong tuần, không nên lạm dụng nhiều vì nó sẽ gây cảm giác chán ăn cho bé.

Trên đây là những lưu ý cũng như câu trả lời cho thắc mắc của mọi người về việc pha bột ăn dặm với sữa công thức. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với mọi người trong quá trình cho bé ăn dặm.