Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả chính là vũ khí mạnh mẽ giúp cho doanh nghiệp thành công và có những bước phát triển đột phá. Để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá và tìm hiểu dựa trên rất nhiều các yếu tố khác nhau, từ bên ngoài đến bên trong, từ các điểm mạnh hay điểm yểu,… Và trong suốt quá trình đưa chiến lược kinh doanh vào triển khai, doanh nghiệp cũng có thể có những thay đổi trong chiến thuật, hành động để đảm bảo sự hiệu quả và phù hợp hơn với các yếu tố ảnh hưởng trong suốt quá trình đó.

Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh

Vậy để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cần chú ý những yếu tố nào ? Hãy cùng Open End trả lời câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Mục tiêu chiến lược

Xác định mục tiêu chiến lược là yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần hướng tới để xây dựng một chiến lược kinh doanh chất lượng. Đây cũng là cơ sở đầu tiên để những người làm kinh doanh tạo ra các định hướng tiếp theo về các hoạt động, chiến thuật cụ thể trong nội dung chiến lược kinh doanh.

Nếu như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới lợi nhuận thì các hoạt động triển khai phải tập trung vào nghiên cứu đối tượng khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường mục tiêu. Còn nếu doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng thì cần quan tâm đến các hoạt động hướng đến đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh hoặc các nhiệm vụ làm thế nào để thu hút được khách hàng quan tâm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ty.

Yếu tố mục tiêu chiến lược được phát triển dựa trên thực tiễn đánh giá liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và các giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Chính vì thế mà trong xây dựng chiến lược kinh doanh, nhà đầu tư phải chú trọng vào việc lựa chọn mục tiêu nếu muốn đảm bảo mô hình kinh doanh được triển khai hiệu quả và dài lâu.

Phạm vi chiến lược

Phạm vi chiến lược là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp hiện nay. Xác định được phạm vi chiến lược là cách mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và lựa chọn ra phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh

Một số những vấn đề trong trong phạm vi chiến lược mà doanh nghiệp cần làm sáng tỏ giới hạn đó chính là: thị trường mục tiêu, khách hàng, vị trí chiến lược, sản phẩm, giá trị cốt lõi,…Từ những vấn đề này,… Sau cùng, việc phân tích kỹ lưỡng những giới hạn của các vấn đề trên đây sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung nguồn lực triển khai chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất, đáp ứng các yêu cầu đặt ra của khách hàng và thị trường.

Yếu tố giá trị khách hàng

Yếu tố khách hàng và cơ hội cạnh tranh được coi là nội dung trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đừng vội tạo ra những ý tưởng khác biệt, điều nên làm để giúp các doanh nghiệp thu lại lợi nhuận nhanh chóng đó chính là xác định giá trị cốt lõi mà khách hàng thực sự mong muốn với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua việc xác định giá trị khách hàng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để vạch ra các kế hoạch chi tiết với mục tiêu là làm thỏa mãn những nhu cầu đó. Và tất nhiên chẳng khách hàng nào lại từ chối bỏ tiền ra để mua những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.

Yếu tố hệ thống hoạt động

Để có thể truyền tải thành công những giá trị và lợi ích mà sản phẩm đem lại tới khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ tin tưởng và mua sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống hoạt động đầy đủ các tiêu chuẩn. Một hệ thống hoạt động hiệu quả trong doanh nghiệp là một hệ thống có sự phối kết hợp giữa các phòng ban từ kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng,…bằng các hình thức tiếp cận khách hàng chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các chuỗi giá trị vượt bậc, gia tăng sự tin tưởng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ.

Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh

Yếu tố năng lực 

Xác định được yếu tố năng lực cốt lõi giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh của mình trong chiến lược kinh doanh, tạo tiền đề để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, thông qua năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cũng sẽ nhanh chóng định hướng được mục tiêu phát triển bền vững và đa dạng hóa lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh của mình.

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

SĐT: 0938 838 493

Email: 

Website: OpenEnd.vn

Tomorrow Marketers – Trong quá trình giải Business Case, đôi khi bạn sẽ phải nghĩ ra một chiến lược nhằm giải quyết vấn đề mà công ty đang gặp phải. Tuy nhiên, thường đề bài sẽ không cung cấp cho bạn những tiêu chí cần thiết để đánh giá mức độ phù hợp của chiến dịch kinh doanh đó. Chiến lược vốn được thiết kế để vượt qua một thách thức nhất định, nhưng làm thế nào để biết đó là một nước đi đúng? Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu về những quy tắc thường được dùng để phát triển một chiến lược kinh doanh nhé!

Điều cốt lõi tạo nên một chiến lược

Trước tiên ta cần phải hiểu, chiến lược là gì? Chiến lược là một kế hoạch hành động hoặc chính sách được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó.

Chiến lược vốn được sinh ra để đối phó với một thách thức. Thông thường, một chiến lược tốt sẽ bao gồm ba yếu tố sau: chẩn đoán, phương hướng giải quyết và chuỗi hành động.

  • Chẩn đoán: nghĩa là ta phải xác định những thách thức và khó khăn mà ta đang gặp phải. Điều gì đang ngăn cản bạn đạt được mục tiêu? Một chẩn đoán tốt sẽ đơn giản hóa thực tế bằng cách xác định các khía cạnh quan trọng nhất của tình huống, sau đó dẫn sang một vài hành động gợi ý.
  • Phương hướng giải quyết: là cách tiếp cận tổng thể dùng để đối phó hoặc vượt qua các trở ngại đã được xác định trong bước chẩn đoán. Ở bước này, ta sẽ chỉ đề ra một hướng đi chung và xác định nên hạn chế hành động theo hướng nào, thay vì xác định chính xác những gì cần được thực hiện.
  • Chuỗi hành động: là tập hợp các hành động cụ thể, chỉ ra cách thực hiện phương hướng giải quyết ở phía trên. Các hành động nên được thống nhất – nghĩa là việc sử dụng các nguồn lực và chính sách nên phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau.

Thế nào là một chiến lược tốt?

Trước khi đi vào phát triển một chiến lược kinh doanh riêng, ta cần nắm rõ những tiêu chí được dùng để đánh giá chất lượng của một chiến lược. Theo Richard P. Rumelt, một chiến lược kinh doanh tốt là một chiến lược đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Đơn giản và rõ ràng
  • Xác định được những thử thách cần vượt qua: Những chiến lược không tốt thường thất bại ngay từ bước xác định được bản chất của vấn đề cần được giải quyết. Nếu bạn không biết rõ vấn đề ở đây là gì, bạn không thể đánh giá các hành động cần phải làm và bạn cũng khó có thể điều chỉnh chiến lược của mình sau này.
  • Bao gồm các hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề: Các hành động không chỉ là một đề mục phụ trong toàn bộ bản chiến lược, mà chúng chính là trọng tâm của toàn bộ bản kế hoạch. Chiến lược thể hiện cách một doanh nghiệp sẽ tiến lên và vượt qua khó khăn. Một chiến lược không tốt sẽ thiếu các hành động thực tiễn. Chiến lược tệ sẽ đặt sai mục tiêu, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp.
  • Đồng nhất: tất cả các hành động mà một tổ chức thực hiện cần phải củng cố và hỗ trợ lẫn nhau. Một người lãnh đạo giỏi cần biết phối hợp chiến lược giữa các phòng ban. Một chiến lược tệ sẽ chỉ như một bản danh sách liệt kê các hành động rời rạc, không hề liên quan tới nhau, hay thậm chí là xung đột với nhau. Trong trường hợp tệ nhất, những bước đi này có thể tiêu tốn nguồn tài nguyên chung (và nguồn tài nguyên riêng của từng dự án).
  • Tập trung: Một chiến lược tốt được làm nên từ quá trình nỗ lực để đạt được một kết quả duy nhất. Điều này đồng nghĩa với việc nói “Không” với các mục tiêu và ý tưởng có thể gây chệch hướng. Một ý tưởng hay và mới mẻ không những không giúp bạn đạt được mục tiêu ban đầu, mà còn có thể làm xao nhãng bạn.
  • Tận dụng lợi thế có sẵn: Một chiến lược tốt sẽ tận dụng được các điểm mạnh có sẵn của doanh nghiệp để vượt qua một trở ngại. 

Đọc thêm: Giới thiệu 9 mô hình chiến lược và kế hoạch trong kinh doanh

Ví dụ thực tiễn

Một trong những chiến lược kinh doanh nổi bật nhất chính là chiến lược dài hạn của Tesla – một tập đoàn lớn của Mỹ chuyên về thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện. 

Thông thường, khi các doanh nghiệp bắt đầu ra mắt một sản phẩm mới, họ sẽ tạo ra một ‘sản phẩm khả thi tối thiểu’ (Minimum Viable Product). Nói một cách đơn giản hơn, họ sẽ tạo ra một phiên bản đời đầu của sản phẩm dự kiến, và chỉ cần có vừa đủ chức năng để hoạt động. Phiên bản đầu tiên này thường phải được bán với giá khởi điểm khá thấp – vừa để tương xứng với bản chất của sản phẩm thử nghiệm, vừa tạo ra cảm giác mong chờ cho lần ra mắt tiếp theo.

Tuy nhiên, Tesla lại đi ngược lại với số đông. Mục tiêu lâu dài của Tesla là trở thành công ty xe hơi lớn nhất thế giới. Thay vì bắt đầu với một phiên bản xe điện giá rẻ có tính năng thấp để nhanh chóng đạt được quy mô bán hàng phủ rộng, Tesla đã tạo ra một sản phẩm xe thể thao sang trọng và đắt tiền, với đầy đủ các tính năng hiện đại nhất. Đó chính là mẫu xe Tesla Roadster với giá bán lẻ từ khoảng 200.000 USD trở lên. 

Với chiến lược kinh doanh có phần khác thường, đến nay, Tesla đã đánh bại General Motors để trở thành công ty xe hơi có giá trị nhất thế giới. 

Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh

Vậy, tại sao Tesla lại thành công? Bí quyết nằm ở chiến lược chuỗi cung ứng của họ. Tesla đã sớm biết rằng pin sẽ không chỉ là rào cản công nghệ lớn nhất đối với chiếc xe điện của họ, mà còn là một yếu tố gây cản trở lớn trong quy trình sản xuất. Thay vì để điều này làm quá trình kinh doanh đi xuống, Tesla đã chủ động kiểm soát hoàn toàn chuỗi cung ứng của mình bằng cách đầu tư vào các nhà máy tự sản xuất pin. Một lợi ích khác của bước đi này chính là Tesla có thể sử dụng cùng một loại pin đó trong các dự án kinh doanh song song như Powerwall.

Tất nhiên, tất cả các chiến lược này đòi hỏi một lượng vốn lớn và cần được gây quỹ từ bên ngoài. Đây chính là lúc mà bộ phận Marketing đóng góp nhiều công sức nhất. Đồng thời, thương hiệu cá nhân của Elon Musk cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc công ty có nhận được khoản đầu tư mà họ cần hay không. Nhìn chung, Tesla có đủ các yếu tố cần thiết để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Đọc thêm: Chiến lược Đại dương xanh

Tạm kết

Chiến lược kinh doanh là một phần thiết yếu trong sự thành công của mỗi công ty – nơi đích đến là tăng trưởng lợi nhuận. Tóm lại, một chiến lược kinh doanh tốt sẽ đáp ứng được 2 tiêu chí sau: Một là chi tiết và thực tiễn, dựa trên tình hình thực tế của công ty và các yếu tố bên ngoài khác, hai là đảm bảo được khả năng thực thi cao nhất. 

Để phát triển được một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần nắm rõ từ những yếu tố cơ bản nhất. Tham khảo khoá học Marketing Foundation của Tomorrow Marketers để được trang bị những kiến thức gốc rễ trong ngành và học cách phát triển một chiến lược Marketing toàn diện, chi tiết, từ đó hoạch định chiến lược và kế hoạch thực thi.

Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh