Đặc trưng cái tôi trữ tình của thơ ca giai đoạn miền bắc xây dựng cnxh?

I. Nội dung ôn tập

1. Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX

- Do hoàn cảnh lịch sử, từ năm 1945 – 1975, Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nên cần đánh giá đúng thành tựu (truyện ngắn và kí) và những hạn chế khó tránh khỏi theo quan điểm lịch sử. Chủ đề bao trùm văn học giai đoạn này là tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và Chủ nghĩa xã hội (CNXH).

- Giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX, văn xuôi có nhiều khởi sắc, nhiều tác giả đã đổi mới về cách viết và cách tiếp cận hiện thực đời sống. Đề tài phản ánh đa dạng, phong thú, thủ pháp nghệ thuật mới mẻ, phát huy cá tính sáng tạo. Giai đoạn này văn học có tính hướng nội, quan tâm tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp.

2. Khái quát về tác giả văn học

- Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất, Tuyên ngôn Độc lập của người là áng văn mở nước, mở đầu cho thời kì văn học sau Cách mạng tháng Tám. Hồ Chí Minh coi nghệ thuật là thứ vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình cách mạng, chủ để xuyên suốt là ca ngợi lí tưởng cộng sản với phong cách nghệ thuật mang đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Các tác phẩm được chọn

Tác phẩm thuộc nhiều thể loại như thơ, văn, chính luận, hồi kí, tùy bút… của các tác giả trong và ngoài nước mang dấu ấn riêng biệt của từng phong cách.

II. Phương pháp ôn tập

1. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX

- Giai đoạn 1945 - 1954:

Văn học phản ánh không khí hồ hởi của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập. Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

- Giai đoạn 1955 – 1964:

Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, phạm vi trong xã hội. Các tác phẩm tập trung khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp và hiện thực đời sống trước cách mạng.

- Giai đoạn 1965 – 1975:

Chủ đề yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và CNXH.

- Giai đoạn từ 1975 đến thế kỉ XX:

Thơ ca sau năm 1975 được đổi mới và mở rộng. Từ năm 1986, văn học gắn bó với cuộc sống hằng ngày.

2. Những đặc điểm cơ bản

- Văn học vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa, mang đậm tính dân tộc.

- Gắn bó với vận mệnh đất nước, tập trung vào hai chủ đề Tổ quốc và CNXH.

- Phản ánh hiện thực đời sống, kết hợp giữa sử thi và lãng mạn.

3. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh

- “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".

- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương. Người nhắc nhở người nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn mẫu làm mất vẻ sáng tạo".

- Khi cầm bút, Người luôn tự đặt câu hỏi “Viết cho ai?" (đối tượng), “viết để làm gì?" (mục đích), “viết cái gì?" (nội dung), và “viết như thế nào?" (hình thức).

- Hồ Chí Minh luôn coi văn học là một vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng. Quan điểm đó đã tạo nên sự nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người.

Ví dụ truyện ngắn Vi hành sáng tác vào đầu năm 1923 nhằm vạch trần bộ mặt của vua Khải Định trong chuyến sang Pháp năm 1922 để dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây.

4. Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn Độc lập

- Mục đích khẳng định quyền lợi tự do dân tộc của dân tộc Việt Nam, vạch trần luận điệu xảo trá của kẻ địch và dư luận quốc tế.

- Đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn là đồng bào cả nước và nhân dân thế giới cùng bọn đế quốc Anh, Mỹ, thực dân Pháp.

- Tuyên ngôn Độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn.

+ Trích dẫn hai văn bản tuyên ngôn của Pháp, Mỹ, đồng thời suy rộng ra vấn đề độc lập dân tộc bên cạnh quyền con người và quyền công dân.

 + Tố cáo sự chà đạp chân lí đó của thực dân ở Việt Nam, đặc biệt là việc lợi dụng tự do, bình đẳng, bác ái, lên án sự phản bội trắng trợn, đê hèn, vong ân bội nghĩa của chúng.

+ Chất văn của tác phẩm được bộc lộ qua tấm lòng yêu nước nồng nàn và lòng tự hào dân tộc mãnh liệt, khát vọng dân tộc, tự do với ý thức quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập. Tất cả được thể hiện trên những câu chữ, nhất là giọng văn vừa thiết tha, vừa hùng hồn, đanh thép.

5. Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị

- Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam ông được coi là nhà thơ trữ tình - chính trị.

+ Thơ của ông trước hết nhằm phục vụ đấu tranh cách mạng, những nhiệm vụ chính trị cơ bản về mỗi giai đoạn cách mạng.

+ Những nội dung chính trị được thể hiện bằng tiếng nói trữ tình mới với những cảm xúc, tình cảm mang tính cụ thể, trực tiếp.

- Thơ Tố Hữu có tính sử thi vì chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước.

6. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

- Thể thơ lục bát truyền thông.

- Cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình “ta" và “mình", người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau.

- Ngoài các ẩn dụ, hoán dụ, nhà thơ thường sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, có tác dụng nhấn mạnh ý thơ tạo ra nhịp thơ uyển chuyển cân xứng, hài hòa.

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà cũng rất sinh động.

7. Hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô-xtôi-ép-xki (X. Xvai-gơ).

8. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

9. Những khám phá riêng của mỗi bài thơ về đất nước

Nguyễn Khoa Điềm khai thác hình tượng đất nước từ góc nhìn văn hóa dân tộc. Còn Nguyễn Đình Thi lại khai thác góc nhìn từ những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mục đích của Nguyễn Khoa Điềm là khẳng định tư tưởng, đất nước là của nhân dân, Nguyễn Đình Thi lại khẳng định tinh thần chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

10. Hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh

11. Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ: Dọn về làng (Nông Quốc Chân), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) Đò Lèn (Nguyễn Duy), Bác ơi (Tố Hữu).

- Dọn về làng:

+ Thể hiện nỗi đau của làng bản và tố cáo tội ác của Pháp, sau đó là niềm vui được trở lại quê hương.

+ Sử dụng thành công ngôn ngữ và hình ảnh đặc trưng của bà con dân tộc miền núi.

- Tiếng hát con tàu:

+ Khát khao dấn thân, cống hiến và bày tỏ tình cảm với mảnh đất Tây Bắc.

+ Chất suy tưởng, triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh.

- Đò Lèn:

+ Hồi ức về tuổi thơ và thể hiện tình cảm sâu sắc với người bà.

+ Hình ảnh, nhiệp điệu thơ lạ và độc đáo.

12. So sánh Chữ người tử tù với Người lái đò sông Đà

- Những điểm thống nhất:

+ Có cảm hứng mãnh liệt trước những cảnh tượng độc đáo, tác động mạnh mẽ vào giác quan nghệ sĩ.

+ Tiếp cận thế giới thiên về phương tiện thẩm mĩ, tiếp cận con người thiên về phương diện nghệ sĩ.

- Những điểm khác biệt:

+ Chữ người tử tù là truyện ngắn xây dựng thế giới nghệ thuật bằng hư cấu.

+ Người lái đò sông Đà là thể kí ghi chép người thực, việc thực, tư liệu dựa trên sự khảo sát thực tế, đồng thời trực tiếp bộc lộ cái tôi của nhà văn.

- Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ "Vang bóng một thời" còn trong Người lái đò sông Đà, nhà văn tìm cái đẹp ở cuộc sống hiện tại.

- Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp những con người đặc tuyển, còn trong Người lái đò sông Đà, ông đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong đại chúng nhân dân lao động.

13. Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Cảm hứng thẩm mĩ:

+ Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên phong phú đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con người.

+ Cảnh vật sông Hương gắn bó với lịch sử, văn hóa của Huế và cũng là của dân tộc, qua đó thể hiện sự yêu mến, say mê vẻ đẹp đối với dòng sông, đất nước.

- Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Soi bóng tâm hồn với tình yêu quê hương đất nước vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống như tâm hồn con người.

+ Sức liên tưởng kì diệu, sự phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.

+ Ngôn ngữ uyển chuyển, giàu hình ảnh, phong phú, giàu chất thơ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ... Có sự kết hợp hài hòa của cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.


Page 2

Đặc trưng cái tôi trữ tình của thơ ca giai đoạn miền bắc xây dựng cnxh?

SureLRN

Đặc trưng cái tôi trữ tình của thơ ca giai đoạn miền bắc xây dựng cnxh?