Có nên học ngành điều khiển tàu biển

CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU KHIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀU BIỂN

Khoa học hàng hải (Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển)

Mã ngành: 784010606

Tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh)

  1. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN NGÀNH

Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển thuộc Ngành Khoa học Hàng hải, đào tạo về tàu biển và các hệ thống liên quan, đào tạo chuyên sâu về các quy trình khai thác, vận hành tàu biển. Chương trình đào tạo Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành Khoa học hàng hải, bao gồm hệ thống trang thiết bị trên tàu biển, kết cấu tàu biển và kiến thức Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển, bao gồm kỹ thuật dẫn tàu, xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá, kiểm soát hoạt động tàu, các kỹ năng và thái độ cần thiết để hình thành ý tưởng, xây dựng, triển khai, vận hành và đánh giá các quy trình khai thác tàu biển.

Chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục Đại học Việt Nam và cũng được xây dựng theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Bằng cấp chuyên môn được công nhận quốc tế, đủ khả năng làm việc và trở thành Thuyền trưởng làm việc trên các loại tàu hiện đại.

Chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng và  làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển, yêu cầu kiến thức nâng cao về các quy trình khai thác tàu biển, khoa học hàng hải và nghiên cứu sau đại học (Cao học và Nghiên cứu sinh).

– Viện Hàng hải, Trường Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM là đơn vị truyền thống có bề dày hơn 30 năm đào tạo Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển, và là đơn vị lớn nhất phía Nam về đào tạo Chuyên ngành này.

– Đội ngũ giảng viên có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm phó giáo sư; đồng thời là các sĩ quan, thuyền trưởng giàu kinh nghiệm, là các chuyên gia trong lĩnh vực Hàng hải.

– Hệ thống phòng thực hành, mô phỏng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn đào tạo hàng hải quốc tế. Sinh viên được thực tập trên các tàu huấn luyện của nhà trường và các tàu đang khai thác của các công ty Vận tải biển trong nước và quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan và doanh nghiệp: Công ty vận tải biển trong nước và quốc tế; Hoa tiêu hàng hải; Bảo đảm an toàn hàng hải; Bảo hiểm hàng hải; Cục hàng hải; Cảng vụ hàng hải; Dịch vụ dầu khí; Giám định hàng hải; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm và cứu nạn hàng hải; Trung tâm thuyền viên; và nhiều lĩnh vực khoa học hàng hải khác.

Có kết quả học tập tốt có thể trở thành giảng viên của Viện Hàng Hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM và các cơ sở đào tạo về Hàng hải, Giao thông đường thủy, có cơ hội học sau đại học thành thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.

Sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng cao, được đào tạo chuyên môn và tiếp nhận làm việc từ các công ty vận tải biển lớn như Mitsui, OS K-Line, NYK Nhật Bản, Stolt Tankers Hà Lan, Wagenborg Hà Lan, RHL Đức, Norgas Na Uy, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí PVTrans  …trong quá trình học tập và tiếp nhận ngay sau khi tốt nghiệp.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng thuyền viên đang rất cao, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung. Môi trường làm việc quốc tế rộng mở và luôn có cơ hội thăng tiến về vị trí chuyên môn cùng với sự gia tăng thu nhập.

Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo về hàng hải, giao thông đường thủy. Luôn luôn có cơ hội được học tập nâng cao chuyên môn, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước, phấn đấu trở thành chuyên gia về lĩnh vực khoa học hàng hải.

  1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH
    Có nên học ngành điều khiển tàu biển
    Có nên học ngành điều khiển tàu biển
    Có nên học ngành điều khiển tàu biển
    Có nên học ngành điều khiển tàu biển
    Có nên học ngành điều khiển tàu biển
    Có nên học ngành điều khiển tàu biển

Trong tương lai, ngành điều khiển tàu biển vẫn là một ngành hot đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho vận tải biển Việt Nam và thế giới.

Theo Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Phùng Hưng, trưởng khoa hàng hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh với ưu thế của mình về giá cước vận tải, khả năng chuyên chở và hạ tầng sẵn có, vận tải biển là lĩnh vực không thể thay thế trong nền kinh tế thế giới. 

“Vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực được đào tạo chất lượng chuyên môn cao trong thời gian tới vẫn tiếp tục tăng” - ông Hưng nhận định.

Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Phùng Hưng cho biết thêm các nước đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia ven biển cũng từng bước phát triển đội ngũ thuyền viên theo hai hướng: cung cấp cho các đội tàu quốc gia và xuất khẩu thuyền viên.

Hướng thứ nhất, đảm bảo cho vận tải trong nước đáp ứng yêu cầu vận tải nội địa, cạnh tranh tốt với nước ngoài, đảm bảo an ninh. Hướng thứ hai, đáp ứng nhu cầu vận tải biển thế giới, tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ…

Đối với Việt Nam, là quốc gia có biển, cảng biển và nhân lực dồi dào, thu nhập bình quân còn thấp. Đối tượng người học và muốn làm nghề đi biển chuyển dần sang các vùng nông thôn, tỉnh xa hơn là thành phố lớn vì nhu cầu thu nhập. 

Yêu cầu đặt ra đối với người theo nghề điều khiển tàu biển là phải được đào tạo theo yêu cầu kiến thức về chuyên môn chuẩn quốc tế [của IMO]. Điều này đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước về cơ sở vật chất, điều kiện thực tập [phòng thực hành, tàu thực tập, ký túc xá, nguồn nhân lực giảng dạy…].

Người học cũng phải đáp ứng trình độ tiếng Anh cao, sức khỏe tốt, được huấn luyện cập nhật liên tục sau khi ra trường, trong quá trình công tác để đám nhận các chức danh ngày một cao hơn trên tàu biển.

Thu nhập bình quân của người tốt nghiệp ngành này so với nhiều ngành trên bờ vẫn ở mức cao hơn, được đi nhiều nơi trên thế giới, làm việc môi trường đa quốc tịch.

Để theo học ngành này, sinh viên cần học tốt tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh hàng hải; học cách vận hành trang thiết bị hàng hải, điều khiển tàu, Luật hàng hải, an toàn hàng hải…

Đặc biệt, sinh viên cần các tố chất: sức khỏe dẻo dai, được rèn luyện tốt, sống và làm việc có kỷ luật cao, độc lập, biết làm việc tập thể, tôn trọng tập thể, sẵn sàng sống và làm việc xa nhà, trong môi trường đa quốc tịch, có khả năng tự học tập và nghiên cứu liên tục ngay cả khi đi làm…

Khi ra trường, sinh viên có thể làm việc dưới tàu biển Việt Nam và nước ngoài [ngay lập tức vì bằng cấp chuyên môn đáp ứng yêu cầu quốc tế]; các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải [cảng vụ], hoa tiêu hàng hải, bảo hiểm hàng hải, giám định hàng hải, quản lý khai thác tàu…

Mức lương thấp nhất [thủy thủ, thợ máy] tàu nội địa khoảng 7 đến 8 triệu đồng/tháng, tăng dần theo chức danh: sĩ quan 20, 30 triệu đồng; thuyền trưởng 50 đến 80 triệu đồng hoặc cao hơn tùy tàu, công ty; đối với các chủ tàu nước ngoài, thủy thủ khoảng 20-30 triệu đồng, cao nhất là thuyền trưởng, máy trưởng có thể 5.000-8.000 USD hoặc hơn.

Điều khiển tàu biển ngành cho những bạn trẻ đam mê khám phá thế giới và chinh phục đại dương. Điều khiển tàu biển cũng là 1 nghề vất vả, phải thường xuyên xa quê hương, xa gia đình nhưng lại có mức thu nhập khá cao nên thu hút được khá nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành này. Hiện nay, trên toàn quốc có một số trường đào tạo ngành này như: Đại học Hàng hải, ĐH giao thông vận tải,….

Tuy nhiên với những đòi hỏi tương đối khắt khe thì điều khiển tàu biển được đánh giá là một trong những ngành kén người học.

Ngành điều khiển tàu biển: khoang lái tàu của một tàu quốc gia
  • Điều khiển tàu biển yêu cầu thí sinh phải đạt tiêu chuẩn về sức khỏe: thị lực 18/10 đối với 2 mắt và không được mắc các bệnh về khúc xạ. Thính giác phải nghe rõ được giọng nói bình thường trong khoảng cách 5m, nói thầm là 0.5m. Cân nặng phải từ 45kg trở lên, chiều cao từ 1m62 trở lên. Và đặc biệt ngành này sẽ chỉ tuyển nam.
  • Ngành điều khiển tàu biển với số điểm đầu vào khá thấp chỉ trên điển sàn từ 1 – 2 điểm, thu nhập hấp dẫn nhưng không phải lựa chọn của đại đa số các bạn trẻ bởi quá trình học khá vất vả
  • Kiến thức: sinh viên ngành điều khiển tàu biển yêu cầu kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội. có khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào nghiên cứu, phát triển, khai thác thông tin
  • Sinh viên phải đạt trình độ B về công nghệ thông tin hoặc tương dương, sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ tính toán hoặc lập trình và những phần mềm chuyên ngành hàng hải.
  • Điều khiển tàu biển cũng rất cần ngoại ngữ: sinh viên phải có trình độ Tiếng Anh IELTS 4.0 hoặc tương đương và phải nghe, nói, đọc, viết được Tiếng Anh chuyên ngành.
  • Nắm rõ các kiến thức chuyên ngành về động lực học tàu thủy, kết cấu tàu….
  • Cần hiểu các kiến thức cơ bản về luật, môi trường, các công ước và quy định quốc tế. ngoài ra, phải có kiến thức về thương mại quốc tế thông qua buôn bán đường biển và bảo hiểm hàng hải.

Đọc thêm: Đỗ tốt nghiệp, các thí sinh nên chọn trường như thế nào?

3. Ngành điều khiển tàu biển có cơ hội nghề nghiệp

  • Ngành vận tải đang nóng dần lên với sự phát triển kinh tế thế giới do đó nhu cầu nhân lực ngành Hàng Hải cũng như điều khiển tàu biển tăng theo. Đồng thời với những tranh chấp âm thầm trên biển đông nhà nước cũng chú trọng đầu tư về Hàng Hải nhiều hơn. Cơ hội nghề nghiệp với lái tàu đang rất rộng mở.
  • Với nhu cầu tuyển dụng thuyền viên đang tăng cao, mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội làm việc ngay sau tốt nghiệp với mức lương tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung. Cơ hội được làm việc quốc tế và phát triển nghề nghiệp cùng sự gia tăng về mức lương. Mức lương khởi điểm với sinh viên mới ra trường là từ 9- 17 triệu một tháng , còn với thuyền trưởng hạng nhất thì mức lương gấp khoảng 10 lần mức khởi điểm tức là tầm 90tr/tháng. Đây thực sự là mức lương mơ ước của rất nhiều bạn trẻ.
  • Sau tốt nghiệp sinh viên Điều khiển tàu biển có thể làm tại các công ty vận tải trong nước và quốc tế, cục hàng hải, cảng vụ hàng hải, trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng Hải, trung tâm thuyền viên…
  • Việt Nam đang phát triển đội ngũ thuyền viên theo hai hướng: cung cấp cho dội tàu quốc gia và xuất khẩu thuyền viên vì vậy học điều khiển tàu biển sinh viên có cơ hội được nhận học bổng được tào tạo chuyên môn và tiếp nhận làm việc từ nhiều công ty lớn Vina Line, OS K-Line, NYK, NSU…ngay sau tốt nghiệp.

Cập nhật thông tin về các ngành đào tạo HOT nhanh nhất vui lòng truy cập tại đây

+22

tiensonkk

phucrsx

fictionk4k4

DoanLinh

dongsip

phanthangnt

anhtoanmen

lxnamvns

vuphong

xuantam

soibien06b

leechymto

kangtahp

capt_thinh

madaguoi_city

thienloi88

Bố già

vuquanpro

ban

congtu_haohoavt

seastar

mr.ku1922

26 posters

 by mr.ku1922 Sun Mar 20, 2011 8:23 am

[Hiếu học] - Học ngành điều khiển tàu biển ra trường phải làm việc trên tàu nên xa nhà và khá vất vả. Nhưng ngành này có cơ hội việc làm tốt và thu nhập cao. Các công việc trên tàu gồm: điều khiển tàu biển, quản lý và vận hành hệ thống máy móc, hệ thống điện, điện tử trên tàu, bảo quản hàng hóa chuyên chở trên tàu. Sau một thời gian đi biển có thể dễ dàng tìm được việc làm trên bờ tại các cảng biển, công ty bảo hiểm, công ty giám định hàng hải và các doanh nghiệp dịch vụ liên quan khác…


Yêu cầu nghề nghiệpNgành điều khiển tàu biển thuộc nhóm ngành Hàng hải, yêu cầu thí sinh dự thi phải đạt tiêu chuẩnSức khỏe: Có sức khỏe đáp ứng với điều kiện làm việc trên biển và các công việc có liên quan.Kiến thức: Theo trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM, ngành điều khiển tàu biển cần có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; Có khả năng vận dụng chúng vào việc tiếp cận khai thác các thông tin và kiến thức mới; Có khả năng sử dụng khoa học cơ bản vào nghiên cứu và phát triển học thuật; Có kiến thức về xác suất thống kê, lý thuyết sai số để đánh giá độ chính xác của đại luợng đo đạc và nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển.Công nghệ thông tin: Đạt trình độ B hoặc tương đương.Ngoại ngữ: Có trình độ tiếng Anh IELTS 4.0 điểm hoặc tương đương [405 - 500 điểm TOEIC; 437 - 473 điểm TOEFL Paper, 123 - 150 Điểm TOEFL CBT, 41 - 52 điểm TOEFL iBT, chứng chỉ B theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo]; Có khả năng giao tiếp tiếng Anh hàng hải trong công việc chuyên môn; khả năng đọc, hiểu các Công ước, luật hàng hải, các quy định liên quan... bằng tiếng AnhKiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn: Tiếp thu tốt chuơng trình đuợc học để có khả năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý an toàn trên tàu biển và các công ty vận tải biển; Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Có tư duy độc lập và sáng tạo; Có khả năng suy luận và thuyết trình logic.

Vị trí đảm nhận, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển có thể công tác trên tất cả các loại tàu vận tải sông biển ở trong nước và quốc tế, tàu khai thác và dịch vụ về dầu khí, các công ty vận tải biển, công ty vận tải đường sông, công ty hoa tiêu, công ty bảo hiểm hàng hải và các tổ chức liên quan đến vận tải biển như: Sĩ quan hàng hải mức vận hành; Làm việc ở các công ty bảo hiểm, Giám định hàng hải, Cảng vụ, Hoa tiêu, Cục hàng hải, các công ty VTB, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, Bảo vệ môi trường biển.Đại học Giao thông Vận tải TPHCM cũng cho biết, sinh viên năm thứ tư các ngành Điều khiển tàu biển và các ngành khác như Thiết kế thân tàu thủy, Kinh tế vận tải biển, Máy tàu biển đã được các công ty vận tải biển quốc tế đến tuyển dụng và khi ra trường nhận mức lương rất cao, hơn 1.000 USD/tháng.Một số trường đào tạo ngành học này gồm: Đại học Hàng Hải, Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, ĐH Nha Trang...- Chuyên ngành Điều khiển tàu biển của Đại học Giao thông Vận tải TPHCM năm 2011 lấy 190 chỉ tiêu bậc ĐH; ở bậc cao đẳng có 80 chỉ tiêu, trường không tổ chức thi tuyển, mà lấy kết quả thi đại học năm 2011 của những thí sinh đã dự thi khối A vào các trường đại học trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác trên tất cả các loại tàu vận tải biển, sông, tàu khai thác và dịch vụ dầu khí của các công ty vận tải biển trong và ngoài nước; các công ty bảo hiểm, hoa tiêu, đại lý tàu và các tổ chức có liên quan đến vận tải thủy. - Điểm chuẩn ngành điều khiển tàu biển của Đại học Hàng Hải năm 2010: 14,5 điểm; Đại học Giao thông Vận tải TPHCM: 13 điểm. - Chỉ tiêu tuyển sinh trường ĐH Nha Trang năm 2011: Đào tạo 70 chỉ tiêu ngành Điều khiển tàu biển [khối A].

Nhiều chủ tàu biển đặt hàng đào tạo sĩ quan thực tập

Trung tâm Đào tạo và Nguồn nhân lực hàng hải là liên doanh giữa Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM và Tập đoàn Đào tạo vận tải biển và giao thông STC-Group Hà Lan, đã tìm nhiều học bổng và việc làm cho sinh viên các ngành đi biển [điều khiển tàu biển và máy tàu thủy]. Ngay khi tốt nghiệp, sinh viên được thực tập trên tàu nước ngoài với chức danh sĩ quan thực tập, nhận phụ cấp ít nhất 400 USD/tháng; được học miễn phí bất kỳ khóa học đào tạo bổ sung theo yêu cầu của Công ước Quốc tế STCW’95 hoặc của công ty tàu để đạt được chứng chỉ chuyên môn mức vận hành [sĩ quan hàng hải cấp thấp] và mức quản lý [sĩ quan hàng hải cấp cao]; được tuyển dụng làm sĩ quan hàng hải làm việc trên các tàu hiện đại và mức lương sĩ quan theo tiêu chuẩn của châu Âu…

Hiện trung tâm đã ký thỏa thuận với nhiều đối tác nước ngoài như Tập đoàn Vận tải biển Stolt-Nielsen [SNTG] Hà Lan, Tập đoàn Münchmeyer Petersen Crewing [MPC] Đức, Công ty Vận tải biển Seatrade Groningen BV Hà Lan, Công ty Vận tải biển Triton Đức, Hiệp hội Chủ tàu Na Uy, Công ty Vận tải biển Wagenborg Hà Lan và Công ty Quản lý tàu biển Graig Anh. Các tập đoàn này sở hữu đội tàu biển gồm hơn 2.000 chiếc. Hiện nay đã có khoảng 260 sinh viên và sĩ quan thực tập của Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM đã ký hợp đồng với các công ty vận tải này và được cấp học bổng hoặc phụ cấp đi thực tập trên tàu. [Ông Tô Văn Long, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Nguồn nhân lực hàng hải].


mr.ku1922Able Seaman

Tổng số bài gửi : 17


Điểm kinh nghiệm : 17
Ngày tham gia : 28/02/2011
Nơi làm việc : Sờ tú đần
Đến từ : Hononunu - //www.rauluộc.nướcmắm.cơm

 by seastar Sun Mar 20, 2011 5:52 pm

Mấy pác nhà báo rãnh quá mà, viết bài toàn đưa con em chúng ta lên mây thế này thì sao mà học được. Nghề nào cũng vậy, phải vất vả thì mới có tiền. Riêng nghề đi tàu, quanh năm xa nhà, sóng gió thất thường, cơm ăn chưa được lưng cơm đã "ói" ra đầy bàn rồi. Mới ra trường, đi thủy thủ, ngày 8 tiếng đồng hồ quần quật ngoài boong theo bosun đi gỏ gỉ, sơn phết, đấu cáp đến lè lưỡi ra... chưa nói đến tai nạn lao động như cơm bữa. Tối đến mò lên buồng lái học hỏi một tí về đi ca, sỹ quan nào dễ tính thì còn chỉ cho mấy đường võ cơ bản để sau này phòng thân, gặp ông nào dỡ hơi biết bơi thì coi như thua, xuống phòng đi ngủ cho xong, mai còn đi "phụ hồ". Cái dỡ của sinh viên mới ra trường lên tàu đi làm là "cứ tưởng mình mới học xong thì lý thuyết đầy một bụng+ chưa biết công việc của chức trách mình đang đảm nhiệm trên tàu". Về lý thuyết, chưa chắc đã bằng những người đi trước, vì họ vừa nắm vững lý thuyết vừa thực hành thông thạo những gì đã học trước đây vào trong thực tế. Về chức trách thuyền viên, mới ra trường, cứ cho là đi ngay chức danh thực tập sỹ quan đi nữa, lên buồng lái bạn cũng không được phép đụng tới bất cứ thiết bị nào, trừ khi có sự đồng ý của sỹ quan đi ca đó, nói chung bạn cũng chỉ đứng nhìn người ta làm mà thôi, trước đó là đã có sự đồng ý của thuyền trưởng cho phép bạn lên buồng lái, còn nếu không thì bạn không được phép "bén mãng" khu vực này. Đó là một trong những cái khó mà ngay từ lúc nhập tàu bạn phải trải qua. Thực tế cho thấy không ít người mới tốt nghiệp lên tàu đã vấp phải một vài sai sót ở trên, dễ gặp nhất là tự ý đụng vào trang thiết bị khi chưa có sự đồng ý của sỹ quan, trực ca buồng lái lơ là [cái này hay gặp, đang đi ca thấy có người khác lên buồng lái là bắt đầu tụm lại nói chuyện], làm điểm trên hải đồ sai tè le mặc dù làm rất lâu nhưng cuối cùng vẫn sai... Vạn sự khởi đầu nan, sai sót là bình thường, nhưng cứ đi 1 date về rồi thấy mình lớn hẵn ra, ăn sóng nói gió ngay, có cái mà nổ cho mấy đứa ở nhà nó mắt tròn mắt dẹt chứ hehe.


seastarDeck Cadet

Tổng số bài gửi : 82


Điểm kinh nghiệm : 81
Ngày tham gia : 06/03/2011

 by congtu_haohoavt Sun Mar 27, 2011 9:56 pm

thì mới ra trường phải chịu khổ,chịu cực chứ,học ở trường là 1 chuyện,đi tàu là 1 chuyện khác,lên tàu mà đụng lung tung làm hỏng máy móc,giá máy móc đâu phải rẻ đâu,quan trọng là an toàn của toàn tàu.Mình cũng đang học lái tàu ở gtvt,anh em mình ra trường phải chịu khó thôi,yên nghề,yêu biển là chính mà 8]


congtu_haohoavtOrdinary Seaman

Tổng số bài gửi : 4


Điểm kinh nghiệm : 4
Ngày tham gia : 16/03/2011

 by seastar Wed Mar 30, 2011 12:11 pm

congtu_haohoavt đã viết:thì mới ra trường phải chịu khổ,chịu cực chứ,học ở trường là 1 chuyện,đi tàu là 1 chuyện khác,lên tàu mà đụng lung tung làm hỏng máy móc,giá máy móc đâu phải rẻ đâu,quan trọng là an toàn của toàn tàu.Mình cũng đang học lái tàu ở gtvt,anh em mình ra trường phải chịu khó thôi,yên nghề,yêu biển là chính mà 8]

Hehe, pác này nói chí phải đó. Trước hết là phải yêu tàu, yêu biển thì mới trải qua được vài năm đầu trong nghề. Chứ ngày đầu vác túi xuống tàu, ăn ở trong một không gian có giới hạn, bịt bùng chán chết đi được, chỉ muốn vác túi về nhà cho xong, đó là những tháng đầu tiên thấy thời gian trôi qua như rùa bò, đến tháng thứ ba thứ tư khi công việc +cuộc sống dưới tàu đã quen phần nào thì cảm thấy thoải mái đầu óc lắm, đến tháng thứ sáu thứ bảy thì thời gian trôi qua vùn vụt, chẳng mấy chốc mà hết 1 năm dưới tàu. Những ngày cuối cùng ở trên tàu trước khi thay người, cảm giác nó nôn nao, con người ta như khỏe ra, sảng khoái hẳn lên, giống như thời sv mỗi dịp về quê ăn tết vậy. Nhưng rồi thời gian trôi qua, có đi qua nhiều tàu mới thấy, giờ chỉ có yêu tiền là chính, chứ còn yêu biển+yêu tàu thì chưa đủ để bám nghề, phải xuống những tàu nào mà "ăn cắp, ăn trộm" được đấy, chứ tàu chỉ có lương không thì thôi,bye bye, hehe.


seastarDeck Cadet

Tổng số bài gửi : 82


Điểm kinh nghiệm : 81
Ngày tham gia : 06/03/2011

 by ban Thu Mar 31, 2011 12:11 pm

cậu này ko biết có đi biển chưa nhỉ nói có lý phết,tiền khi nào chả quan trọng,nhưng mà nhiều nghành trên bờ mức lương cao đó thui,tuổi trẻ thì nên xông pha...vào nghành này mà chỉ yêu tiền ko thì dễ nản lắm...còn cái khoản ăn ngoài thì tùy tàu thui bạn ah,mới ra trường ko nên yêu cầu cao,dễ gì kiếm tàu như ý bạn ...hehe...đời là một ...trôi xông nếu ko cẩn thận chó ăn mất đời..


banCarpenter

Tổng số bài gửi : 44


Điểm kinh nghiệm : 13
Ngày tham gia : 26/03/2010
Nơi làm việc : cty inlaco sg
Đến từ : Yen Bai

 by vuquanpro Sat Apr 02, 2011 11:08 am

các bác đi tàu chưa mà ngồi đây chém để khi nào đi tàu về rồi chém sau nhé!


vuquanproCarpenter

Tổng số bài gửi : 39


Điểm kinh nghiệm : 31
Ngày tham gia : 07/03/2011
Nơi làm việc : no
Đến từ : Thanh Hóa Province

 by Bố già Sat Apr 02, 2011 12:34 pm

Bác seastar đi tàu lâu hơn số năm các bạn học đại học rồi đấy.


Bố giàAdmin

Tổng số bài gửi : 2257


Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

 by vuquanpro Sat Apr 02, 2011 8:26 pm

Bố già đã viết:Bác seastar đi tàu lâu hơn số năm các bạn học đại học rồi đấy.

oh sr bác nhé! không biết không có tội. hj


vuquanproCarpenter

Tổng số bài gửi : 39


Điểm kinh nghiệm : 31
Ngày tham gia : 07/03/2011
Nơi làm việc : no
Đến từ : Thanh Hóa Province

 by vuquanpro Sat Apr 02, 2011 8:28 pm

congtu_haohoavt đã viết:thì mới ra trường phải chịu khổ,chịu cực chứ,học ở trường là 1 chuyện,đi tàu là 1 chuyện khác,lên tàu mà đụng lung tung làm hỏng máy móc,giá máy móc đâu phải rẻ đâu,quan trọng là an toàn của toàn tàu.Mình cũng đang học lái tàu ở gtvt,anh em mình ra trường phải chịu khó thôi,yên nghề,yêu biển là chính mà 8]

chú Tuân chém cũng kinh quá nhỉ. nv2 mà bày đặt yêu biển!?


vuquanproCarpenter

Tổng số bài gửi : 39


Điểm kinh nghiệm : 31
Ngày tham gia : 07/03/2011
Nơi làm việc : no
Đến từ : Thanh Hóa Province

 by seastar Sun Apr 03, 2011 9:42 pm

Tại hạ không dám "nổ" á, chỉ là góp nhặt tí chút cho các anh em thưởng thức đó mà.
Vui nhất là khi ngang qua vùng biển Vn, thường thì khu vực này lắm mấy anh tàu chuột vừa chạy vừa chém gió, cứ bấm VHF gọi "thịt chó mắm tôm [x3]" là thế nào cũng có một vài anh tàu chuột nhảy vào 8, hết hỏi thăm "tàu của cty nào, đang chạy đi đâu, capt ăn ở thế nào"...cuối cùng là quay sang hỏi "lương có khá không", đúng theo một mô típ không sai khác chút nào. Có lần mình "chém" hơi mạnh tay làm thằng tàu bên cạnh ngất xỉu ngay tại chổ. Chả là, mới bắt đầu cuộc chém trên VHF, mình hỏi tàu của ku cậu DWT bao nhiêu, có vẽ như gãi đúng chỗ ngứa của ku cậu, ku cậu liền chém "Tàu em DWT 7000 pác ạ", mình liền đưa ku cậu lên mây xanh " ối, tàu pác to thế, trước giờ em chưa được đi tàu như thế", ku cậu có vẻ khoái chí vội chém tiếp " Có gì đâu pác, pác thích thì hết date qua cty bên em đi cho biết. Thế tàu pác đang đi DWT được bao nhiêu", mình hồn nhiên thả hồn theo gió " Tàu em bé lắm, có 17 vạn thôi pác ạ", thế là đầu dây bên kia có vẻ như bị đứt cáp, tịt luôn. Vừa đúng lúc capt lên buồng lái :" Ừ, chém vừa thôi, tàu có 17 nghìn, bốc lên tới 17 vạn, mày đúng là cao thủ chém". Haha, đúng là đi tàu chỉ chém gió là giỏi.


seastarDeck Cadet

Tổng số bài gửi : 82


Điểm kinh nghiệm : 81
Ngày tham gia : 06/03/2011

 by thienloi88 Wed Apr 20, 2011 11:54 pm

vuquanpro đã viết:chú Tuân chém cũng kinh quá nhỉ. nv2 mà bày đặt yêu biển!?

NV2 thì k đc yêu biển à???!!!


thienloi88Deck Cadet

Tổng số bài gửi : 71


Điểm kinh nghiệm : 25
Ngày tham gia : 19/03/2010
Đến từ : Pleiku,Gia Lai

 by madaguoi_city Thu Apr 21, 2011 11:33 am

chủ thớt viết bài nghe mới thấy ngành mình cũng hoành tráng thật :sinh viên trường khác mà đọc đươc bài viết của bạn chắc cũng bỏ học thi lại ngành hàng hải thôi . :lol: :lol: :lol:


madaguoi_cityBoatswain

Tổng số bài gửi : 45


Điểm kinh nghiệm : 36
Ngày tham gia : 09/12/2010
Đến từ : madaguoi

 by capt_thinh Thu Apr 21, 2011 8:13 pm

seastar đã viết:Tại hạ không dám "nổ" á, chỉ là góp nhặt tí chút cho các anh em thưởng thức đó mà.
Vui nhất là khi ngang qua vùng biển Vn, thường thì khu vực này lắm mấy anh tàu chuột vừa chạy vừa chém gió, cứ bấm VHF gọi "thịt chó mắm tôm [x3]" là thế nào cũng có một vài anh tàu chuột nhảy vào 8, hết hỏi thăm "tàu của cty nào, đang chạy đi đâu, capt ăn ở thế nào"...cuối cùng là quay sang hỏi "lương có khá không", đúng theo một mô típ không sai khác chút nào. Có lần mình "chém" hơi mạnh tay làm thằng tàu bên cạnh ngất xỉu ngay tại chổ. Chả là, mới bắt đầu cuộc chém trên VHF, mình hỏi tàu của ku cậu DWT bao nhiêu, có vẽ như gãi đúng chỗ ngứa của ku cậu, ku cậu liền chém "Tàu em DWT 7000 pác ạ", mình liền đưa ku cậu lên mây xanh " ối, tàu pác to thế, trước giờ em chưa được đi tàu như thế", ku cậu có vẻ khoái chí vội chém tiếp " Có gì đâu pác, pác thích thì hết date qua cty bên em đi cho biết. Thế tàu pác đang đi DWT được bao nhiêu", mình hồn nhiên thả hồn theo gió " Tàu em bé lắm, có 17 vạn thôi pác ạ", thế là đầu dây bên kia có vẻ như bị đứt cáp, tịt luôn. Vừa đúng lúc capt lên buồng lái :" Ừ, chém vừa thôi, tàu có 17 nghìn, bốc lên tới 17 vạn, mày đúng là cao thủ chém". Haha, đúng là đi tàu chỉ chém gió là giỏi.

Đi tàu thì phải chém gió, chặt bão điên đảo thì mới sống dc chứ. Chừng nào cảm thấy trình độ chém gió cao cao 1 tý thì liên hệ em. Em cấp cho cái " huy chương chém gió hạng nhất " Khà khà..... :lol:


capt_thinhThird Officer

Tổng số bài gửi : 165


Điểm kinh nghiệm : 131
Ngày tham gia : 22/05/2010
Đến từ : Atlantis

 by seastar Wed Apr 27, 2011 10:34 am

capt_thinh đã viết:

seastar đã viết:Tại hạ không dám "nổ" á, chỉ là góp nhặt tí chút cho các anh em thưởng thức đó mà.
Vui nhất là khi ngang qua vùng biển Vn, thường thì khu vực này lắm mấy anh tàu chuột vừa chạy vừa chém gió, cứ bấm VHF gọi "thịt chó mắm tôm [x3]" là thế nào cũng có một vài anh tàu chuột nhảy vào 8, hết hỏi thăm "tàu của cty nào, đang chạy đi đâu, capt ăn ở thế nào"...cuối cùng là quay sang hỏi "lương có khá không", đúng theo một mô típ không sai khác chút nào. Có lần mình "chém" hơi mạnh tay làm thằng tàu bên cạnh ngất xỉu ngay tại chổ. Chả là, mới bắt đầu cuộc chém trên VHF, mình hỏi tàu của ku cậu DWT bao nhiêu, có vẽ như gãi đúng chỗ ngứa của ku cậu, ku cậu liền chém "Tàu em DWT 7000 pác ạ", mình liền đưa ku cậu lên mây xanh " ối, tàu pác to thế, trước giờ em chưa được đi tàu như thế", ku cậu có vẻ khoái chí vội chém tiếp " Có gì đâu pác, pác thích thì hết date qua cty bên em đi cho biết. Thế tàu pác đang đi DWT được bao nhiêu", mình hồn nhiên thả hồn theo gió " Tàu em bé lắm, có 17 vạn thôi pác ạ", thế là đầu dây bên kia có vẻ như bị đứt cáp, tịt luôn. Vừa đúng lúc capt lên buồng lái :" Ừ, chém vừa thôi, tàu có 17 nghìn, bốc lên tới 17 vạn, mày đúng là cao thủ chém". Haha, đúng là đi tàu chỉ chém gió là giỏi.

Đi tàu thì phải chém gió, chặt bão điên đảo thì mới sống dc chứ. Chừng nào cảm thấy trình độ chém gió cao cao 1 tý thì liên hệ em. Em cấp cho cái " huy chương chém gió hạng nhất " Khà khà..... :lol:

cấp luôn đi pác. Tks! hehe


seastarDeck Cadet

Tổng số bài gửi : 82


Điểm kinh nghiệm : 81
Ngày tham gia : 06/03/2011

 by kangtahp Mon May 02, 2011 1:41 pm

HI ,Chào các bác trường giao thông , thế nào mà đợt tuyển sinh năm nay của các bác có cả các phái yếu nữa ah, Liệu ko biết có em nào đang ký thi vào 2 cái ngành boong +máy này không nhỉ , các Bác trong đó mà có nữ thì ngon rồi , Mình đi tàu thì chỉ có mỗi 1 lần nhìn thấy 1 tàu chở thiết bị có cô 2/0 người Nga thôi vì nó chỉ huy làm dây sau lái nên mình nghĩ vậy , mà tầu đó cũng chẳng rõ có phải tàu hải quân ko nữa , Hi mong ngày nào đó trên biển cũng có cả nam+nữ cho đỡ buồn chứ [ hii em gag ở cảng chenai -India ]- mịa cái Cảng này toàn thấy mấy cái tàu chở xe tăng +xe boc thép+thùng súng hay đạn gì đó. Mình thấy cũng lạ thật chúng nó lại trả hàng nóng ngay tai cảng tàu hàng chứ ko riêng biệt .Mà lan man chém gió quá !Mình học ngoài trường Hàng Hải .Thanks B/rgds


kangtahpAble Seaman

Tổng số bài gửi : 24


Điểm kinh nghiệm : 30
Ngày tham gia : 24/01/2011
Nơi làm việc : NSS
Đến từ : HaiPhong

 by leechymto Thu May 19, 2011 2:40 pm

tình hình là những vấn đề liên quan tới tiền bạc ấy mà, anh em mình thăm viếng xôm tụ phết nhẩy !! chỉ có 1 bài mà trên 700 đợt thăm viếng, 14 lời bình loạn..

Chứng tỏ cứ cái gì niên quan đến xiền là bạn đó đông dân nhậu.... :lol:


leechymtoOrdinary Seaman

Tổng số bài gửi : 9


Điểm kinh nghiệm : 4
Ngày tham gia : 28/02/2011

 by seastar Thu May 19, 2011 10:39 pm

leechymto đã viết:tình hình là những vấn đề liên quan tới tiền bạc ấy mà, anh em mình thăm viếng xôm tụ phết nhẩy !! chỉ có 1 bài mà trên 700 đợt thăm viếng, 14 lời bình loạn..

Chứng tỏ cứ cái gì niên quan đến xiền là bạn đó đông dân nhậu.... :lol:

Ôh, tiền mà thiếu à? chỉ có mỗi thiếu nợ Đi tàu mà không có tiền để đập phá thì lên bờ đạp xích lô ba gác còn sướng hơn.


seastarDeck Cadet

Tổng số bài gửi : 82


Điểm kinh nghiệm : 81
Ngày tham gia : 06/03/2011

 by soibien06b Thu May 26, 2011 12:58 am

cậu này ko biết có đi biển chưa nhỉ nói có lý phết,tiền khi nào chả quan trọng,nhưng mà nhiều nghành trên bờ mức lương cao đó thui,tuổi trẻ thì nên xông pha...vào nghành này mà chỉ yêu tiền ko thì dễ nản lắm...còn cái khoản ăn ngoài thì tùy tàu thui bạn ah,mới ra trường ko nên yêu cầu cao,dễ gì kiếm tàu như ý bạn ...hehe...đời là một ...trôi xông nếu ko cẩn thận chó ăn mất đời..

ông Bàn này nổ kinh quá đi! ông này mà không yêu tiền tôi thề là ông chết liền


soibien06bSecond Officer

Tổng số bài gửi : 206


Điểm kinh nghiệm : 85
Ngày tham gia : 21/03/2010

 by xuantam Thu Aug 04, 2011 10:35 am

hehe, mới có quyết định sơ sơ bác ah. jo lại bỏ ý định tuyển nữ đi rồi. nghe nói là bộ GD ko cho thì phải. gtvt đang tính làm ăn lớn mà ko được. hehe,


xuantamCarpenter

Tổng số bài gửi : 40


Điểm kinh nghiệm : 36
Ngày tham gia : 03/08/2011

 by vuphong Thu Aug 04, 2011 10:40 am

xuantam đã viết:hehe, mới có quyết định sơ sơ bác ah. jo lại bỏ ý định tuyển nữ đi rồi. nghe nói là bộ GD ko cho thì phải. gtvt đang tính làm ăn lớn mà ko được. hehe,

sao lại bỏ? đợt thi ĐH vừa rồi, có nữ thi ngành HH mà,...
cũng nên "cân bằng sinh thái" chứ. chị em học xong ra thiếu gì việc phù hợp liên quan tới HH!


vuphongSecond Officer

Tổng số bài gửi : 220


Điểm kinh nghiệm : 195
Ngày tham gia : 29/06/2010
Đến từ : Nam Dinh

 by xuantam Thu Aug 04, 2011 4:35 pm

tàu thì chỉ có tàu mẹ và tàu con thui chứ đâu có nói tới tàu ba [vn]. do đó không nên nói tới sự cân bằng sinh thái ở đây được a ạh. con gái không theo học cái ngành mà họ chưa từng nghĩ là có thể này đâu bác ah,


xuantamCarpenter

Tổng số bài gửi : 40


Điểm kinh nghiệm : 36
Ngày tham gia : 03/08/2011

 by lxnamvns Mon Aug 08, 2011 3:34 pm

Sao lại không hả cậu ơi . Bên Singapore đã cho học rồi đấy . phụ nữ học xong thì làm việc trên bờ là chính bạn à .Quan trọng là chị em có chịu đi học hay không thôi . Rất nhiều việc luôn cần chị em phụ nữ mà kể cả ngành đặc thù của chúng ta . Dù ngành này chị em không thể tham gia vào công việc chính thì chị em vẫn có thể tham gia các mảng phụ mà . Phía sau sự thành công của người đàn ông luôn có sự giúp đỡ của người phụ nữ mà bạn . Có những cái không thể mua được bằng tiền mà phải dùng rất nhiều tiền mới mua được , hì . Nếu đi tàu mà lương không cao thì chắc chẳng ai đi mất ấy chứ . nhắc đến tiền là nhắc đến sự đam mê tạo sự phấn đấu cho tất cả chúng ta .


lxnamvnsDeck Cadet

Tổng số bài gửi : 69


Điểm kinh nghiệm : 56
Ngày tham gia : 27/06/2011
Nơi làm việc : di tau

 by xuantam Mon Aug 08, 2011 10:24 pm

hehe, đang tám chuyện trường gtvt tphcm mà, nói chuyện chơi thôi. con gái nói đi nói lại vẫn là vững bền nhất.


xuantamCarpenter

Tổng số bài gửi : 40


Điểm kinh nghiệm : 36
Ngày tham gia : 03/08/2011

 by anhtoanmen Tue Dec 06, 2011 9:52 pm

bác Bố già không biết đang đi học hay đã đi làm rồi vậy. tại em thấy bác rầt hay post bài lên


anhtoanmenOrdinary Seaman

Tổng số bài gửi : 5


Điểm kinh nghiệm : 6
Ngày tham gia : 24/11/2011

 by phanthangnt Wed Jan 04, 2012 3:22 pm

em mới đang học năm 2 đầu tiên vào đi theo nghành gia đình phản đối dữ lắm. một phần lo k phải là "COCC". học năm đầu thấy mọi thứ quá mới mẻ nhưng dần cũng quen a/e bạn bè học cùng đa số là con em trong nghề. nói về tàu bè thì em cũng như đứa con nít thôi mong các bác các chú chỉ giáo thêm cho mọi người tham khảo. Con như các bác nói tiền ai chẳng thíc. tết đến chúc các bác năm mới mạnh khỏe và thượng lộ bình an.


phanthangntAble Seaman

Tổng số bài gửi : 24


Điểm kinh nghiệm : 26
Ngày tham gia : 01/12/2011
Đến từ : Thanh Hóa

 by Sponsored content

 Similar topics

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết