Có nên kinh doanh trà hoa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM


DỰ ÁN KINH DOANH

FLOWER TEA

“Trà hoa trên tay, đánh bay xì-trét”

I. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Ý TƯỞNG:
Trong cuộc sống hiện nay, với số lượng công việc ngày càng nhiều. Tuy đã được
sự trợ giúp của các hệ thống thông tin nhưng áp lực đối với các nhân viên văn
phòng vẫn ngày càng gia tăng. Vì thế, một địa điểm để mọi người thư giãn sau mỗi
giờ làm việc là rất cần thiết.
Quán sẽ cung cấp các loại trà hoa cho mọi người. Trà hoa là trà kết hợp với mùi
hoa giúp con người ta thư giãn sau thời gian làm việc mệt nhọc. Từng mùi hoa sẽ
thích hợp với từng tâm trạng khác nhau. Nếu đang bị stress, áp lực nhiều thì trà hoa
lài sẽ giúp chúng ta thư giãn. Cịn nếu đang yêu muốn tận hưởng vị ngọt của tình
yêu thì trà có mùi hoa hồng sẽ giúp ta ln cảm thấy ngọt ngào. Trong những ngày
hè nóng bức thì trà hoa cúc sẽ giúp ta cảm thấy thoải mái hơn.
Quán sẽ được trang trí đơn giản nhưng tạo được cảm giác thân thiện với người.
Đồng thời quán sẽ được ngăn cách với khơng gian bên ngồi bằng lớp kiếng cách
âm giúp khi khách hàng bước vào quán thì nhưng tiếng ồn của cuộc sống bên
ngoài sẽ biến mất, bên trong quán chỉ còn là tiếng nhạc nhẹ.
Bên cạnh trà hoa là thức uống chủ đạo của quán, quán sẽ cung cấp thâm các loại
cà phê, thức uống khác để phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách hàng
Ngoài ra quán sẽ trang bi nhiều loại sách như truyện ngắn, sách kĩ năng sống, tạp
chí bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt… và được sắp xếp theo từng loại để khách
hàng dễ dàng chọn lựa. Việc trang bị nhiều đầu sách giúp khách hàng có thể thư


giãn khi vừa đọc sách vừa uống trà

Mục tiêu
Đạt được lượng khách hàng từ 70- 100 người/ ngày( tùy từng thời điểm).
Đạt doanh thu trên 60 triệu/ tháng.
Tỷ suất lợi nhuận khoảng 20% -30%.
Khách hàng thân thiết trên 100 khách.
Dự kiến sau một năm hoạt động sẽ thu hồi vốn.
Đưa trà hoa đến với nhiều người.

Kế hoạch
Diện tích kinh doanh
Khoảng hơn 140m2, chia làm hai khu, tổng cộng 30 bộ bàn ghế (120 chỗ ngồi).
Khu 1 trong nhà, máy lạnh và 20 bộ bàn ghế sofa (10 bàn dự trữ để chuyển thành
20 bộ bàn ghế đôi).
Khu 2 tầng 1 hay lửng, máy lạnh và 10 bộ bàn nệm kiểu Nhật 4 ngưởi/ bàn ( có thể
chuyển thành 20 bộ bàn nệm đơi).

Khách hàng:
Nhân viên văn phịng > 23 tuổi, doanh nhân đến bàn công việc 30-40 tuổi, sinh
viên cần hoàn thành deadline, buổi sáng và trưa.
Sinh viên khoảng 20-23 tuổi, giới trẻ, khách du lịch, buổi tối.

Hình thức kinh doanh:
Buổi sáng: trà hoa, café mang đi và tại chỗ, các món điểm tâm.
Buổi trưa: trà hoa, café.
Buổi tối: trà hoa, café và các thức uống khác kết hợp một số món ăn vặt cho giới
trẻ.

Nhân viên:
Nhân viên làm việc từ 7h30- 23h00, biết pha chế đồ uống, lương thử việc 3 triệu/
tháng trong 3 tháng đầu. Số lượng: 1
Nhân viên làm việc buổi sáng từ 7h30-15h30, biết pha chế đồ uống, lương thử việc
1.5 triệu/ tháng trong 3 tháng đầu. Số lượng: 1
Nhân viên làm việc buổi chiều từ 15h30-23h30, biết pha chế đồ uống, lương thử
việc 1.5 triệu/ tháng trong 3 tháng đầu. Số lượng: 1
Trường hợp tuyển nhân viên part-time: chủ yếu là học sinh, sinh viên từ 16-22 tuổi,
vị trí phục vụ tiếp khách, lương trả theo giờ 15.000VND/giờ.
Ca 1: buổi sáng từ 7h30-15h30, số lượng: 1.
Ca 2: buổi chiều từ 15h30-23h30, số lượng: 1.
Sau 1 tháng sẽ điều chỉnh lại số nhân viên theo khách hàng của quán.
Quán nằm trong khu vực nhiều văn phịng, thích hợp cho nhân viên văn phịng ra
nghỉ trưa và các dịch vụ nghỉ trưa (đây là nguồn khách quen thuộc của quán cân
nhắm đến).

Quán được trang trí theo phong cách đơn giản, thanh lịch với những gam màu tươi
giúp khách khi bước vào quán sẽ có cảm giác nhẹ nhàng thoải mái.
Quán sẽ lắp đặt hệ thống wifi cho những khách có nhu cầu.

Vị trí địa lí:
Tp. Hồ Chí Minh, khu vực nhiều nhân viên văn phịng.
Chỉ tiêu :
Sau 3-6 tháng thì thu nhập từ các nguồn kinh doanh phải không lỗ (30-40
khách/ngày).
Sau 9 tháng - 1 năm thì thu nhập phải có lời. (40-70 khách/ ngày)
Sau 2 năm phải định hình và phát triển thành một cơng ty hoạt động có hiệu quả.
(>100 khách/ngày).

Sản phẩm, dịch vụ:
Các loại trà hoa: trà hoa cúc, trà hoa lài, trà hoa hồng, trà đào….
Cafe sử dụng cafe Buôn Mê Thuột, gồm 2 chủng loại: cafe hòa tan và cafe phin.
Nước ép trái cây các lọai, kem.
Nước sinh tố trái cây các lọai.
Các món ăn nhẹ, món điểm tâm: Bánh mì ốp la, bị bít tết, mì xào bị, mì gói, mì
spaghetti, cơm chiên, chimsum…

Giá cả:
Size S: 20.000 – 25.000 VND
Size M: 30.000 – 40.000 VND
Size L: >= 40.000 VND

Quảng cáo:
Quảng cáo trên các trang web thông dụng, tài khoản mạng xã hội có lượng tương
tác cao.
Trong một tháng mới khai trương các loại trà hoa sẽ được giảm riêng 10% (chỉ áp
dụng cho buổi sáng và buổi trưa từ 7h30- 16h30).
Tặng thẻ khách hàng thân thiết, uống trên 10 lần trong 1 tháng sẽ được giảm giá
10% cho bất cứ đồ uống hay mon ăn nào do chủ thẻ order (lưu ý chỉ có tác dụng
cho chủ thẻ 1 lần bao gồm 1 đồ uống và 1 món ăn, có thể dùng nhiều lần trong
ngày). Thẻ chỉ có tác dụng trong tháng. Thẻ được đánh dấu bàng chữ ký của nhân
viên, ngày tháng và mã AA.
Tặng thẻ Khách hàng VIP, khách hàng có thẻ KHTT 6 tháng bất kỳ sẽ nhận được
thẻ VIP và được giảm 20% cho bất cứ đồ uống hay món ăn nào do chủ thẻ order
(lưu ý chỉ có tác dụng cho chủ thẻ 1 lần bao gồm 1 đồ uống và 1 món ăn, có thể
dùng nhiều lần trong ngày). Thẻ có tác dụng cả năm.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình. Đặc trưng của quán sẽ sử dụng nhạc hòa

tấu nhẹ nhàng kèn sacxo, đàn dương cầm, violon, ghita… tuy nhiên nếu khách có
yêu cầu bài hát quán sẽ sẵn sàng đáp ứng (trên menu sẽ có lưu ý cho khách yêu cầu
chọn bài hát).
Nhận order qua trang của Flower Tea kết hợp với voucher giảm giá hoặc voucher
freeship khi khách hàng mua với số lượng nhiều, cụ thể là >= 3 sản phẩm.
Quán sẽ nhận tổ chức hay cung cấp trà hoa và bánh kem cho các buổi tiệc trà, các
buổi hội thảo.

Slogan:

Bạn đang cần nơi thư giãn. Tại sao không là Flower Tea?
Hãy đến Flower Tea để tìm thấy sự khác biệt.
“ FLOWER TEA – TRÀ HOA TRÊN TAY, ĐÁNH BAY XÌ - TRÉT.”
II. CHIẾN LƯỢC CẠCH TRANH CHUNG CỦA MICHAEL
PORTER
Giáo sư Michael Porter đã đưa ra 3 cách tiếp cận chiến lược cạch tranh như sau:
chiến lược đứng đầu về chi phí, chiến lược dị biệt hóa sản phẩm và chiến lược
trọng tâm hóa.
 Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Chiến lược dẫn đầu về chi phí là chiến lược tạo lợi thế bằng cách sản xuất ra
sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ
cạch tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng-mục tiêu nhạy cảm
với giá thấp và chiếm được thị phần lớn.
Chiến lược này thích hợp với những đơn vị kinh doanh quy mơ lớn có khả
năng giảm chi phí trong q trình hoạt động nó cho phép doanh nghiệp qua
mặt các đối thủ cạch tranh bằng cách sản xuất hàng hóa và dịch vụ với giá
thành thấp hơn.
Có hai lợi thế phát sinh từ chiến lược này:
Thứ nhất, vì có chi phí thấp nên doanh nghiệp có thể đặt giá thấp hơn đối thủ

những vẫn có mức lợi nhuận bằng họ. Nếu các doanh nghiệp trang ngành đặt
giá như nhau cho sản phẩm của họ thì doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ có lợi
nhuận cao hơn.
Thứ hai, nếu như cạnh tranh ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh
tranh về giá, doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ có khả năng chịu đựng được sự
cạnh tranh tốt hơn các doanh nhiệp khác.

Với cả 2 lý do này, doanh nghiệp có chi phí thấp có thể kiếm lợi nhuận cao
hơn mức trung bình. Nhưng làm thế nào để doanh nghiệp trở thành người có
chi phí thấp? Doanh nghiệp đạt tới vị trí này bằng những lựa chọn về sản
phẩm/thị trường/năng lực khác biệt nhằm có được lợi thế cạnh tranh.
Doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp thường khơng lựa chọn sự khác
biệt hóa về tính năng và chất lượng sản phẩm làm nhiệm vụ chính vì để có
sự khác biệt hóa này cần có chi phí cao.
Doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp khơng chú ý đến phân khúc thị
trường và thường cung cấp sản phẩm cho khách hàng trung bình. Lý do
doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp có lựa chọn này là vì đáp ứng các
nhu cầu khác nhau trong thị trường sẽ rất tốn kém. Mặc dù khơng có nhóm
xkhách nào hồn tồn hài lịng với sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng trên
thực tế doanh nghiệp vẫn thu hút được khách hàng vì nó có giá hấp dẫn hơn
các đối thủ cạch tranh.
Để thực hiện được chiến lược chi phí thấp, doanh nghiệp nhất thiết phải là
phát triển những năng lực mà cho phép doanh nghiệp tăng hiệu quả giảm chi
phí so với các đối thủ cạnh tranh. Phát triển năng lực khác biệt trong quản lý
sản xuất và nguyên liệu là vấn đề cốt lõi để đạt được mục tiêu này.
Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp cố gắng cải tiến liên tục
và nhanh chonsh tích lũy kinh nghiệm để có thể giảm được chi phí sản xuất.
Để có được chi phí thấp các doanh nghiệp cần phải phát triển những kỹ năng
trong sản xuất linh hoạt và sử dụng kỹ năng quản lý nguyên liệu hiệu quả.

Bên cạnh đó doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp cịn phải tập
trung vào các chức năng khác tạo ra năng lực khác biệt của doanh nghiệp để
đáp ứng yêu cầu của qaurn lý sản xuất và nguyên vật liệu.
 Chiến lược khác biệt hóa
Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa có
sự khác biệt rõ so với đối thủ cạch tranh.

Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là có được lợi thế cạnh
tranh bằng cách tạo ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các
loại nhu cầu có tính chất độc đáo như các loại nhu cầu của 1 nhóm khách
hàng của doanh nghiệp.
Thực chất khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra các sản phẩm có dịch vụ đặc tính,
tính năng kỹ thuật nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh.
Đặc tính khác biệt hóa sản phẩm có thể là chất lượng, đổi mới, độ tin cậy,
đạc điểm kỹ thuật, dịch vụ kèm theo sản phẩm, và rất nhiều các yếu tố khác.
Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu
khách hàng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh khơng làm được, do đó
doanh nghiệp có thể đặt giá cao hơn trung bình ngành. Khả năng tăng thu
nhập bằng cách đặt giá cao (chứ khơng phải là bằng cách giảm chi phí giống
như doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp) cho phép doanh nghiệp theo
chiến lược khác biệt vượt các đối thủ và có được lợi nhuận cao hơn trung
bình.
Thơng thường giá sản phẩm của doanh nghiệp theo chiến lược này cao hơn
giá của doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp rất nhiều nhưng khách
hàng vẫn sẵn sàng trả vì họ tin tưởng rằng các đặc tính khác biệt của sản
phẩm xứng đáng với giá đó. Vì thế bán giá của sản phaamr dịch vụ được
tính trên cơ sở bao nhiêu và bao lâu thị trường còn chịu đựng được.
 Chiến lược tập trung
Là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp theo đuổi hoặc lợi thế về vị trí,

hoặc lợi thế do khác biệt sản phẩm, nhưng chỉ tập trung phục vụ một phân
khúc thị trường hay những thị trường góc, mà ở đó doanh nghiệp có lợi thế
hơn các đối thủ cạnh tranh đang phục vụ cho những thị trường rộng lớn.
Chiến lược này tập trung vào 3 cách phân đoạn thị trường sau: vị trí địa lýtức là 1 vùng thị trường nhất định; Loại khách hàng: Dòng sản phẩm riêng
biệt.

Với chiến lược này doanh nghiệp hiểu rất rõ về thị trường của mình, gần gũi
hơn với khách hàng và phản ứng nhanh trước những nhu cầu thay đổi của
khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thương hiệu của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, chiến lược này cũng bộc lộ số nhược điểm sau đây:
Do hoạt động với quy mô nhỏ nên khó cho phép giảm được chi phí. Nhưng
với tiến bộ cơng nghệ hiện nay, nhược điểm này có thể khắc phục.
Khách hàng của thị trường nhỏ dễ thay đổi sở thích và nhu cầu, trong khi đó
doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này khó thay đổi thị trường 1 cách nhanh
chóng nên đây là vấn đề quan trọng.
Các đối thủ cạnh tranh tìm ra những thị trường hẹp trong thị trường chiến
lược của họ, nói cách khác doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tập trung trở
thành người “không tập trung” bởi các đối thủ cạnh tranh nó.
Mục tiêu của chiến lược này là tập trung đáp ứng như cầu của 1 nhóm hữu
hạn người tiêu dung hay đoạn thị trường

III.Chiến lược phù hợp với doanh nghiệp
a) Chiến lược phù hợp
Chiến lược phù hợp với ý tưởng kinh doanh trên là Chiến Lược Tập Trung.
Chiến lược tập trung trong tiếng Anh là Concentration
strategy. Như đã nói ở trên, chiến lược tập trung là chiến lược
cạnh tranh khi doanh nghiệp tập trung vào một nhóm khách
hàng cụ thể, một sản phẩm cụ thể hoặc một thị trường địa lý

cụ thể. Lý do doanh nghiệp lấy chiến lược này vì có những ưa điểm sau.
Cụ thể:
- Chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp có quy
mơ nhỏ, sản xuất một hay một số loại sản phẩm hướng
vào một tập khách hàng hay vùng địa lí nhất định.
- Ưu điểm của chiến lược tập trung hóa là doanh nghiệp có thể tập trung
nghiên cứu và thỏa mãn một nhóm nhất định nhu cầu thị trường.

- Do tập trung vào một nhóm nhỏ nên doanh nghiệp có khả năng nắm
bắt sự thay đổi nhu cầu và thay đổi nhanh chóng hơn để đáp ứng với
sự thay đổi nhu cầu đó.
- Cạnh tranh với các doanh nghiệp chi phí thấp và khác biệt hóa đang
có xu hướng lớn hơn lên.
- Với thời buổi công nghệ phất triển như hiện nay, đây sẽ là 1 chiến
lược phù hợp với đối tượng mà doanh nghiệp đã đề ra ở trên với 1
khơng gian n tĩnh cũng như có đầy wifi.
- Khơng chỉ vậy, với chiến lược này có thể tập trung trong 1 thị trường
nhỏ đây là điều mà những chiến lược khác không thể nào làm được vì
các chiến lược cịn lại phải cần những thị trường rộng lớn thì mới có
thể sinh lợi nhuận.
- Tạo sức mạnh thương hiệu với khách hàng vì doanh
nghiệp là người cung cấp sản phẩm/dịch vụ độc đáo;
- Tạo nên rào cản gia nhập với các đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn;
- Cho phép doanh nghiệp tiến gần đến khách hàng và
phản ứng kịp thời trước những thay đổi về nhu cầu;
- Đồng thời doanh nghiệp có thể phát triển những thế
mạnh của mình để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.
Mặc dù vậy nhưng chiến lược này vẫn sẽ có 1 số nhược điểm sau đây. Đó là

-

Cơng ty có những bất lợi khi đàm phán với nhà cung cấp do khối

lượng và tần suất mua hàng nhỏ.
- Chi phí sản xuất thường cao hơn mức trung bình ngành do qui mô sản
xuất nhỏ.
- Sự biến mất của nhu cầu do sự thay đổi công nghệ hay thay đổi trong
sở thích của người tiêu dùng (thây đổi sản phẩm theo xu hướng).

- Việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực khi mở quán trà là khá
khó khăn đối với người bắt đầu.
- Vì chỉ có thể tập trung trong 1 thị trường nhỏ nên khi mới bắt đầu sẽ
rất khó có thể lời thậm chí 1 vài lúc đầu sẽ bị thiệt hơn so với các
chiến lược khác.
- Không thể cung cấp đa dạng các loại sản phẩmcho nhiều loại khách
hàng .
- Chỉ phục vụ cho 1 vài phân khúc khách hàng .
- Do phụ thuộc vào một đoạn thị trường duy nhất nên vị
thế cạnh tranh có thể suy yếu do thay đổi về công
nghệ, thị hiếu của khách hàng hay thay đổi đoạn thị
trường tập trung;
- Vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp khác
biệt hóa hay dẫn đầu chi phí thấp trên diện rộng.
b) Giải pháp
- Vì chỉ trong phân khúc nhỏ cũng những đối tượng là 1 nhóm đối
tượng hữu hạn khơng phải đạ dạng hóa như các chiến lược khác nên
việc này có thể bù vô những phần lỗ của dịch vụ.
- Và do chiến lược có thể manglại cho đối tượng 1 cảm giác độc đáo và

đây cũng là điểm mạnh của chiến lược nó sẽ để lại ấn tượng cho 1
nhóm người gắn bó lâu dài tạo nên 1 khơng gian riêng cho mọi người.
- Có thể thay đổi thiết sao cho phù hợp với xu thế mà không bị mất đi
bản chất riêng của nó.
- Tuy doanh nghiệp khơng thể đa dạng hóa các sản phẩm nhưng có thể
phân chia các sản phẩm trong từng thời điểm để có thể thu hút được
các loại khách hàng khác nhau.

IV. KẾT LUẬN

Mặc dù, các chiến lược đều có ưu cũng như nhược nhưng nếu như doanh
nghiệp áp dụng các đặc điểm, vai trị, ứng dụng vào kế hoạch kinh doanh
thì nó sẽ giúp 1 phần kế hoạch, ý tưởng của doanh nghiệp hợp lý hơn.