Công tơ điện còn được gọi là gì

Công tơ điện còn được gọi là gì

Đồng hồ điện có vỏ nhựa trong suốt của Israel

Đồng hồ điện, công tơ điện hay điện năng kế là thiết bị đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện [1][2][3].

Phụ tải điện là hộ tiêu dùng, doanh nghiệp, hoặc đơn giản là một thiết bị chạy bằng điện. Các tiện ích điện sử dụng đồng hồ điện được lắp đặt tại cơ sở của khách hàng cho mục đích thanh toán. Đồng hồ điện thường được hiệu chuẩn trong các đơn vị thanh toán, phổ biến nhất là tính bằng kilowatt giờ (kWh), và đọc số vào mỗi kỳ thanh toán [4][5].

Khi có yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong những giờ cao điểm, một số loại công tơ điện có thể đo lường sử dụng năng lượng tối đa trong khoảng thời gian đó. Công tơ như vậy cho phép thay đổi giá điện trong một ngày, để ghi lại mức sử dụng trong các khoảng thời gian chi phí cao và ngoài giờ cao điểm, chi phí thấp hơn. Ngoài ra, ở một số khu vực, máy đo có thể có rơle để giảm tải đáp ứng nhu cầu trong thời gian tải cao điểm [6].

Phân loại công tơ điện

  1. Công tơ điện 1 pha: Công tơ điện 1 pha cơ, công tơ điện 1 pha điện tử.
  2. Công tơ điện 3 pha: Công tở điện 3 pha trực tiếp, công tơ điện 3 pha gián tiếp.
  3. Công tơ điện 2 chiều: Được áp dụng cho các gia đình, doanh nghiệp có lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, đếm phân biệt được lượng điện năng mà hộ tiêu thụ và lượng điện năng hộ phát lên lưới.[7]

Tham khảo

  1. ^ Official gazette of the United States Patent Office: Volume 50. (1890)
  2. ^ E.g., Minnkota Power's Load Management System Lưu trữ 2006-06-16 tại Wayback Machine. Truy cập 15/01/2019.
  3. ^ Dụng cụ đo và cách đo các đại lượng điện: Đo công suất và điện năng Lưu trữ 2019-01-23 tại Wayback Machine. Thư viện Học liệu mở Việt Nam VOER, 2015. Truy cập 15/01/2019.
  4. ^ The Electrical engineer, Volume 5. (February, 1890)
  5. ^ The Electrician, Volume 50. 1923
  6. ^ Ricks, G.W.D. (tháng 3 năm 1896). “Electricity Supply Meters”. Journal of the Institution of Electrical Engineers. 25 (120): 57–77. doi:10.1049/jiee-1.1896.0005. Student paper read on ngày 24 tháng 1 năm 1896 at the Students' Meeting.
  7. ^ Công tơ điện 2 chiều. Điện Mặt Trời, 2020.

Liên kết ngoài

  • Electronics and Electrical test and measurement equipment trên DMOZ

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đồng_hồ_điện&oldid=65543166”

Công tơ điện là hiết bị rất gần gũi với mọi người tuy vậy không phải ai cũng biết cấu tạo công tơ điện 1 pha ra sao. Từ đó sẽ sử dụng điện theo cách tối ưu và tiết kiệm được chi phí hàng tháng cho gia đình. Hãy đón đọc nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Cấu tạo công tơ điện

Trên thị trường hiện nay có các loại công tơ điện như công tơ điện 1 pha 2 dây , công tơ điện 3 pha , hoặc chia theo kiểu đo như công tơ điện tử , công tơ điện cơ ..

Cấu tạo đồng hồ điện

Công tơ điện hay còn được gọi là đồng hồ điện được sáng chế bởi nhà khoa học Samual Gardiner năm 1872. Vậy công tơ điện dùng để làm gì? Nó có tác dụng đo điện năng tiêu thụ của các thiết bị lắp sau nó trên cùng một đường dây tải điện.

Thiết bị gồm có :

  • Nắp Công tơ Bằng nhựa PC trong suốt, chịu va đập mạnh, chịu nhiệt độ cao.
  • Nắp che ổ đấu dây che kín đầu nối và cáp đấu. Sơ đồ đấu dây công tơ ở phía trong nắp che ổ đấu dây.
  • Đế công tơ bằng nhựa PBT có cơ tính cao, chịu va đập mạnh, chống cháy
  • Ổ đấu dây bằng nhựa Bakelit đen, chứa các đầu nối dây điện áp và dòng điện.
  • Cổng bổ trợ nằm ở phía bên phải của ổ đấu dây, cho phép nối dây ra các thiết bị bên ngoài và được đánh số thứ tự từ 1–6.
  • Bo mạch điện tử được thiết kế mạch điện nhỏ gọn làm việc tin cậy, đơn giản trong sửa chữa và bảo trì.
  • Màn hình LCD: màn hình tinh thể lỏng để hiển thị các thông số của công tơ điện tử
  • Đèn LED phát xung điện năng lượng tác dụng.

Cấu tạo công tơ điện 1 pha

Công tư điện 1 pha có cấu tạo gồm những bộ phận cơ bản sau:

  • Cuộn dây điện áp : được lắp tạo ví trí song song với phụ tải và cuộn dây này có số lượng vòng dây nhiều, phần tiết diện dây nhỏ hơn so với các loại công tơ khác.
  • Cuộn dây dòng điện được lắp nối tiếp với phụ này. Số vòng dây của cuộn dây này ít hơn cuộn dây điện áp nhưng tiết diện dây lớn hơn.
  • Bộ phận đĩa nhôm được lắt phía trên trục và tì vào trụ để quay tự do giữa hai cuộn dây điện áp, cuộn dây dòng điện và giữa khe hở của nam châm vĩnh cửu.
  • Nam châm vĩnh cửu có vai trò tạo ra momen cán khi bộ phận đai nhôm quay trong từ trường của nó.
  • Hộp số cơ khí có nhiệm vụ hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm khi nó được gắn với trục của đĩa nhôm.

Mách bạn

Nguyên lý làm việc của công tơ điện tử

Khi có dòng điện chạy trên phụ tải, theo nguyên lý công tơ điện tức là khi có điện năng được tiêu thụ các bộ phận của công tơ điện sẽ bắt đầu hoạt động ngay tại cuộn vòng mà dòng điện đi qua sẽ tạo ra một luồn điện từ bên dưới đĩa nhôm có gắn trục rơ le liên kết với dãy số hiển thị cơ khí.

Cùng lúc đó dòng điện cũng tạo ra 2 luồng thông từ trên cuộn áp trong đó có 1 luồng từ tác động trực tiếp lên đãi nhôm. Dưới sự tác động của 2 luòng sẽ tạo ra momen làm cho đĩa nhôm quay trong nam châm vĩnh cửu. Bởi vậy nó sẽ bị tạo ra 1 luồng momen cản làm cân bằng vòng quay từ đó cho ra chỉ số điện năng tiêu thụ dựa vào các vòng quay của đĩa nhôm. Khi đĩa nhôm quay sẽ làm trục số nhảy số và hiển thị lên mặt chỉ số điện năng tiêu thụ của phụ tải.

Như vậy từ nguyên lý trên thì ta suy ra được nguyên lý làm việc của công tơ điện 1 pha cũng rất đơn giản và dễ dàng chỉ khi có điện năng được tiêu thụ thì nó mới sinh ra các luồng từ thông và làm quay đĩa nhôm vận hành trục số thông qua các chỉ số để hiển thị số điện năng tiêu thụ của phụ tải . 

Công dụng của đồng hồ đo điện

Trước khi đi vào công dụng của đồng hồ đo điện thì phải biết đồng hồ đo điện là công cụ đo lường điện có nhiều chức năng và chức năng chính là dùng để kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều.

Đồng hồ đo điện có 2 loại là đồng hồ đo điện kim và đồng hồ đo điện hiện số.

Công dụng của đồng hồ đo điện kim

Đồng hồ vạn năng kim thường có 3 công dụng chính là đo hiệu điện thế, đo điện trở và đo cường độ dòng điện.

Công dụng của đồng hồ đo điện hiện số

Bên cạnh chức năng là đo hiệu điện thế, đo điện trở, đo cường độ dòng điện, các dòng đồng hồ vạn năng điện tử hiện nay còn được trang bị thêm các tính năng như:

  • Kiểm tra nối mạch
  • Được trang bị thêm các bộ khuếch đại điện cho phép người dùng đo hiệu điện thế, đo cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
  • Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện.
  • Kiểm tra diode và transistor.
  • Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
  • Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, từ đó điều chỉnh mạch điện của radio.
  • Dao động kế cho tần số thấp.
  • Bộ kiểm tra điện thoại, bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
  • Lưu giữ số liệu đo đạc.

Trên đây là nội dung về cấu tạo công tơ điện và nguyên lý làm việc của chúng. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách ghi số điện và sử dụng điện một cách tiết kiệm. Chúc bạn thành công!Rất nhiều hộ gia đình đang được dùng điện miễn phí bằng cách lắp đặt hệ thống điện NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI GIÁ RẺ của HT Solar Xanh. Và gia đình bạn cũng có thể như vậy! Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chương trình khuyến mãi mới nhất ngay hôm nay.