Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh nghệ an lần thứ 16 đề ra chỉ tiêu

26/04/2022 10:30:00 SA

Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh nghệ an lần thứ 16 đề ra chỉ tiêu

Hội viên, phụ nữ huyện Phù Ninh trồng, chăm sóc hoa tại các tuyến đường giao thông tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

“Đưa nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào cuộc sống là nhiệm vụ trọng tâm, được Hội LHPN huyện quán triệt và triển khai tới 100% cán bộ, hội viên, phụ nữ, qua đó phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần yêu nước, đoàn kết, tích cực thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, phấn đấu vì sự tiến bộ, hạnh phúc và bình đẳng của phụ nữ, góp phần xây dựng huyện Phù Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh” là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện.

Để việc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ huyện lần thứ XX sớm đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội đã đề ra, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn huyện Phù Ninh đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành, tổ chức hội. Lập các nhóm zalo, facebook, sử dụng loa truyền thanh để tuyên truyền tới hội viên, phụ nữ về nội dung Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, tập trung chủ yếu vào đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng tổ chức hội vững mạnh; khắc phục khó khăn, vận động chị em phát triển kinh tế; hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; chú trọng giám sát, phản biện xã hội; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới, vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ…

Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp đề ra, ngay trong quý I/2022, các cấp hội phụ nữ huyện Phù Ninh đã triển khai nhiều hoạt động sôi nổi, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Điển hình như chương trình “Mỗi hội viên phụ nữ - một cây xanh”, “Mỗi cơ sở Hội - một công trình trồng cây xanh” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ. Đến nay toàn huyện đã trồng được trên 4.200 cây xanh; ra mắt mô hình trồng hoa đào tại xã Phú Mỹ; nhân rộng mô hình đoạn đường hoa tại khu 2, xã Trung Giáp góp phần xây dựng nông thôn mới...

Cùng với đó, phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ hội viên, phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn, các cấp Hội phụ nữ huyện Phù Ninh đã tích cực tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng trên 40 suất quà nhân dịp Tết Nguyên đán cho phụ nữ; hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội LHPN tỉnh triển khai, Hội LHPN huyện đã phối hợp với doanh nghiệp tặng sổ tiết kiệm cho 5 cháu mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 25 triệu đồng; thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021-2025 cán bộ, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện đã nhắn gần 600 tin nhắn ủng hộ…

Với quyết tâm đưa nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp vào cuộc sống, các cấp hội và hội viên, phụ nữ trong huyện đã đẩy mạnh hỗ trợ phát triển kinh tế, giúp nhau trong sản xuất từ các nguồn vốn vay. Hiện Hội LHPN huyện quản lý tốt nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện với tổng dư nợ trên 83 tỉ đồng cho 2.254 hộ vay; duy trì hoạt động quỹ TYM tại mười xã, thị trấn với tổng dư nợ gần 20 tỉ đồng; giải ngân Quỹ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp cho ba hộ vay... qua đó thúc đẩy, khích lệ tinh thần khởi nghiệp, liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị của hội viên, phụ nữ; chủ động tham gia giải quyết những vấn đề của gia đình cũng như toàn xã hội.

Thời gian tới, Hội LHPN các cấp huyện Phù Ninh tiếp tục thực hiện tốt mọi nhiệm vụ công tác Hội, vì sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, năng động, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp đã đề ra.

Nguồn: Báo Phú Thọ

Bộ câu hỏi có đáp án thi đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Nghệ An 2022. Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh Nghệ An lần thứ XVI" đã được Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An phát động.

Cuộc thi nhằm giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân tỉnh Nghệ An nắm vững những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và từng bước triển khai thực hiện. Dưới đây là bộ câu hỏi và gợi ý đáp án chính thức thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh Nghệ An lần thứ XVI mà HoaTieu.vn đã sưu tầm và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo.

Để tham gia cuộc thi truy cập đường link sau:

  • http://thitimhieunghiquyet.lhpn.nghean.gov.vn/TestInformation.aspx

Lưu ý: Đây là tổng hợp bộ câu hỏi ôn tập, không phải đáp án câu trắc nghiệm bởi mỗi lần thi trắc nghiệm, nội dung câu hỏi có thể thay đổi, bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây để chủ động trả lời câu hỏi nếu câu hỏi trong bài thi của bạn chưa có đáp án được gợi ý tại bài viết:

  • Đáp án thi đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Nghệ An 2022 

Hỏi - đáp về Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII Nhiệm kỳ 2022 - 2027

Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh nghệ an lần thứ 16 đề ra chỉ tiêu
Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh Nghệ An lần thứ XVI

Câu 1: Chủ đề Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 là gì ?

Trả lời: Chủ đề Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII là: Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển.

Câu 2: Mục tiêu tổng quát của Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 là gì ?

Trả lời: Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới được Đại hội thông qua đó là: Phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, ý thức làm chủ của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, khẳng định vị thế tổ chức tiên phong hành động vì hạnh phúc của phụ nữ, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước.

Câu 3. Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 đề ra bao nhiêu chỉ tiêu ? Đó là những chỉ tiêu cụ thể nào ?

Trả lời: Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đề ra 08 chỉ tiêu cơ bản. Gồm các chỉ tiêu cụ thể như sau:

1. Hằng năm, mỗi cơ sở Hội duy trì thường xuyên ít nhất 01 loại hình hoạt động để vận động phụ nữ nâng cao kiến thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện sức khỏe.

2. Hằng năm giúp 33.500 hộ có phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực cho 17.000 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh; đến cuối nhiệm kỳ, vận động, hỗ trợ thành lập mới 350 hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý.

3. Đến cuối nhiệm kỳ, các cấp Hội hỗ trợ 80% phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về được phát hiện tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội.

4. Hằng năm, mỗi cơ sở Hội vận động, hỗ trợ thêm 05 hộ gia đình đạt tiêu chí “gia đình 5 không, 3 sạch” hoặc “gia đình 5 có, 3 sạch” (đối với địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao/kiểu mẫu), phấn đấu cả nước giúp được thêm 55.000 hộ gia đình đạt 8 tiêu chí; mỗi cơ sở Hội đăng ký và thực hiện 01 công trình/phần việc góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

5. Đến cuối nhiệm kỳ, tăng thêm 800.000 hội viên; phấn đấu 100% cơ sở Hội tập hợp được trên 60% phụ nữ có mặt tại địa bàn.

6. Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội; 100% chi hội trưởng được tập huấn nghiệp vụ công tác Hội.

7. Hằng năm, Hội LHPN cấp trung ương và cấp tỉnh chủ trì giám sát ít nhất 01 chính sách và phản biện xã hội ít nhất 01 dự thảo văn bản liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và tổ chức Hội; mỗi Hội LHPN cấp huyện, cấp xã giám sát ít nhất 01 chính sách và góp ý ít nhất 01 dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền.

8. Đến cuối nhiệm kỳ, Hội LHPN cấp trung ương đề xuất thành công ít nhất 05 chính sách, đề án; Hội LHPN cấp tỉnh đề xuất thành công ít nhất 01 chính sách, đề án liên quan đến phụ nữ.

Câu 4: Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII phát động những phong trào thi đua, cuộc vận động và các khâu đột phá nào trong nhiệm kỳ 2022-2027 ?

Trả lời:

Đại hội đã phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước thực hiện:

- Phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

- Hai khâu đột phá:

1. Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh.

Câu 5: Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra bao nhiêu nhiệm vụ trọng tâm ? Nội dung chính của các nhiệm vụ ?

Trả lời: Đại hội đã đề ra 03 nhiệm vụ trọng tâm

Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Xây dựng người phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.

- Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em.

- Hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.

Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; chú trọng giám sát, phản biện xã hội; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Tuyên truyền, vận động, hội viên phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới.

- Thực hành dân chủ cơ sở, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện của tổ chức Hội, hỗ trợ phụ nữ phát huy quyền làm chủ.

- Vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Nhiệm vụ 3: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, hội nhập quốc tế.

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Phát triển mạng lưới, thu hút hội viên, thành viên.

`- Nâng cao chất lượng cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp.

- Xây dựng văn hóa tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống Hội.

- Nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng của tổ chức Hội trong quan hệ đối ngoại.

Câu 6: Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ đề xuất các chính sách, chương trình cụ thể nào trong nhiệm kỳ 2022-2027?

* 05 chính sách, đề án:

- Chính sách chi trả bảo hiểm y tế cho tầm soát một số bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ.

- Chương trình/ đề án/ chính sách đặc thù bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ khuyết tật, cao tuổi, lao động nữ di cư.

- Chính sách hoặc đề án hỗ trợ cha mẹ có con dưới 36 tháng tuổi gửi trẻ ở vùng có khu công nghiệp, khu chế xuất, đông lao động di cư nữ.

- Đề án hỗ trợ Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2022 - 2030.

- Đề án chuyển đổi số trong hệ thông Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 2025-2030.

* 02 chương trình:

- Chương trình hỗ trợ một triệu phụ nữ nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận Chính phủ số.

- Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và kỹ năng lồng ghép giới cho 3.500 cán bộ nữ.

Câu 7: Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đề ra các nhóm giải pháp cơ bản bản để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra ?

Trả lời: Đại hội đề ra 04 nhóm giải pháp chung là:

1. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức

2. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành

3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn

4. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và vận động nguồn lực

Câu 8: Kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027?

Trả lời:

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII gồm 155/163 uỷ viên, đảm bảo tính kế thừa, liên hiệp, đại diện tiêu biểu cho các lực lượng phụ nữ trong cả nước, có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, tâm huyết và cam kết vì sự nghiệp bình đẳng giới, sự phát triển của phụ nữ Việt Nam. Tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất đã bầu 31 chị tham gia Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam khoá XIII; 100% Uỷ viên Ban Chấp hành có mặt đã bầu Thường trực Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội khóa XIII gồm:

1. Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

2. Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

3. Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

4. Bà Trần Lan Phương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

5. Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam

Hỏi. Theo Hiến pháp 2013, hội viên, phụ nữ có những quyền gì?

Trả lời: Hội viên phụ nữ được hưởng đầy đủ các quyền của công dân trong các lĩnh vực sau:

- Quyền chính trị: Quyền tham gia bầu cử, ứng cử tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền tham gia thảo luận các vấn đề của đất nước, địa phương; kiến nghị với cơ quan nhà nước, được quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý; quyền được ứng cử, bầu cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật...

- Quyền dân sự: Quyền được tự do đi lại, cư trú trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về theo quy định của pháp luật; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể, chỗ ở; quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín...

- Quyền về kinh tế, lao động và việc làm: Quyền lao động, tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền sở hữu hợp pháp, quyền thừa kế tài sản, tư liệu sản xuất, vốn...

- Quyền về văn hóa, giáo dục, xã hội: Quyền được bảo vệ sức khỏe, xây dựng nhà ở, bình đẳng nam nữ; quyền bảo hộ hôn nhân gia đình; quyền nghiên cứu khoa học, pháp minh, sáng chế; quyền tác giả, quyền được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi đối với đối tượng có công; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền xác định dân tộc; quyền được sống trong môi trường lành mạnh ...

- Quyền liên quan đến tố tụng, tư pháp:Quyền tiếp cận tư pháp; quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động sai trái của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào...

-Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 9: Hội viên, phụ nữ và công dân nói chung có những trách nhiệm và nghĩa vụ gì theo Hiến pháp 2013?

Trả lời:

- Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; Bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; Nghĩa vụ bảo vệ và tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo luật định; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.

- Nghĩa vụ học tập; Thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; Bảo vệ môi trường; cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

- Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; Không được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật; Không được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác; Không được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý; Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Câu 10: Khi tham gia Hội LHPN Việt Nam, hội viên có những quyền gì?

Trả lời: Hội viên Hội LHPN Việt Nam có các quyền sau:

- Được dân chủ thảo luận và biểu quyết chủ trương, nhiệm vụ công tác Hội; được tham gia hoạt động, sinh hoạt Hội tại nơi cư trú và nơi làm việc.

- Được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.

- Được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định.

Câu 11: Hãy nêu trách nhiệm khi là hội viên Hội LHPN Việt Nam?

Trả lời:

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

- Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động Hội, đóng hội phí theo quy định của Điều lệ.

- Học tập nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, giữ gìn uy tín và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

- Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác, học tập, lao động, đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, phấn đấu thực hiện bình đẳng giới.

Câu 12: Hội viên, phụ nữ có những quyền gì trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cơ sở?

Trả lời:

Theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn: hội viên, phụ nữ ở xã, phường, thị trấn có quyền được biết và tham gia ý kiến vào 11 việc ở địa phương liên quan đến đời sống của chính mình và gia đình, được quy định trong pháp lệnh thực hiện dân chủ, đó là:

1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hành năm.

2. Dự án công trình đầu tư, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư…; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án điều chỉnh quy hoạch khu dân cư.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức cấp xã, phường trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.

4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, các khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án; các khoản huy động nhân dân đóng góp.

5. Chủ trương, kế hoạch vay vốn của nhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.

6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.

7. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực tham nhũng…, kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân về những vấn đề mà chính quyền xã/phường đưa ra lấy ý kiến của nhân dân.

9. Đối tượng, mức thu các loại phí và nghĩa vụ tài chính do chính quyền cấp xã/phường trực tiếp thu.

10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân.

11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã/phường thấy cần thiết.

Hỏi. Để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, hội viên, phụ nữ còn được tham gia góp ý vào các nội dung sau:

* Góp ý đối với cấp uỷ, tổ chức đảng:

- Việc triển khai, thực hiện các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

- Dự thảo các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn, quy chế, quy định... của Đảng để cụ thể hoá nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII; dự thảo các văn bản pháp luật của Nhà nước để thể chế hoá nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII.

- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII của cấp uỷ, tổ chức đảng.

- Mối quan hệ giữa cấp uỷ, tổ chức đảng với nhân dân.

* Góp ý đối với cán bộ, đảng viên:

- Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" của cán bộ, đảng viên.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền; việc thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" của cán bộ, đảng viên.

- Trách nhiệm thực thi công vụ; thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên; mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân.

Câu 13: Để tham gia có hiệu quả vào xây dựng địa phương, phụ nữ có những trách nhiệmgì?

Trả lời:

1. Đọc các văn bản niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, nhà văn hóa cấp xã/phường, thôn, bản.

2. Lắng nghe các thông tin trên hệ thống truyền thanh của cấp xã, thôn, bản.

3. Tích cực tham gia và đóng góp ý kiến tại các cuộc họp thôn, bản, các buổi sinh hoạt tổ/chi hội phụ nữ, sinh hoạt câu lạc bộ, các chương trình tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật…

4. Quan tâm và tích cực tham gia các công việc của cộng đồng thôn, bản…

Câu 14: Hội viên có quyền giám sát những việc gì ở địa phương và bằng cách nào?

Trả lời:

- Hội viên phụ nữ được quyền giám sát những công việc sau:

+ Những nội dung công khai để nhân dân biết

+ Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

+ Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết cấp có thẩm quyền quyết định

+ Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định

- Hội viên, phụ nữ có thể giám sát các công việc ở địa phương bằng cách:

+ Thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

+ Phụ nữ trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan Hội LHPN Việt Nam, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận cấp xã/phường, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Để thực hiện tốt quyền giám sát của mình, hội viên, phụ nữ cần tham gia các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố; sinh hoạt chi/tổ Hội Phụ nữ, tích cực đóng góp ý kiến vào các vấn đề liên quan đến quyền lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng. Hội viên, phụ nữ cũng tích cực học tập, nâng cao trình độ, cần mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở.

Câu 15: Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở cần theo những nguyên tắc nào?

Trả lời:

- Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã/phường.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Câu 16: Để tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cơ sở góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, hội viên, phụ nữ cần làm gì?

Trả lời:

- Nhận diện được 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; 19 điều quy định đảng viên không được làm; nắm được các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Tích cực tham gia các hoạt động công đồng như các cuộc họp chi/tổ phụ nữ, họp tổ dân phố... để nắm bắt, cập nhật các thông tin, kiến thức và chủ động có ý kiến trao đổi các vấn đề ngay tại các cuộc họp tại cộng đồng.

- Phát hiện những biểu hiện bất thường của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị sinh sống trên địa bàn; Mạnh dạn trao đổi, tố giác với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề tiêu cực, những biểu hiện bất thường của các cá nhân, tập thể trên địa bàn.

- Hội viên, phụ nữ cần nâng cao ý thức công dân, rèn luyện bản lĩnh chính trị, thường xuyên cập nhật tin tức, thông tin về các vấn đề lớn của đất nước trên các kênh thông tin chính thống (chính quyền địa phương, chương trình thời sự VTV, Đài Tiếng nói Việt Nam); không nghe theo sự xúi giục, kích động của các thể lực thù địch gây chia rẽ trong cộng đồng.

- Nếu có vấn đề chưa rõ, chưa hiểu thấu đáo, hội viên, phụ nữ cần trao đổi thông tin với Chủ tịch Hội phụ nữ xã, đại diện chính quyền địa phương để được cung cấp thông tin, trao đổi làm rõ.

- Bản thân mỗi hội viên, phụ nữ cũng tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, làm gương cho con cháu, người thân trong gia đình; xây dựng lối sống trong sáng, lành mạnh; không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

Câu 17: Chức năng, Nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An là gì?

Phong trào thi đua và các nghiệm vụ trọng tâm của hội nhiệm kỳ (2021 - 2026): “Xây dựng người phụ nữ thời đại mới: Có kiến thức, đạo đức, sức khỏe và khát vọng vươn lên, có trách nhiệm với gia đình, Tổ quốc”.

  • Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
  • Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
  • Nhiệm vụ 3: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả

..............................

HoaTieu vẫn đang tiếp tục cập nhật câu hỏi và đáp án cuộc thi, bạn đọc nhớ theo dõi thường xuyên để không bỏ lỡ gợi ý đáp án mới nhất nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan trong mục Tài liệu của HoaTieu.vn.