Công chức cấp xã là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về công chức địa chính xã
  • 2. Quyền và nghĩa vụ của công chức nói chung:
  • 3. Nhiệm vụ, chức trách của công chức địa chính cấp xã nói riêng:
  • 4. Hồ sơ địa chính là gì ?
  • 5. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

1. Khái niệm về công chức địa chính xã

Cán bộ, công chức, viên chức là những người đại diện cho quyền lực Nhà nước, thực hiện các hoạt động, công việc nằm trong nhiệm vụ, công vụ được giao. Theo Luật Cán bộ, công chức 2008 thì có nhiều chức danh, vị trí công chức trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó bao gồm công chức làm công tác địa chính tại xã, phường, thị trấn. Trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình, công chức địa chính cần phải thực hiện đúng theo nhiệm vụ, chức trách cũng như quyền hạn theo quy định của pháp luật tránh trường hợp lạm quyền, hách dịch, cửa quyền và nhũng nhiễu nhân dân.

– Khái niệm công chức: theo quy định tại khoản 2 Điều 4Luật Cán bộ, công chức năm2008thì công chức được xác định bao gồm những công dân Việt Nam, được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào các ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp từ trung ương đến cấp huyện; của các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (trừ những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); của các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (trừ những người là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp) và những người nằm trong bộ máyquản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Công chức là những người nằm trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (áp dụng đối với công chức trong bộ máyquản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập).

– Công chức địa chính: là chức danh gọi tắt củacông chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với đơn vị hành chính phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với đơn vị hành chính là xã).

2. Quyền và nghĩa vụ của công chức nói chung:

Một là, quyền của công chức:

Theo quy định tại Mục 2 Chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 thì công chức sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:

– Được hưởng các quyền lợi đảo bảo về lương, phụ cấp và các khoản ưu đãi nếu có theo quy định của pháp luật;

– Được hưởng các điều kiện để đảm bảo tốt nhất cho việc thực thi công vụ, nhiệm vụ. Trong đó các điều kiện đảm bảo bao gồm:

+ Được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe khi thi hành công vụ;

+Được giao quyền hạn tương ứng với nhiệm vụ được giao;

+ Được cung cấp các thông tin có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ được giao.

+ Được cung cấp các trang thiết bị và các điều kiện để làm việc;

– Có thời gian nghỉ ngơi theo pháp luật về lao động;

– Được đảm bảo các quyền khác theo quy định của pháp luật về công chức cũng như các quy định liên quan.

Hai là, nghĩa vụ của công chức:

Đối với công chức nói chung sẽ bao gồm hai nghĩa vụ chính là nghĩa vụ trong việc thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ và nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước và đối với nhân dân. Trong đó, các nghĩa vụ cụ thể như sau:

– Nghĩa vụ trong khi thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ:

+ Phải chấp hành các quyết định của cấp trên quản lý;nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác;

+ Có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

+ Thực hiện công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước được giao;

+ Công chức phải có ý thức tổ chức kỷ luật; báo cáo người có thẩm quyền khiphát hiện có hành vi vi phạm pháp luật ở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Nghĩa vụ bảo vệ bí mật nhà nước;

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định.

– Nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, đối với nhân dân:

+ Công chức phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phải bảo vệ cho danh dự của Tổ quốc và lợi ích quốc gia;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;

+ Có sự liên hệ một cách chặt chẽ với nhân dân, tiến hành lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương;

+ Phải có thái độ tôn trọng và phải tận tụy phục vụ nhân dân.

Ngoài ra đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vối cương vị là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức thì ngoài các nghĩa vụ chung của công chức nói trên thì người công chức là người đứng đầu còn phải chịu các nghãi vụ khác tương ứng với chức trách của mình.

3. Nhiệm vụ, chức trách của công chức địa chính cấp xã nói riêng:

– Một là, nhiệm vụ của công chức địa chính cấp xã:

Theo quy định tại Điều 6Thông tư 06/2012/TT-BNVthì công chức địa chính cấp xã bao gồm có các nhiệm vụ sau đây:

+ Nhiệm vụ chung của công chức địa chính là tham mưu, thực hiện các công việc giúp choỦyban nhân dân cấp xã tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn củaỦyban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực, bao gồm đất đai, môi trường, tài nguyên, xâydựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và các công việc xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn theo các quy định của pháp luật.

+Giám sát về mặt kỹ thuật của các công trình xây dựng, chỉ thực hiện nhiệm vụ này đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý củaỦy ban nhân dân cấp xã;

+Tổchức và tham gia các cuộc vận động đối vớinhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường;

+ Tiến hành xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, văn bản về đấtđai; các văn bản về việc cấp phép cải tạo, xây dựng các côngtrình và nhà ở trên địa bàn để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc để báo cáoỦy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét và quyết định;

+ Tiến hành công việc thu thập thông tin, tổng hợp các số liệu, cáctài liệu và tiến hành xây dựng, lập các báo cáo về các vấn đề, bao gồm: đất đai, môi trường vàđadạngsinh học, về địa giới hành chính, tài nguyên,công tác quyhoạch, xây dựng, đô thị, giao thông,nông nghiệpvà xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, địa giới hành chính nơi công chức địa chính công tác;

+ Công chức địa chính thực hiện công tác chủtrì, phối hợp với các công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ về đất đai; thẩm traxác địnhnguồngốc, hiện trạng của việc đăng ký và sử dụng đất đai,biến động về đất đai, tình trạngtranh chấp đất đai trên địa bàn địa chính công tác;

+ Ngoài ra công chức địa chính cấp xã còn phải thực hiện các nhiệm vụ, công vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các nhiệm vụ, công vụ do chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xãgiao cho.

Như vậy ta thấy, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của công chức địa chính được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giúp cho người công chức biết và thực hiện đúng theo các quy định, tránh sự lạm quyền hay nhũng nhiễu nhân dân.

4. Hồ sơ địa chính là gì ?

Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, trích lục địa chính không chỉ là những thuật ngữ được người sử dụng đất và địa chính thường sử dụng mà còn được quy định rõ trong pháp luật đất đai.

Hồ sơ địa chínhlà tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).

Thành phần hồ sơ địa chính gồm:

- Đối với địa phương đã xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính thì hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:

+ Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai.

+ Sổ địa chính.

+ Bản lưu Giấy chứng nhận.

- Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:

+ Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai, bản lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có).

+ Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số.

+ Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. Sổ theo dõi biến động đất đai dùng để ghi những biến động như chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng,…

5. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính như sau:

- Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

* Quyền chung của người sử dụng đất gồm:

+ Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

+ Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Ngoài ra, người sử dụng đất còn có các quyền như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện.

* Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

Bên cạnh những quyền được pháp luật đất đai quy định thì người sử dụng đất còn phải thực hiện những nghĩa vụ như:

+ Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định.

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

+ Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất,…

- Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.

- Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.

- Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:

+ Nếu đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận.

+ Nếu chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:

.Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

.Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

Luật Minh KHuê (tổng hợp & phân tích)