Đặc điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu là

Nhãn hiệu và thương hiệu có gì khác nhau? Các mối liên hệ giữa nhãn hiệu và thương hiệu? Làm sao để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu giống nhãn hiệu, nhãn hiệu khác thương hiệu….hay cả hai là một. Việc đăng ký như thế nào?

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry… Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuấtThương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Hàng hiệu hoặc đồ hiệu được coi là những “vật phẩm văn hóa và triết lý cá nhân”.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu chính là thứ đầu tiên và quan trọng nhất giúp Doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hay đối tác của mình. Nhãn hiệu cũng là yếu tố giúp khẳng định vị thế của Doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Khi tiếp cận với một Doanh nghiệp để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm/ dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “nhái” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

Theo định nghĩa trên có thể thấy một số khác biệt của nhãn hiệu và thương hiệu như sau:

Đầu tiên là trên phương diện pháp lý, hiện tại chỉ có thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên  nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là được người dùng công nhận

Thứ hai: Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

Thứ ba: Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng…

Xét ở khía cạnh vật chất, nhìn vào tên gọi, logo thì khó phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.

Tuy nhiên, nhãn hiệu (trademark) là một khái niệm pháp lý, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. Trong khi đó, thương hiệu (brand) là không phải là một khái niệm pháp lý mà là khái niệm thương mại.

Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tạo nên hình ảnh của một doanh nghiệp và các sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện ra bên ngoài của thương hiệu, cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng công nghiệp, truyền thông, quảng cáo hay marketing.

Trên thực tế, tồn tại những khẩu hiệu như “Xây dựng thương hiệu”, “Quảng bá thương hiệu” là nói đến giải pháp tổng thể để tạo dựng thương hiệu trên thị trường, chứ không chỉ là việc thiết kế hay đăng ký nhãn hiệu.

Tại Việt Nam, chỉ có nhãn hiệu được quy định bảo hộ trong Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tóm lại, nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…).

Bài viết liên quan

Trong thực tế thì người ta thường hay dùng từ thương hiệu và nhãn hiệu thay thế cho nhau. Nhưng thật ra hai từ này lại hoàn toàn khác nhau

Nhãn hiệu là dấu hiệu của một công ty được thể hiện qua hàng hóa hoặc dịch vụ công ty. Trong khi đó, thương hiệu là tên một trong các sản phẩm của công ty đó.

Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm các thiết bị, kiểu dáng, nhãn hàng hóa, tên, chữ ký, từ, ký tự, số, kiểu dáng hàng hóa, bao bì, màu sắc, mùi, âm thanh, chuyển động, hay bất kỳ sự kết hợp nào có thể phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của công ty này với hàng hóa, dịch vụ của công ty khác.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

"Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

. Sở dĩ nhãn hiệu được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là bởi nó mang lại những giá trị rất lớn, cụ thể bao gồm:

- Phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng chủng loại

Nhãn hiệu thì thường đi kèm với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, là công cụ để người tiêu dùng biết sản phẩm do đơn vị nào cung cấp. Do đó phân biệt sản phẩm hàng hóa/dịch vụ giữa các doanh nghiệp chính là vai trò đầu tiên của nhãn hiệu.

- Chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa/dịch vụ

Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm rất chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó. Và nhãn hiệu sẽ là công cụ thực hiện chức năng này để rồi từ đó xây dựng uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm uy tín.

- Là động lực để nâng cao chất lượng sản phẩm

Một khi nhãn hiệu hàng hóa đã có vị thế nhất định trên thị trường thì sẽ trở thành động lực để doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa/dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn mà người tiêu dùng mong muốn.

Thương hiệu Là Gì?

Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).

Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell ...là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp, Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide... là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm.

Thương hiệu là một thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm. thương hiệu nói lên sự tin tưởng và sự an toàn.

Trên phương diện pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì người ta sử dụng thuật ngữ thương hiệu nhiều hơn.

Thương hiệu thể hiện uy tín và sức cạnh tranh của một doanh nghiệp. Uy tín và sức cạnh tranh càng lớn thì thương hiệu càng mạnh và càng có giá trị. Trong từng lĩnh vực ngành nghề thường có những thương hiệu nổi bật và mỗi nước đều có những thương hiệu mạnh ở tầm quốc gia của mình. Trong số đó có những thương hiệu mạnh nhất, giá trị nhất đạt cấp độ toàn cầu. Mỗi năm, một số tổ chức Xã hội Việt Nam đang phát triển. Sự tiến bộ về KHKT, Văn hoá nghệ thuật và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã có công sức đóng góp rất lớn lao của đội ngũ nhà khoa học và các văn nghệ sĩ, trong đó có nhiều người có tài, có cống hiến thực sự, không nhỏ. “Thương hiệu” của họ đã tương xứng với “nhãn hiệu” (danh hiệu) họ mang. Xã hội vẫn cần tiếp tục tôn vinh, Đảng và Nhà nước vẫn luôn đề cao, trọng đãi để họ phát huy tối đa tài năng, đặng cống hiến lớn nhất cho Quốc gia. Bên cạnh đó, việc minh định giữa “Nhãn hiệu” và “Thương hiệu”, việc đối xử công bằng cho mọi đối tượng cần rạch ròi giữa hai khái niệm trên.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư sở hữu Trí tuệ - Công ty luật Mih Khuê