Da ngứa ngáy khi sốt phải làm sao

Da ngứa ngáy khi sốt phải làm sao
Ảnh minh họa

Sốt phát ban là triệu chứng sốt kèm theo biểu hiện nổi những vết ban màu hồng trên da sau mỗi cơn sốt cao, gây ngứa ngáy, mệt mỏi. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, nhưng đều tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả người lớn. Bệnh thường gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như sởi, sốt xuất huyết… do đó cần hết sức lưu ý và nhận biết bệnh kịp thời để có giải pháp điều trị phù hợp.

Sốt phát ban là triệu chứng sốt gây ra những biểu hiện mẩn đỏ trên da, do siêu vi HHV6 (Human Herpes 6) hoặc HHV7 (Human Herpes 7) gây ra. Bên cạnh đó, những loại virus đường hô hấp gây ra các chứng bệnh như sởi, rubella, echo… cũng là yếu tố gây ra chứng bệnh sốt phát ban.

Bệnh thường có tỷ lệ xuất hiện cao ở trẻ nhỏ, với khả năng xuất hiện ít nhất 1 lần trong đời. Đối với những trường sốt phát ban ở người lớn thường là do bệnh nhân chưa từng bị sốt phát ban trước đó. Các nốt phát ban thường xuất hiện từ sau khi người bệnh sốt cao 2-3 ngày, với các nốt ban màu hồng trên da, không gây ngứa ngày, không làm tổn hại đến bề mặt da, mưng mủ… như các loại bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, người ta thường nhầm lẫn sốt phát ban với sởi, sốt xuất huyết, sốt siêu vi… nhưng nguyên nhân gây bệnh là khác nhau và gây ra những triệu chứng, biến chứng không hề tương đồng.

Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn: Thời gian ủ bệnh thường từ trước đó 1-2 tuần và gây ra những triệu chứng đột ngột, khiến tình trạng bệnh kéo dài từ 6-9 tuần tiếp theo.

Cụ thể là: 1) Sốt cao: Những cơn sốt thường đến bất ngờ, nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 39 độ. Trước đó người bệnh cũng sẽ nhận thấy các biểu hiện của cảm nhẹ như ho, sổ mũi, đau đầu, viêm kết mạc… 2) Nổi mẩn đỏ trên da: Nổi các nốt mẩn đỏ trên da, hay còn gọi là ban. Ban có màu hồng nhạt, phẳng hoặc có thể nổi cộm nhẹ. Nốt ban nổi nhiều ở ngực, bụng, sau lưng và có thể lan rộng tới cổ và cánh tay, chân, mặt. Trường hợp nhẹ các nốt ban chỉ kéo dài từ vài tiếng đến 1 ngày, một số trường hợp nặng hơn thì kéo dài vài ngày. 3) Sưng hạch: Do hệ miễn dịch sinh ra phản ứng với các loại virus xâm nhập giai đoạn bị sốt phát ban, nên sẽ xuất hiện tình trạng nổi hạch, sưng hạch tại các vùng cổ, quai hàm. 4) Mệt mỏi, chán ăn: Ngoài ra bệnh nhân cũng thấy mệt mỏi nhiều hơn, cơ thể suy nhược, ăn không ngon, mí mắt sưng, tiêu chảy nhẹ, mất nước.

Biến chứng sốt phát ban: Sốt phát ban ở thể nhẹ không gây ra biến chứng nguy hiểm và giảm dần sau vài ngày nổi ban. Theo kiểm tra của bác sĩ, những biểu hiện như hết sốt sau khi mọc ban, không có dấu hiệu bất ổn về nội tạng như gan, lá lách không bị phình to, tim phổi bình thường, đại tiểu tiện không bị máu mủ, mạch, huyết áp bình thường… thì được xem là phát ban thể nhẹ, không lo sợ biến chứng.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng, những biến chứng có thể nhận thấy rõ rệt là: 1) Sốt cao liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể tăng lên đến 40 độ, kèm theo co giật. 2) Khó thở, thở mệt nhọc, thở nhanh khi nói. 3) Có dấu hiệu ngủ nhiều, lừ đừ, thậm chí hôn mê sâu. 4) Các nốt ban lan rộng đến cả tay, chân.

Điều trị sốt phát ban: Khi nhận thấy có những biểu hiện sốt cao, sốt phát ban, nên lưu ý những điều sau để chăm sóc cho bệnh nhân hiệu quả hơn: 1) Áp dụng giải pháp hạ sốt bằng cách chườm lạnh trán, lau mát người, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. 2) Giữ cơ thể sạch sẽ dù cơ thể đã nổi ban, không nên quan niệm sốt phát ban phải kiêng nước, gió, chỉ cần đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh. 3) Hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh lây lan bệnh, đặc biệt là tiếp xúc với trẻ nhỏ. 4) Nghỉ ngơi trong thời gian điều trị, hạn chế làm việc, hoạt động nhiều trong thời gian này để nhanh chóng hồi phục sức lực. 5) Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng các loại thực phẩm, rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C đề làm tăng sức đề kháng.

Khuyến cáo bệnh nhân nên đến tìm khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà, đặc biệt là những bệnh nhân có tiền sử đã trải qua phẫu thuật hoặc từng bị bệnh trước đó.

Phòng ngừa sốt phát ban:  Hiện nay vẫn chưa có giải pháp phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ nhỏ và người lớn. Cách tốt nhất là bảo vệ cơ thể, tránh tiếp xúc với người đang có dấu hiệu bị sốt phát ban cũng như các chứng bệnh khác. Sốt phát ban ở người lớn thường không gây ra quá nhiều nghiêm trọng về mặt sức khỏe cũng như khả năng hồi phục nhanh chóng. Tuy vậy khi thấy có biểu hiện bệnh không nên lơ là và lưu ý đến phương pháp điều trị phù hợp.

Sốt xuất huyết bị nổi mẩn đỏ và ngứa là biểu hiện nhiều người gặp phải trong khoảng thời gian giao mùa. Đây cũng được coi là một trong những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để cải thiện sự ngứa khó chịu này khi bị sốt xuất huyết?

1. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Da ngứa ngáy khi sốt phải làm sao
Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết ngoài hiện tượng nổi mẩn đỏ và ngứa ngoài da

Thông thường sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ sốt cao từ 39 – 40 độ C và kèm theo các triệu chứng như: Đau đầu, buồn nôn và nôn, đau hốc mắt, đau nhức cơ xương khớp, nổi nốt đỏ. Sau đó người bệnh sẽ phục hồi trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn.

Một số trường hợp sốt xuất huyết có thể có biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Người bệnh có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nội tạng, đi ngoài phân đen. Nếu số lượng tế bào hình thành huyết khối trong máu của người bệnh giảm xuống có thể gây ra xuất huyết nghiêm trọng.

Cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay nếu thấy có dấu hiệu sau: Đau bụng dữ dội, nôn kéo dài, chảy máu chân răng, chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc nôn ra máu, chảy máu dưới da nhìn giống như những vết bầm tím, khó thở hoặc thở nhanh, khó chịu, bồn chồn.

2. Nguyên nhân bị ngứa, mẩn đỏ ngoài da trong bệnh sốt xuất huyết

Tình trạng bị ngứa và mẩn đỏ ngoài da có thể xuất hiện trong hoặc sau khi người bệnh bị sốt xuất huyết. Mỗi người mỗi cơ địa có thể gặp các mức độ khác nhau. Ví dụ có những người chỉ cảm thấy ngứa rất nhẹ và không hề khó chịu, nhưng có những trường hợp bị ngứa lại vô cùng khó chịu, thậm chí có thể mất ngủ vì ngứa.

Da ngứa ngáy khi sốt phải làm sao
Bị ngứa và mẩn đỏ khi bị sốt xuất huyết do đâu?

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngứa, mẩn đỏ ngoài da khi bị sốt xuất huyết đó là:

  • Mắc viêm gan cấp: Đây được coi là một trong những hệ quả do virus Dengue – virus gây ra bệnh sốt xuất huyết gây nên. Khi bị mắc bệnh viêm gan cấp, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như: gan teo hoặc gan to hơn mức bình thường, nồng độ bilirubin và men gan tăng dẫn đến vàng da và xuất hiện tình trạng mẩn ngứa trên da.
  • Suy gan cấp: Trong khi sốt xuất huyết người bệnh có thể sử dụng quá liều paracetamol để hạ sốt dẫn đến mắc bệnh suy gan cấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể người bệnh xuất hiện tình trạng ngứa, mẩn đỏ trên da. 
  • Cơ thể đang trong giai đoạn hồi phục: Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến hiện tượng xuất hiện các nốt đỏ, ngứa ở trên da đó là do cơ thể đang trong giai đoạn hồi phục. Lúc này, dịch ngoại bào đang được tái hấp thu vào máu, mô da ở các vết thương đang dần được hồi phục sau sốt xuất huyết nên cơ thể mới bị phát ban và khiến da trở nên ngứa ngáy khó chịu.

>> Xem thêm: Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn nên biết

3. Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Da ngứa ngáy khi sốt phải làm sao
Sốt xuất huyết kèm theo hiện tượng nổi mẩn và ngứa có thực sự nguy hiểm không?

Vậy khi sốt xuất huyết bị ngứa có gây ra sự nguy hiểm nào không? Theo thông tin từ các chuyên gia, tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa có thể được coi là một dấu hiệu đáng mừng bởi đây là một tín hiệu cho thấy bệnh đang sắp khỏi. Bởi như đã phân tích ở trên, tình trạng sốt xuất huyết gây ngứa sẽ xuất hiện khi virus Dengue có dấu hiệu suy yếu, người bệnh đã giảm sốt và cơ thể đã bắt đầu hấp thu các chất ngoại bào vào máu. Đây chính là giai đoạn phục hồi của bệnh sốt xuất huyết. 

Thông thường, tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy sẽ không quá nguy hiểm và không phải ai hồi phục sau sốt xuất huyết cũng sẽ xuất hiện tình trạng này. Ở người bệnh khi bị ngứa và nổi các nốt mẩn đỏ trên da, người bệnh có thể bị ngứa khoảng 2, 3 ngày cho đến 1 tuần. Lúc này, người bệnh không cần lo lắng quá về tình trạng này mà chỉ cần vệ sinh da thật sạch sẽ và sử dụng một số sản phẩm cấp ẩm lành tính cho da để làm dịu vết ngứa. 

Tuy nhiên, người bệnh cũng không được quá chủ quan khi xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, ngứa do bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, với những trường hợp người bệnh bị ngứa đi kèm theo sự mưng mủ, chảy dịch,… ở vết người thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý trường hợp này nhanh chóng và hiệu quả.

4. Các biện pháp hạn chế ngứa và mẩn đỏ do sốt xuất huyết

Tình trạng bị ngứa do sốt xuất huyết sẽ không gây ra ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nhưng đây lại là một trở ngại lớn đối với người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ khó chịu, người bệnh cần thực hiện một số điều dưới đây để hạn chế ngứa do sốt xuất huyết:

Da ngứa ngáy khi sốt phải làm sao
Cách khắc phục tình trạng ngứa và nổi mẩn khi bị sốt xuất huyết

4.1. Mặc quần áo rộng rãi

Khi cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ thì cũng là lúc da rất dễ bị tổn thương. Do đó, người bệnh sẽ cần lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm mại, thoáng mát để hạn chế sự cọ xát của quần áo vào da. Việc mặc quần áo quá chật cũng có thể khiến các mạch máu khó lưu thông và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

4.2. Giữ vệ sinh nơi ở và cơ thể sạch sẽ

Phương pháp tiếp theo để hạn chế sự ngứa ngáy do sốt xuất huyết gây ra đó là bạn cần giữ gìn vệ sinh nơi ở và cơ thể sạch sẽ. Trong thời gian này, khi tắm, bạn cần lựa chọn các sản phẩm xà bông có độ pH phù hợp với làn da, không nên quá lạm dụng các sản phẩm hóa chất nhiều khiến da bị tổn thương và dễ kích ứng. Về vấn đề vệ sinh nơi ở, thì toàn bộ không gian sống cần được vệ sinh mỗi ngày để loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn.

4.3. Tăng cường miễn dịch

Để cơ thể trở nên mạnh khỏe hơn trong giai đoạn này, người bệnh cũng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng như: vitamin A, C, D,… các khoáng chất, sắt, đạm,… Thêm vào đó, nước lọc và nước trái cây cũng cần được bổ sung trong chế độ ăn uống của người bệnh. 

4.4. Các biện pháp dân gian

Da ngứa ngáy khi sốt phải làm sao
Sử dụng muối và dầu dừa để giảm ngứa khi đang bị sốt xuất huyết

Để giảm triệu chứng ngứa khi bị sốt xuất huyết, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian đơn giản như: 

  • Dầu dừa: Người bị sốt xuất huyết có thể dùng trực tiếp trên da bởi dầu dừa có tác dụng rất tốt trong việc chống vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm xâm nhập. 
  • Dùng muối: Dũng muối pha với nước ấm để tắm cũng giúp vùng da bị ngứa dễ chịu hơn và tránh bị nhiễm trùng. 

4.5. Dùng thuốc điều trị tình trạng ngứa do sốt xuất huyết

Nếu các biện pháp trên không giúp bạn đỡ ngứa do sốt xuất huyết thì bạn sẽ cần liên hệ đến các bác sĩ chuyên khoa để để được kê đơn dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể được các chuyên gia chỉ định sử dụng đó là: Telfast, Clorpheniramin,… để giảm nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy khó chịu. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng mẩn đỏ và ngứa khi bị sốt xuất huyết. Tình trạng này có thể là một tín hiệu đáng mừng cho thấy bạn đang sắp khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan và nhanh chóng điều trị mẩn ngứa, kịp thời để tránh vết ngứa bị lây lan.

Bài viết liên quan:

  • Sốt xuất huyết phát ban ra ngoài cần làm gì để mau khỏi
  • Giải đáp vì sao sốt xuất huyết không phát ban và phải làm gì?