Đánh giá học sinh hòa nhập là gì

Theo đó, việc thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật dựa trên nguyên tắc: Động viên, khuyến khích và chú trọng đến quá trình rèn luyện kỹ năng sống, khả năng hòa nhập và sự tiến bộ của học sinh. Đánh giá kết quả hòa nhập căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục đã điều chỉnh theo kế hoạch cá nhân. Khi đánh giá phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh, sát với từng dạng khuyết tật cụ thể; hình thức, phương pháp đánh giá phải phù hợp và tạo điều kiện cho học sinh. Học sinh khuyết tật được giảm một số môn học không thể đáp ứng do tình trạng khuyết tật gây nên. Việc đánh giá, xếp loại (như học sinh bình thường) đối với học sinh có khả năng đáp ứng được chương trình, nhưng giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục và không xếp loại đối tượng này. Học sinh khuyết tật được xếp lên lớp dựa trên kết quả các môn được học ở mức độ đã được điều chỉnh.

Cũng theo Sở GD-ĐT TP, đối với học sinh khuyết tật nhẹ, thực hiện đánh giá như học sinh bình thường nhưng có sự linh hoạt giảm yêu cầu về mức độ đạt được, trên cơ sở đảm bảo tương đối với chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định; giảm số lượng bài kiểm tra; không cần nội dung kiến thức nâng cao khi chưa bảo đảm yêu cầu trong đánh giá, học sinh có thể được đánh giá lại vào thời điểm thích hợp. Học sinh khuyết tật có thể được đặc cách khi kiểm tra học kỳ theo đề thi riêng do giáo viên bộ môn ra đề.

Đối với học sinh khuyết tật nặng, các đơn vị cần chú trọng giáo dục kỹ năng cho các em và đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện linh hoạt với nhiều hình thức phù hợp với dạng khuyết tật của học sinh…

Sở GD-ĐT cũng cho biết việc xét tuyển vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT lớp 12 đối với học sinh hòa nhập, thực hiện theo văn bản hướng dẫn tuyển sinh hằng năm của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT.

Em Mai Hương (bên phải) và người bạn hỗ trợ em trong lớp học cùng chiếc máy tính được chính thầy giáo chủ nhiệm mua cho

(Thanhuytphcm.vn) - Những năm qua, công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được ngành giáo dục – đào tạo TPHCM đặc biệt quan tâm. Được đi học và được học chung với các bạn cùng trang lứa là nhu cầu chính đáng của học sinh khuyết tật và gia đình các em, cho nên, ngành giáo dục – đào tạo TP xác định, ngoài tạo điều kiện tốt nhất cho các em đến trường, còn phải hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phải hết lòng làm công việc này bằng cái tâm của mình…

Chuyện của hai anh em khiếm thị trưởng thành dưới một mái trường

Phan Văn Hiếu, sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM là một người khiếm thị và đã lớn lên từ một mái ấm dành cho trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Hiếu đang theo học Khoa Sư phạm âm nhạc của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM và việc học của em giống như tất cả các sinh viên sáng mắt khác. Thậm chí, việc làm thêm của em là đi chơi nhạc cho các sự kiện cũng giống như một người bình thường…

Hiếu khẳng định, có được tất cả những điều đó là nhờ sớm được học hòa nhập từ bậc tiểu học ở trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, THCS ở trường Hoàng Văn Thụ, Quận 10 và THPT ở trường Nguyễn An Ninh. Nhưng trên hết với Hiếu, nếu không có các thầy cô dạy hòa nhập có tâm, có lòng như thầy chủ nhiệm cũng là thầy giáo dạy Văn - thầy Nguyễn Đình Khoa ở trường THPT Nguyễn An Ninh thì Hiếu không có ngày hôm nay. “Những người có lợi thế được đi học hòa nhập sớm thì thích nghi môi trường rất nhanh. Em cũng vậy thôi. Thầy cô và các bạn thực sự quan tâm đến em thì em mới có thể học hết lớp 12. Những người có tâm như vậy đã giúp em nên em mới thành công. Ví dụ 1 bài văn có khi em viết đến 7-8 tờ chữ nổi, cuối giờ thầy Khoa ở lại, nghe em đọc từ đầu tới cuối rồi cho điểm” - Hiếu chia sẻ.

May mắn không chỉ đến với Hiếu, mà em gái của Hiếu - Phan Thị Mai Hương hiện đang học lớp 12 của trường THPT Nguyễn An Ninh cũng được thầy Khoa chủ nhiệm và giảng dạy môn Văn. Mai Hương cũng khiếm thị như anh mình, cũng được nuôi dưỡng ở mái ấm Bừng Sáng vì gia đình khó khăn và cũng được học hòa nhập từ rất sớm. Ở trường, Mai Hương có được sự hỗ trợ tối đa từ thầy cô và bạn bè để có thể theo kịp chương trình học, thực hiện các kỳ thi, kiểm tra sát hạch như những học sinh khác. Hiện Mai Hương không những học bình thường như các bạn, mà còn đứng thứ hai trong lớp về điểm số trung bình và được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường THPT Nguyễn An Ninh.

Mai Hương kể: “Khi mà thầy cô viết bài trên bảng thì em không đọc được nên luôn có 1 bạn kế bên đọc bài cho em nghe. Gần đây, khi em lên lớp 12 do thầy Khoa chủ nhiệm, thấy em không có máy tính nên thầy Khoa mua cho em máy tính. Khi có máy tính thì em tiếp cận bài vở nhanh hơn. Ngày xưa muốn tiếp cận 1 tài liệu của giáo viên đưa là em phải qua 6 giai đoạn mới có. Nhiều khi mấy bạn học hết cuốn sách rồi em còn chưa có tài liệu để học”.

Dạy học sinh hoà nhập quan trọng nhất là cái “tâm”

Trường THPT Nguyễn An Ninh ở Quận 10 là một trong những trường thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật từ rất sớm. 20 năm trước, trường đã đón nhận các học sinh khiếm thị từ trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu vào học chung với các học sinh khác. Vài năm trở lại đây, trường nhận nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật nói chung, chứ không riêng học sinh khiếm thị.

Thầy Nguyễn Đình Khoa (hiện là giáo viên chủ nhiệm lớp 12, Tổ trưởng Tổ Văn của trường THPT Nguyễn An Ninh) kể: Gần 14 năm dạy ở trường THPT Nguyễn An Ninh, năm học nào thầy cũng dạy trẻ hòa nhập và không em nào giống em nào nên luôn phải có những phương pháp khác nhau. Các thầy cô khác cũng thế, luôn tìm cách tốt nhất để truyền đạt kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật.

Với các thầy cô dạy hòa nhập, nếu chỉ đơn thuần làm theo các kiến thức chuyên môn được tập huấn thì việc dạy học sinh khuyết tật sẽ trở thành áp lực và hiệu quả cũng không cao. Thầy cô phải đặt vào đó cái “tâm” của mình, để thông cảm với hoàn cảnh các em, để hiểu mong muốn của các em, để biết khả năng của từng em. Từ cái “tâm” ấy đã cho ra đời nhiều dụng cụ giảng dạy, học tập rất hiệu quả.

Thầy Nguyễn Đình Khoa (đứng giữa) và hai học trò của mình - Hiếu và Hương

“Đối với các em học sinh học hòa nhập thì không có một hướng dẫn chung nào. Tùy thầy cô, mỗi người có một khả năng, chiêm nghiệm từ thực tế mà có phương pháp phù hợp. Đòi hỏi thầy cô phải kiên trì, bền bỉ, bám đuổi các em để động viên, khích lệ và mỗi ngày bồi dưỡng giúp cho các em có thêm kiến thức. Tất cả có chung sự đồng cảm, chia sẻ rằng các em cần được yêu thương, giúp đỡ để hòa nhập với cộng đồng” - Thầy giáo Nguyễn Đình Khoa chia sẻ.

Khó khăn nhiều, áp lực lớn, nhưng vì học sinh khuyết tật, từng giáo viên và cả nhà trường đều không nề hà việc gì có thể làm được cho các em. Thầy giáo Tống Phước Lộc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Để dạy học sinh khuyết tật thì cái “tâm” của người thầy là quan trọng nhất. Nếu thầy cô không có tâm, không có tình thương để quan tâm các em thì rất khó, sự kiên nhẫn không có thì không thể dạy được. Nhưng các thầy cô đã kiên trì giáo dục, hiểu tâm lý để làm sao cho các em thích nghi với môi trường, được bạn bè hỗ trợ”.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo TPHCM Bùi Thị Diễm Thu cũng nhìn nhận: Giáo viên dạy hòa nhập khó khăn gấp nhiều lần, nỗ lực gấp nhiều lần so với dạy học sinh bình thường và trên hết ở các thầy cô là cái tâm: “Dạy học sinh khuyết tật là một nhiệm vụ khó khăn. Mỗi em có một khuyết tật khác nhau, một bệnh khác nhau, tâm sinh lý khác nhau cho nên thầy cô rất vất vả. Để động viên thì ngành giáo dục đào tạo cũng có một số chính sách hỗ trợ. Thực tế tại TPHCM hiện nay, số lượng học sinh học hòa nhập và chuyên biệt tăng theo từng năm học. Trong khi đó, các trường học ở TP cũng ngày càng chịu áp lực về sĩ số, cơ sở vật chất không đủ đáp ứng nhu cầu về chỗ học, điều kiện học tập. Trước mắt, để khắc phục những khó khăn đó, các trường chỉ trông chờ vào sự nỗ lực, cố gắng hơn nữa của đội ngũ giáo viên”.

TPHCM hiện có 21 trường chuyên biệt, 12 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tiếp nhận học sinh chuyên biệt (học sinh khuyết tật mức độ nặng) và 725 trường công lập từ mầm non đến THPT dạy học sinh hòa nhập (học sinh khuyết tật mức độ nhẹ, đủ khả năng học hòa nhập với học sinh bình thường tại các trường phổ thông công lập). Năm học 2019- 2020, TP có gần 5.200 học sinh khuyết tật học hòa nhập tại các trường học công lập.

Song Nguyên

Tin liên quan

Chúng ta sẽ thảo luận về ý nghĩa của giáo dục hòa nhập và khám phá những cách mà bạn có thể thực hiện nó trong lớp học. Một môi trường công bằng và hòa nhập tạo nên một lớp học vui vẻ và lành mạnh. Giáo viên cố gắng duy trì bối cảnh tối ưu trong lớp học và một trong những cách tốt nhất để làm như vậy là thực hiện giáo dục hòa nhập. Nếu bạn là một giáo viên muốn tạo sự khác biệt và nâng cao cơ hội học tập cho tất cả các học sinh của mình thì bài viết này là dành cho bạn. Chúng ta sẽ thảo luận về ý nghĩa của giáo dục hòa nhập, tầm quan trọng của nó và khám phá cách bạn có thể thực hiện giáo dục hòa nhập trong lớp học. 🌿 Giáo dục hòa nhập là gì? Hãy bắt đầu với khái niệm về giáo dục hòa nhập. Chúng ta có thể định nghĩa giáo dục hòa nhập là một mô hình giảng dạy mà theo đó tất cả các học sinh bất kể khả năng đều được học cùng nhau trong một môi trường. Mục đích của môi trường giáo dục hòa nhập là đảm bảo rằng tất cả các học sinh đều được đối xử công bằng và có cơ hội bình đẳng. Trong một môi trường giáo dục hòa nhập, sự đa dạng và độc đáo của học sinh cần được tôn vinh mà không có sự phân biệt đối xử. Đáng buồn thay, vẫn có những trường hợp trẻ em bị đối xử khác biệt dựa trên những nét riêng độc đáo của chúng. Không có học sinh nào nên bị tẩy chay hoặc cách ly bởi sự khác biệt hoặc khả năng học tập của họ. Cũng không phải bất kỳ giáo viên nào sẽ cân nhắc làm điều này, nếu họ biết những gì cần chú ý. Một số vấn đề mà học sinh thường bị phân biệt đối xử bao gồm khuyết tật, chủng tộc, giới tính, thu nhập hộ gia đình hoặc ngôn ngữ mà họ nói. Giáo dục hòa nhập nhằm chống lại sự phân biệt đối xử với tất cả học sinh. Những vấn đề này không chỉ xuất hiện trong các lớp học vật lý mà còn trong các môi trường học tập kết hợp và học trực tuyến. Chứng chỉ vi mô của chúng tôi cho khoá học “Dạy học trực tuyến: kết hợp xã hội, chủng tộc và bình đẳng giới” cung cấp một loạt các kỹ năng trang bị cho bạn để dạy một bài học trực tuyến toàn diện. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng học sinh khuyết tật được biết đến ngày càng tăng. Chúng ta cần có khả năng tiếp nhận những học sinh này và cho họ quyền tiếp cận bình đẳng, vì tất cả họ đều có quyền được giáo dục.

🌿 Các loại hình giáo dục hòa nhập

Tất cả học sinh đều khác nhau và do đó có nhu cầu cá nhân khác nhau. Điều quan trọng là phải chọn loại hình giáo dục hòa nhập phù hợp với học sinh dựa trên các yêu cầu cá nhân của họ.

1. Hoà nhập toàn phần

Mô hình giảng dạy này tập trung vào lý thuyết rằng tất cả học sinh đều ở trong lớp học chính. Mô hình hòa nhập toàn phần có nghĩa là các học sinh với những khuyết tật có thể nhìn thấy được hoặc khuyết tật ẩn sẽ luôn làm việc cùng với các bạn của mình.

Nếu một trường học đang sử dụng mô hình hòa nhập toàn phần, họ sẽ cần theo dõi chặt chẽ sự tiến bộ của học sinh và đảm bảo rằng kế hoạch đó phù hợp với học sinh. Nếu một kế hoạch hoà nhập toàn phần là quá nhiều thì có thể thực hiện kế hoạch hoà nhập một phần để thay thế.

2. Hoà nhập một phần

Mô hình giảng dạy này cũng được xây dựng xung quanh việc cho phép tất cả các học sinh học tập và tương tác với lớp học chính. Tuy nhiên, việc hòa nhập một phần cũng liên quan đến việc học tập riêng biệt cho những học sinh cần hỗ trợ thêm ngoài giờ học.

Đối với học sinh tham gia vào kế hoạch hòa nhập một phần, các em vẫn sẽ dành phần lớn thời gian học tập trong lớp học chính. Tuy nhiên, các em cũng sẽ dành thời gian để nhận thêm sự hỗ trợ từ các giáo viên giáo dục đặc biệt.

Một số hỗ trợ bổ sung được đưa ra cũng có thể gây xáo trộn nếu được thực hiện trong lớp học chính; lấy ví dụ về các bài học dựa trên giọng nói. Mô hình hòa nhập từng phần linh hoạt hơn và cho phép tách lớp học nếu điều đó có lợi hơn cho tất cả học sinh.

3. Khuynh hướng hoà nhập

Với khuynh hướng hoà nhập, học sinh khuyết tật sẽ bắt đầu hành trình học tập trong một lớp học khép kín cách xa lớp học chính.

Nếu học sinh thể hiện tốt trong lớp học khép kín, họ có thể hòa nhập vào lớp học chính khi đã sẵn sàng. Phương pháp này có thể ít gây khó khăn hơn cho một số học sinh và cho phép chúng dần dần trở thành một phần của lớp học hòa nhập toàn phần.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách hệ thống trường học hỗ trợ việc học tập cho tất cả mọi người, hãy xem khoá học “Quyền được giáo dục: Phá bỏ rào cản” của chúng tôi.

🌿 Các đặc điểm chính của dạy và học hòa nhập

Cách bạn triển khai môi trường giáo dục hòa nhập sẽ khác nhau giữa các trường học và hoàn cảnh. Tuy nhiên, có một số mục đích chính cần ghi nhớ khi lên kế hoạch cho lớp học hòa nhập của bạn. Hãy cùng xem xét một số yếu tố quan trọng của mô hình giảng dạy này:

• Tất cả học sinh đều có quyền bình đẳng trong giáo dục

• Các lớp học nên bao gồm những học sinh với đa dạng trình độ

• Không có trẻ em nào bị tách khỏi các nhóm chính dựa trên sự phân biệt đối xử

• Cần lên kế hoạch cho các hoạt động phù hợp và xem xét nhu cầu cá nhân của mỗi học sinh

• Tạo một môi trường dễ tiếp cận (ví dụ: đường dốc dành cho xe lăn và các giải pháp thay thế trực quan cho nội dung bài học cho học sinh khiếm thính)

• Nên cung cấp sự hỗ trợ cho tất cả học sinh để giúp đỡ và cho phép họ phát huy hết tiềm năng của mình

🌿 Tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập

Một môi trường giáo dục đa dạng và thân thiện có thể cải thiện cuộc sống của học sinh rất nhiều. Nhưng điều gì khiến cho giáo dục hòa nhập trở nên quan trọng?

1. Sự tự tin của học sinh

Các phương pháp truyền thống đối phó với học sinh khuyết tật hoặc gặp khó khăn trong học tập có thể gây hại đến giá trị bản thân của học sinh. Việc tách họ thành các nhóm nhỏ và dạy cách xa lớp học chính sẽ làm nảy sinh ý tưởng rằng họ khác biệt và cần được đối xử khác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh khuyết tật học tập có lòng tự trọng thấp hơn những học sinh khác, vì vậy chúng ta cần phải cẩn thận và cố gắng chống lại điều này.

Bằng cách cho tất cả học sinh cơ hội hòa nhập và trở thành một phần của lớp học, hy vọng là học sinh sẽ cảm thấy thân thuộc và tích cực tương tác với bạn bè. Tuy nhiên, có những trường hợp học sinh có thể cần hỗ trợ thêm khi ở ngoài lớp học, chẳng hạn như các lớp sau giờ học để được trợ giúp về các môn học cụ thể.

Điều này không có nghĩa là họ không thể trở thành một phần của lớp học chính trong phần lớn thời gian đi học. Để học sinh được hưởng lợi từ việc dạy xa lớp học chính vì một số lý do nhất định, việc hòa nhập một phần có thể tốt hơn là hòa nhập toàn phần.

2. Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Một lớp học hòa nhập cho phép tất cả học sinh cải thiện khả năng giao tiếp với nhau. Nếu học sinh bị tách biệt, các vòng kết nối xã hội của họ sẽ nhỏ hơn nhiều và họ sẽ có ít cơ hội tương tác với lớp học rộng hơn.

Với một lớp học tích hợp, học sinh có thể tương tác với các học sinh ở mọi trình độ khác nhau. Điều này sẽ mở ra cơ hội để họ củng cố kỹ năng giao tiếp và thích nghi với mức độ tương tác xã hội đa dạng.

Ngoài ra, điều này sẽ giúp các em chuẩn bị cho thế giới sau giờ học và giúp học sinh sẵn sàng cho nghề nghiệp. Một khi học sinh gia nhập lực lượng lao động, họ sẽ được làm việc trong các cộng đồng đa dạng với nhiều khả năng khác nhau. Điều này chỉ có ý nghĩa khi chúng ta chuẩn bị cho chúng và mô phỏng các môi trường đó trong lớp học.

3. Chất lượng giáo dục

Mọi trẻ em đều cần được tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục chất lượng cao từ các trường học địa phương. Bằng cách cung cấp môi trường lớp học hòa nhập, bạn có thể chắc chắn rằng tất cả học sinh đều được cung cấp cùng một trình độ giáo dục. Vì các lớp học tách biệt dành cho học sinh khuyết tật thường nhỏ hơn nên những bài học của các em có thể khác với những bài học của lớp học chính.

Việc giảng dạy tất cả học sinh tại một nơi sẽ đảm bảo rằng không có học sinh nào bỏ lỡ bất kỳ chương trình học nào. Các giáo viên cũng sẽ có các phong cách và tốc độ giảng dạy khác nhau, vì vậy việc được giảng dạy bởi cùng một giáo viên có thể đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có quyền tiếp cận nội dung bài học một cách bình đẳng.

Tuy nhiên, các bài học vẫn nên được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của tất cả học sinh. Các cơ hội học tập khác biệt cho phép đáp ứng nhu cầu giáo dục của mỗi học sinh, tối ưu hóa môi trường của họ và để họ phát huy hết tiềm năng của mình.

🌿 Làm thế nào để có thể thực hiện giáo dục hòa nhập trong lớp học?

Rõ ràng là một lớp học hòa nhập có lợi cho nhiều học sinh; điều quan trọng là phải cung cấp cho tất cả học sinh một cơ hội công bằng để học tập trong môi trường phù hợp với họ. Hãy xem xét một số cách bạn có thể thực hiện giáo dục hòa nhập trong lớp học.

1. Học tập hợp tác

Một cách tuyệt vời để thực hiện giáo dục hòa nhập trong lớp học là biểu diễn các nhiệm vụ và hoạt động theo cách thức khuyến khích học tập hợp tác. Bằng cách học theo nhóm, tất cả học sinh đều được tạo cơ hội để tham gia. Khi sắp xếp công việc nhóm, bạn có thể chỉ định các nhóm công bằng thay vì cho học sinh cơ hội tự chọn nhóm.

Ngoài việc cho học sinh cơ hội trở thành một phần của điều gì đó, học sinh cũng có thể phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng của nhau. Học nhóm không chỉ mang lại lợi ích cho những người khuyết tật hoặc khác biệt về hành vi. Nó khuyến khích tất cả sinh viên làm việc cùng với nhiều người khác nhau và khuyến khích sự hòa nhập hơn nữa.

2. Đào tạo chuyên ngành

Để đảm bảo rằng giáo viên đang tạo ra môi trường học tập tốt nhất có thể, họ nên được trang bị các công cụ và đào tạo cần thiết. Nếu bạn là một giáo viên và muốn cải thiện sự hòa nhập của học sinh thì việc nâng cao kỹ năng và được đào tạo thêm sẽ rất có lợi.

Các khóa học và đào tạo liên quan đến sự hòa nhập hoặc sự đa dạng của học sinh có thể rất hữu ích để có được các bí quyết, kỹ thuật và chiến lược. Việc đào tạo trong các lĩnh vực về vấn đề của học sinh như nhận thức được khủng hoảng tinh thần, chứng tự kỷ hoặc SEN (nhu cầu giáo dục đặc biệt) có thể tỏ ra vô cùng hữu ích. Các khóa học này trang bị cho giáo viên kiến ​​thức về cách đối phó với những khó khăn mà học sinh có thể phải đối mặt.

Khóa học “Thực hành tốt về giáo dục tự kỷ” của chúng tôi là một nơi tuyệt vời để bắt đầu nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này.

Việc đào tạo này không nên giới hạn ở giáo viên mà thay vào đó nên cung cấp cho cả trợ giảng. Đào tạo SEN cho trợ giảng có thể giúp phát triển các kỹ năng cần thiết để tập trung vào học sinh khuyết tật và cung cấp bất kỳ hỗ trợ bổ sung nào.

Hỗ trợ SEN đã tăng 12,2% ở Vương quốc Anh trong giai đoạn 2020-2021, vì vậy các lớp học đã đi đúng hướng.

3. Điều chỉnh các bài học và nhiệm vụ

Phương pháp giảng dạy truyền thống không phải lúc nào cũng lý tưởng cho những học sinh với khuyết tật có thể nhìn thấy hoặc gặp khó khăn trong học tập. Chương trình giảng dạy nên được thay đổi để phù hợp với những học sinh này và làm cho các bài học trở nên linh hoạt hơn. Bạn có thể làm điều này bằng cách làm cho các bài học trở nên phong phú hơn để thu hút học sinh tham gia.

Một cách tiếp cận học tập hấp dẫn hơn có thể hữu ích cho những người gặp khó khăn với việc học từ nội dung dựa trên văn bản. Bạn có thể kết hợp nhiều video và hình ảnh hơn vào các bài học, bao gồm các trò chơi giáo dục hoặc học tập dựa trên đối tượng để tăng mức độ tương tác. Rất nhiều học sinh đã học thông qua trò chơi và đây có thể là một cách hấp dẫn để các em hòa mình vào bài học.

Điều quan trọng là phải hiểu học sinh và xem xét nhu cầu cụ thể của họ khi cung cấp tài liệu giáo dục. Đảm bảo rằng tất cả học sinh đều tham gia vào các bài học và tích cực tham gia các nhiệm vụ. Nếu bạn xác định sự tham gia của học sinh có vấn đề, hãy cân nhắc xem lại kết quả học tập dự kiến ​​và cách bạn có thể thực hiện điều chỉnh bài học của mình để khám phá các phương pháp tiếp cận mới.

4. Sử dụng các phương pháp cho điểm khác nhau

Đánh giá bài làm của tất cả học sinh theo cùng một cách không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất để chấm bài. Một số trẻ em có thể gặp khó khăn với vài loại bài tập hoặc vật lộn để thể hiện suy nghĩ của mình ra giấy.

Ví dụ, bạn có thể hoàn thiện hơn trong việc chấm điểm bằng cách đánh giá nội dung và ý tưởng riêng biệt với tiếng Anh và ngữ pháp. Bạn cũng có thể đánh giá nỗ lực như một hệ thống điểm bổ sung. Khi đưa ra phản hồi cho học sinh, hãy đảm bảo rằng phản hồi đó rõ ràng và dễ hiểu, đồng thời kiểm tra xem học sinh có hiểu những gợi ý của bạn hay không.

Xem các ví dụ về công việc của người khác hoặc nỗ lực đánh giá có thể có lợi cho học sinh, tuy nhiên bạn không cần họ so sánh hoặc cạnh tranh với điểm số hoặc phản hồi mà họ nhận được.

Điều cuối cùng chúng ta muốn làm là tác động tiêu cực đến sự tự tin của học sinh, đồng thời có khả năng khiến các em thụt lùi và không nỗ lực hết mình cho bài tập về nhà và bài tập trên lớp.

Bạn không cần phải đưa việc chấm điểm và đánh giá thành một bài tập cạnh tranh cho học sinh của mình. So sánh với các bạn học sẽ chỉ hạn chế thêm tiềm năng hiện chưa được đáp ứng của học sinh.

Bạn có thể đặt mục tiêu cá nhân cụ thể cho từng học sinh thay vì đặt kỳ vọng cao cho những học sinh không đạt thành tích tốt. Nếu bạn muốn tìm hiểu một số công cụ và kỹ thuật để giao tiếp, hãy xem khóa học “Giao tiếp với trẻ em dễ bị tổn thương” của chúng tôi.

🌿 Tài liệu bổ sung

Cung cấp tài liệu bổ sung trong lớp học có thể vô cùng hữu ích đối với học sinh có khuyết tật có thể nhìn thấy hoặc khuyết tật tiềm ẩn, cũng như bất kỳ ai cần hỗ trợ thêm. Hầu hết các học sinh, ngay cả những người tỏ ra rất chú ý, sẽ gặp khó khăn khi chỉ tiếp thu thông tin từ việc xem hoặc nghe một bài học. Bạn sẽ muốn thêm một bài tập hoặc nhiệm vụ dù nhỏ vào nội dung này để đảm bảo họ có thể đưa những gì đang học vào khả năng hiểu của nhóm lâu hơn.

Cung cấp cho họ các công cụ hỗ trợ học tập như máy tính hoặc mô hình khoa học vật lý có thể giúp phát triển sự hiểu biết của học sinh về bài học. Tranh ảnh và flashcards có thể đặc biệt hữu ích đối với những học sinh đang gặp khó khăn với rào cản ngôn ngữ.

Dạy lại các chủ đề hoặc tóm tắt lại bài học là một cách tuyệt vời để giúp những học sinh mà có thể gặp khó khăn hơn trong việc hiểu nội dung bài học. Bạn cũng có thể cung cấp thêm sách giáo khoa hoặc phiếu trợ giúp cho học sinh, hay thậm chí ghi âm lại bài học để học sinh có thể tóm tắt lại ở nhà.

🌿 Lời kết

Chúng tôi hy vọng bài viết này giúp phát triển sự hiểu biết của bạn về giáo dục hòa nhập và tầm quan trọng của nó. Việc thực hiện giáo dục hòa nhập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tất cả học sinh.

Bằng cách làm theo các bí quyết trong bài viết này, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng của học sinh rằng họ được trao cơ hội học tập bình đẳng bất kể trình độ của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách thực hiện giáo dục hòa nhập, hãy xem khoá học “Giáo dục cho tất cả các khóa học” của chúng tôi.

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

• Bài viết gốc: https://www.futurelearn.com/info/blog/what-is-inclusive-education

• Người dịch: Lương Phương Thảo

• Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lương Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=86165

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.