Công thức tính diện tích the tích hình chóp

Hình chóp là khối đa diện có đáy là một đa giác và các mặt bên là các tam giác có chung đỉnh.

Vì hình chóp không có nhiều tính chất “đẹp” cũng như không có nhiều ứng dụng trong Toán học và thực tiễn nên trong phạm vi ngắn gọn của bài viết này mình chỉ trình bày với các bạn hình chóp đều và hình chóp cụt đều thôi ha.

Cụ thể thì mình sẽ trình bày định nghĩa, công thức tính diện tích, thể tích của hình chóp đều, hình chóp cụt đều và ví dụ minh họa.

#1. Định nghĩa hình về chóp đều và hình chóp cụt đều

Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau, có chung đỉnh.

Người ta thường gọi tên của hình chóp kèm theo tên của đa giác đáy hình chóp <n> giác đều.

Với <n> có thể là tam giác, tứ giác, ngũ giác…..

Công thức tính diện tích the tích hình chóp

Hình chóp tam giác đều có đáy là một hình tam giác đều, ba mặt bên là ba tam giác cân bằng nhau.

Nếu cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy (đa giác đều) thì phần nằm giữa mặt phẳng cắt và mặt phẳng đáy được gọi là hình chóp cụt đều.

Các bạn để ý hình bên dưới, các mặt bên của hình chóp cụt đều là các hình thang cân bằng nhau.

Công thức tính diện tích the tích hình chóp

Hình chóp tam giác cụt đều có đáy là một tam giác đều, ba mặt bên là ba hình thanh cân bằng nhau.

#2. Công thức tính diện tích hình chóp đều và hình chóp cụt đều

2.1. Công thức tính diện tích của hình chóp đều 

Diện tích xung quanh của hình chóp đều sẽ bằng tích của nửa chu vi đáy độ dài trung đoạn (đường cao kẻ từ đỉnh của một mặt bên bất kỳ)

Diện tích toàn phần của hình chóp đều sẽ bằng tổng của diện tích xung quanh diện tích đa giác đáy.

2.2. Công thức tính diện tích của hình chóp cụt đều 

Diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều sẽ được tính theo công thức $S_{xq}=\frac{1}{2}.(C+C’).m$

  • C chu vi đa giác đáy lớn
  • C’ chu vi đa giác đáy bé
  • m trung đoạn của hình thang cân

Diện tích toàn phần của hình chóp cụt đều sẽ bằng tổng của diện tích xung quanh, diện tích đa giác đáy lớn diện tích đa giác đáy bé.

#3. Công thức tính thể tích hình chóp đều và hình chóp cụt đều

3.1. Công thức tính thể tích của hình chóp đều 

Thể tích của hình chóp đều sẽ bằng tích của một phần ba, diện tích của đa giác đáy chiều cao

Thể tích của hình chóp cụt đều sẽ được tính theo công thức $V=\frac{1}{3}.(S+S’+\sqrt{S.S’}).h$

  • S diện tích đa giác đáy lớn
  • S’ diện tích đa giác đáy bé
  • h chiều cao của hình chóp cụt đều

#4. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình chóp tứ giác đều S.ABCD biết độ dài cạnh AB=30 cm và độ dài cạnh SA=25 cm

Công thức tính diện tích the tích hình chóp

Lời Giải:

Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần

Qua S kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại M

Trước hết ta có nhận xét SM là đường cao của tam giác cân SAB (cân tại S) nên SM cũng là đường trung tuyến

Suy ra $AM=\frac{1}{2}.AB=\frac{1}{2}.30=15~cm$

Vì tam giác SAM là tam giác vuông (vuông tại M) nên $SM=\sqrt{SA^2-MA^2}=\sqrt{25^2-15^2}=20~cm$

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều S.ABCD sẽ bằng $\frac{4.30}{2}.20=60.20=1200~cm^2$

Diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều S.ABCD sẽ bằng $1200+30^2=1200+900=2100~cm^2$

Thể tích của hình chóp

Qua S kẻ đường thẳng vuông góc với tứ giác đều ABCD tại H

Vì tam giác SAH là tam giác vuông (vuông ở H) nên $SH=\sqrt{SA^2-HA^2}=\sqrt{25^2-(15\sqrt{2})^2}=5\sqrt{7} \approx 13.2~cm$

Thể tích của hình chóp tứ giác đều S.ABCD sẽ bằng $\frac{1}{3}.30^2.5\sqrt{7}=1500\sqrt{7} \approx 3968.6~cm^3$

Vậy diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình chóp đã cho lần lượt gần bằng $1200~cm^2, 2100~cm^2, 3968.6~cm^3$

Chú ý: Cho một hình vuông có độ dài một cạnh bằng a, lúc bấy giờ độ dài đường chéo sẽ bằng $a\sqrt{2}$

Ví dụ 2: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình chóp tam giác đều S.ABC biết độ dài cạnh AB và độ dài cạnh SA đều bằng a cm

Công thức tính diện tích the tích hình chóp

Trước khi tìm tòi lời giải của ví dụ này mình xin nhắc lại một vài kiến thức đã biết trước đó.

Các kiến thức này đã được thừa nhận, bạn chỉ cần áp dụng mà không cần chứng minh lại.

  • Trong một tam giác đều đường cao, đường trung tuyến, đường trung trực và đường phân giác trùng nhau
  • Nếu tam đều có độ dài một cạnh bằng a thì chiều cao và diện tích lần lượt bằng $\frac{a\sqrt{3}}{2}, \frac{a^2\sqrt{3}}{4}$

Lời Giải:

Dễ thấy độ dài trung đoạn của hình chóp đều bằng $\frac{a\sqrt{3}}{2}$

Suy ra diện tích xung quanh của hình chóp đều sẽ bằng $\frac{3a}{2}.\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{3a^2\sqrt{3}}{4}$

Dễ thấy diện tích của tam giác đều bằng $\frac{a^2\sqrt{3}}{4}$

Suy ra diện tích toàn phần của hình chóp đều sẽ bằng $\frac{3a^2\sqrt{3}}{4}+\frac{a^2\sqrt{3}}{4}=a^2\sqrt{3}$

Chiều cao của hình chóp đều bằng $\sqrt{a^2-\left(\frac{2}{3}\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)^2}=\cdots=\frac{a\sqrt{6}}{3}$

Suy ra thể tích của hình chóp đều sẽ bằng $\frac{1}{3}.\frac{a^2\sqrt{3}}{4}.\frac{a\sqrt{6}}{3}$

=$\frac{a^3\sqrt{2}}{12}$

Vậy diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình chóp tam giác đều S.ABC lần lượt bằng $\frac{3a^2\sqrt{3}}{4}, a^2\sqrt{3}, \frac{a^3\sqrt{2}}{12}$

#5. Lời kết

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, cũng như cách tính thể tích của hình chóp đều và hình chóp cụt đều rồi nhé.

Trong bài viết này mình chỉ trình bày ví dụ cho bạn về hình chóp đều, hình chóp cụt đều thì không trình bày. Nếu muốn bạn có thể tự tìm hiểu thêm, cách tính hoàn toàn tương tự chỉ việc áp dụng đúng công thức là xong.

Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé !

Đọc thêm:

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Để tính thể tích hình chóp, bạn chỉ cần tìm tích số của diện tích đáy nhân với chiều cao hình chóp, sau đó nhân kết quả tính được cho 1/3. Phương pháp tính này sẽ thay đổi chút ít, tùy vào đáy của hình chóp là hình tam giác hay hình chữ nhật. Bạn hãy làm theo các bước sau khi tính diện tích hình chóp.

  1. 1

    Tìm chiều dài và chiều rộng của đáy. Trong ví dụ này, chiều dài của đáy là 4 cm và chiều rộng là 3 cm. Đối với hình vuông cách tính cũng tương tự, nhưng chiều rộng và chiều dài khi đó sẽ bằng nhau. Hãy viết các giá trị này vào giấy.

  2. 2

    Nhân chiều dài với chiều rộng để tính diện tích đáy. Để tính diện tích đáy chóp ta chỉ cần lấy 3 cm x 4 cm = 12 cm2[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Nhân diện tích đáy với chiều cao. Diện tích đáy đã tính ở trên là 12 cm2 và chiều cao là 4 cm, bạn chỉ cần lấy 12 cm2 nhân cho 4 cm. 12 cm2 x 4 cm = 48 cm3

  4. 4

    Chia kết quả vừa tính cho 3. Thay vì chia thì ta có thể nhân kết quả đó cho 1/3, cả hai cách đều như nhau. 48 cm3/3 = 16 cm3. Thể tích của hình chóp có chiều cao 4 cm với đáy chữ nhật có chiều dài các cạnh là 4 cm và 3 cm sẽ là 16 cm3. Hãy nhớ ghi kết quả với đơn vị thể tích khi bạn tính toán với không gian ba chiều.

  1. 1

    Tìm chiều dài và chiều rộng của đáy. Chiều dài và chiều rộng trong trường hợp này phải vuông góc với nhau, hoặc ta cũng có thể xem chúng là đáy và chiều cao của đáy tam giác. Trong ví dụ này, chiều rộng của tam giác là 2 cm và chiều dài là 4 cm. Hãy viết các giá trị ra giấy.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu chiều dài và chiều rộng không vuông góc và bạn cũng không xác định được chiều cao của tam giác, bạn có thể áp dụng các phương pháp khác để tính diện tích tam giác.

  2. 2

    Tính diện tích đáy. Để tính diện tích đáy ta chỉ cần thay giá trị đo được của đáy và chiều cao tam giác vào công thức sau: A = 1/2(b)(h). Cách tính cụ thể như sau:

    • A = 1/2(b)(h)
    • A = 1/2(2)(4)
    • A = 1/2(8)
    • A = 4 cm2

  3. 3

    Nhân diện tích đáy với chiều cao hình chóp. Diện tích đáy đã tính ở trên là 4 cm2 và chiều cao là 5 cm. 4 cm2 x 5 cm = 20 cm3.

  4. 4

    Chia kết quả vừa tính được cho 3. 20 cm3/3 = 6,67 cm3. Do đó thể tích của hình chóp có chiều cao 5 cm với đáy tam giác có chiều dài các cạnh vuông góc là 2 và 4 cm sẽ là 6,67 cm.3

  • Trong hình chóp vuông, chiều cao, đường sinh và cạnh đáy tuân theo định lý Pytago như sau: (cạnh đáy ÷ 2)2 + (chiều cao)2 = (đường sinh)2
  • Phương pháp này có thể tổng quát hóa cho các vật thể như hình chóp ngũ giác, hình chóp lục giác v.v…Quy trình chung để tính như sau: A) tính diện tích mặt đáy; B) đo chiều cao từ đỉnh của hình chóp tới tâm của đáy; C) nhân A với B; D) chia kết quả vừa tính được cho 3.
  • Trong hình chóp “đều”, đường sinh, cạnh đáy và cạnh bên tuân theo định lý Pytago như sau: (cạnh đáy ÷ 2)2 + (đường sinh)2 = (cạnh bên)2

  • Hình chóp có ba loại chiều cao: đường sinh hướng từ đỉnh chóp và vuông góc với cạnh đáy; chiều cao thực hướng từ đỉnh chóp xuống tâm của đáy, tức là vuông góc với mặt đáy; chiều dài cạnh bên chính là một cạnh của tam giác bên, nối đỉnh chóp với đáy. Để tính thể tích thì bạn PHẢI sử dụng chiều cao “thực”.

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 35 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 79.937 lần.

Chuyên mục: Bài viết Nổi bật | Toán học

Trang này đã được đọc 79.937 lần.