Đại học Kinh tế ngành Công nghệ thông tin

Em đạt gần 28 điểm khối A01 (Toán, Lý, Anh) và đang tính đăng ký nguyện vọng ngành Kinh tế hoặc Công nghệ thông tin.

Nếu học Kinh tế, em dự định đăng ký vào trường Đại học Ngoại thương (FTU), còn với Công nghệ thông tin, em định đăng ký Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (UET).

Ở chương trình bậc THPT, em chưa tiếp xúc nhiều với lập trình nên khá băn khoăn chuyện có nên theo ngành Kinh tế không. Học Kinh tế thì lo cơ hội việc làm sau này vì bằng cấp ngành này hiện nay khá bão hòa.

Em mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

Chi

Dù Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM rất nổi tiếng với những chương trình đào tạo ngành kinh tế – quản trị nhưng bên cạnh đó khối ngành Công nghệ thông tin cũng là một trong những thế mạnh đang được trường tập trung phát triển. Vậy có nên học Công nghệ thông tin tại UEF hay không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này nhé. 

Đại học Kinh tế ngành Công nghệ thông tin

Học Công nghệ thông tin tại UEF có lợi thế gì?

1. Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ để chỉ các vấn đề về phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Hay đơn giản hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin… 

Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được cung cấp khối kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, cùng kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính.

Đồng thời, người học cũng sẽ được trang bị những kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế mới, lập trình phần mềm máy tính, điện thoại di động, game, thương mại điện tử; xây dựng hệ thống thông tin… 

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin của Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM đào tạo các chuyên ngành Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin và Trí tuệ nhân tạo.  Các bạn có thể lựa chọn chuyên ngành theo thế mạnh và sở thích của bản thân sau trong quá trình học.

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM  có tổng khối lượng kiến thức toàn khoá là 132 tín chỉ . Thời gian đào tạo là 4 năm chia thành 8 học kỳ, sinh viên có thể đăng ký học vượt để hoàn thành sớm chương trình học so với thời gian quy định.

Sinh viên sẽ được tiếp cận với những giáo trình chuẩn hóa và có sự cập nhật, kế thừa những nội dung mới của các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Với những môn học tiêu biểu gồm: Lập trình di động, Kiểm thử phần mềm, Kỹ thuật truyền số liệu (CTI), Mạng máy tính nâng cao, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Khai phá dữ liệu, Hệ thống thông tin quản lý, Bảo mật cơ sở dữ liệu, An ninh mạng,…

Môi trường học tập của sinh viên vô cùng thân thiện, sáng tạo với sự giảng dạy tận tâm của đội ngũ giảng viên 100% có trình độ thạc sĩ trở lên, đã từng học tập tại nước ngoài. Hơn nữa, các bạn còn được học theo giáo trình giảng dạy với hơn 50% thời lượng học bằng tiếng Anh. Do đó, sinh viên ngành Công nghệ thông tin của UEF không chỉ giỏi chuyên môn mà còn sử dụng thành thạo tiếng Anh rất có lợi trong học tập và làm việc. 

Đặc biệt, hiện nay, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin của UEF đang trở thành những chuyên gia giỏi trong các doanh nghiệp/tổ chức trong nước và nước ngoài.

Đại học Kinh tế ngành Công nghệ thông tin

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin có rất nhiều lựa chọn công việc trong lai

Bên cạnh hệ thống kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, sinh viên ngành Công nghệ thông tin sẽ được thực hành tại trung tâm máy tính hiện đại và đa tiện ích. Đồng thời, các bạn còn được tham gia các lớp kỹ năng mềm, các sân chơi học thuật về công nghệ giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để tự tin hòa nhập, chinh phục thế giới phẳng không ngừng chuyển động. 

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin 

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường 

Ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành luôn “ế” việc mà luôn thiếu nhân lực nhất hiện nay.  Đây chính là điểm khiến ngành này thu hút đông đảo bạn trẻ theo học. Đặc biệt, thu nhập được đánh giá là cao so với mặt bằng chung và nhiều cơ hội phát triển bản thân với những công việc hấp dẫn.

– Chuyên viên phát triển phần mềm thực hiện công việc cụ thể như phân tích, thiết kế, lập trình kiểm thử và triển khai phần mềm.

– Chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.

– Chuyên viên thiết kế và quản trị hệ thống mạng máy tính trong các doanh nghiệp.

– Chuyên viên giám sát an ninh mạng, an toàn thông tin tại các doanh nghiệp.

– Kỹ sư phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot hay trở thành chuyên gia nghiên cứu sâu về trí tuệ nhân tạo.

– Nhân viên chuyên trách về Công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, các công ty.

– Cán bộ giảng viên và nghiên cứu viên tại các viện và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Nhu cầu về nhân lực ngành Công nghệ thông tin chưa bao giờ có dấu hiệu bão hoà. Chính vì vậy, các bạn trẻ đam mê công nghệ yên tâm khi lựa chọn ngành học này để nuôi dưỡng ước mơ của bản thân nhé. Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp ích cho các bạn trong quyết định chọn ngành nghề phù hợp nhất với mình. 

Công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành học cực kỳ nhiều tiềm năng với cơ hội việc làm và mức lương rất tốt, do đó ngành này được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Tuy nhiên học ngành CNTT như thế nào và cụ thể ra trường có thể làm công việc gì vẫn là thắc mắc của rất nhiều bạn đang có ý định theo học ngành này. Bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành CNTT tại NEU sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.

Đại học Kinh tế ngành Công nghệ thông tin

Ngành CNTT có cơ hội việc làm và mức lương rất tốt

1. Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Mã ngành: 7480201

Ngành CNTT (Information Technology – IT) là một ngành học liên quan đến phần mềm, hệ thống máy tính, mạng lưới internet sử dụng cho công việc trao đổi, lưu trữ, phân phối, xử lý và sử dụng dữ liệu, thông tin dưới các hình thức khác nhau. Bạn có thể hiểu đơn giản, CNTT là ngành sử dụng máy tính, các phần mềm máy tính và công nghệ hiện đại để tạo ra, thu thập, chuyển đổi, xử lý, truyền, lưu trữ và khai thác thông tin.

Mục đích của ngành CNTT là để phát triển khả năng tạo mới, sửa chữa và sử dụng hệ thống các máy tính và thiết bị (phần cứng và phần mềm) để cung cấp các giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu. Nhu cầu xã hội của ngành này chủ yếu tập trung vào: kỹ sư hệ thống mạng, lập trình viên, kỹ thuật viên – chuyên viên thiết kế lập trình web, kỹ sư phần cứng, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng…

Theo học ngành CNTT, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản về quản lý, kinh tế và quản trị kinh doanh; đến các kiến thức chuyên sâu về CNTT cũng như việc ứng dụng nó vào các lĩnh vực của nền kinh tế số.

2. Học ngành Công nghệ thông tin tại NEU như thế nào?

Thời gian chương trình đào tạo ngành CNTT tại NEU là 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).

Cụ thể chương trình đào tạo của ngành này như sau:

Đại học Kinh tế ngành Công nghệ thông tin
Đại học Kinh tế ngành Công nghệ thông tin
Đại học Kinh tế ngành Công nghệ thông tin

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của NEU

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin của NEU

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp NEU

Trong thời đại số hóa như ngày nay, nhu cầu nhân lực của ngành CNTT tăng rất cao. Nhiều doanh nghiệp, công ty “khát” nhân tài CNTT sẵn sàng trả mức lương rất “khủng” cho các vị trí IT, thậm chí những sinh viên mới ra trường có năng lực tốt có mức lương 20-30 triệu/ tháng là rất phổ biến. Chưa kể, thực tế cho thấy trước khủng hoảng kinh tế hay đại dịch toàn cầu thì ngành CNTT là một trong những ngành chịu ít ảnh hưởng nhất, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn. Đây chính là cơ hội rất lớn cho các bạn sinh viên theo học ngành này.

Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT tại NEU, bạn có thể dễ dàng xin được một công việc với mức lương tốt, cụ thể là các vị trí công việc sau:

  • – Bạn có thể làm một lập trình viên phần mềm (trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm) hoặc làm người kiểm duyệt chất lượng phần mềm (trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm phần mềm do lập trình viên phần mềm tạo ra);
  • – Bạn có thể làm chuyên gia quản lý, điều phối, kinh doanh các dự án CNTT;
  • – Bạn có thể làm chuyên viên quản lý dữ liệu, quản trị mạng, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, kỹ thuật phần cứng máy tính;
  • – Bạn có thể làm giảng viên và nghiên cứu viên về CNTT tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, các Viện, trung tâm nghiên cứu.
  • – Hoặc bạn có thể chọn tiếp tục học nâng cao sau khi tốt nghiệp nếu bạn có đủ khả năng.

Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị, tổ chức sau:

  • – Bạn có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, nội dung số và truyền thông số;
  • – Bạn có thể làm việc tại các bộ phận chức năng về vận hành hệ thống CNTT trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp;
  • – Bạn có thể làm việc tại các vị trí nghiên cứu và tổ chức thực hiện các dự án CNTT, dự án phần mềm;
  • – Bạn có thể làm việc tại vị trí chuyển giao công nghệ áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức;
  • – Bạn có thể làm việc tại các vị trí phân tích và xử lý dữ liệu tại các tổ chức, doanh nghiệp;
  • – Bạn có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, các Viện, trung tâm nghiên cứu.

Với những chia sẻ trong bài viết “Review ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Lương sinh viên ra trường thuộc “top” đầu”, hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin về ngành CNTT tại NEU, để từ đó có thể quyết định được có nên lựa chọn theo học ngành này hay không.