Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch

Content from WikiPedia website
Text is available under the Creative Commons Attribution-ShareAlike License; additional terms may apply.

Hoàng tử Christian, Bá tước của Monpezat (Christian Valdemar Henri John) ra đời vào lúc 1:57 , ngày 15/10/2005 tại Rigshospitalet thuộc Bệnh viện Đại học Copenhagen ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Anh chàng điển trai này là con trai đầu lòng của Thái tử Frederik và Công nương Mary, cháu trai của Nữ hoàng Margrethe II.

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch
Christian mang trong mình một nửa dòng máu Úc từ mẹ - Công nương Mary

Vào ngày Hoàng tử Christian chào đời, 21 phát đại bác đã được khẩu đội pháo Sixtus bắn ra tại căn cứ hải quân Holmen ở Copenhagen cũng như tại Lâu đài Kronborg để chào đón thành viên mới của Hoàng gia Đan Mạch.

Cùng lúc đó, các tuyến xe buýt và nhiều tòa nhà cao tầng đều đồng loạt treo quốc kỳ của Đan Mạch để chào mừng "hoàng tử bé". Chiều tối hôm đó, các ngọn hải đăng không chỉ ở Đan Mạch, mà còn ở Úc đều được thắp sáng đèn. Bên cạnh đó, các tàu cứu hộ của hải quân Đan Mạch cũng trở nên sáng rực với những ngọn đèn hướng về trung tâm thủ đô Copenhagen để ăn mừng sự kiện trọng đại này.

Hoàng tử Christian được rửa tội vào ngày 21/1/2006 tại Nhà nguyện thuộc Cung điện Christiansborg ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, bởi Đức Giám mục Erik Norman Svendsen. Cha mẹ đỡ đầu của hoàng tử bao gồm: chú của cậu là Hoàng tử Joachim của Đan Mạch, dì của cậu là Jane Stephens, Thái tử và Công nương Na Uy, Nữ Thái tử Thụy Điển, Thái tử Hy Lạp và hai người bạn của cha mẹ cậu là Jeppe Handwerk and Hamish Campbell. Cũng trong buổi lễ rửa tội, hoàng tử đã nhận được rất nhiều quà tặng từ khắp nơi trên thế giới gửi về, trong số đó có chú ngựa nhỏ tên là Flikflak do Folketinget (Quốc hội Đan Mạch) trao tặng.

Hoàng tử Christian luôn được dân chúng yêu mến bởi tinh cách thân thiện và ngoại hình sáng láng

Ngay từ khi sinh ra, Hoàng tử Christian đã được mang tước vị là Hoàng tử Đan Mạch, đồng thời là nhân vật thứ 2 trong danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Đan Mạch, do đó, Hoàng tử Christian từ nhỏ đã được xuất hiện trước công chúng tại các sự kiện của hoàng gia. 

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch
Hình ảnh được hoàng gia Đan Mạch đăng tải vào dịp sinh nhật lần tứ 15 của Hoàng tử Christian

Hiện nay, mặc dù chỉ mới hơn 15 tuổi nhưng Hoàng tử Christian đã có phong thái vô cùng đĩnh đạc, lịch lãm và đôi mắt xanh biếc cuốn hút, đặc trưng của hoàng gia Đan Mạch.

Hoàng tử Christian là nhân vật hoàng gia Đan Mạch đầu tiên tham gia chương trình giáo dục công lập

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch
Hoàng tử Christian có 3 người em là Công chúa Isabella và cặp song sinh Hoàng tử Vincent và Công chúa Josephine.

Khác với các anh chị em trong hoàng tộc, Hoàng tử Christian là thành viên đầu tiên của hoàng gia Đan Mạch, đồng thời là vị Vua Đan Mạch tương lai đầu tiên được đi nhà trẻ. Anh cũng là nhân vật hoàng gia đầu tiên tham gia vào chương trình giáo dục hệ công lập. Ngày 12/8/2011, Hoàng tử Christian đã chính thức vào lớp 1 tại trường tiểu học Tranegård ở Gentofte.

Năm 2015, anh từng là tiêu điểm của truyền thông khi trải qua một lần suýt chết đuối nguy kịch trong chuyến du lịch tại Úc.

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch
Christian cùng bà nội - Nữ hoàng Margrethe và cha - Thái tử Frederik

Hoàng tử Christian cũng là nhân vật duy nhất được thừa kế toàn bộ tài sản hoàng gia. Đây là quy định hoàn toàn khác so với trước kia khi các hoàng tử và công chúa ít có khả năng kế vị ngai vàng đều được trao tặng các vùng đất rộng lớn, một chức vụ hoặc rất nhiều tiền bạc.

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch
Hoàng tử Nikolai có gương mặt thanh tú cùng mái tóc xoăn dài tự nhiên

Ngoài Hoàng tử Christian, thành viên hoàng gia Đan Mạch được đại chúng biết tới nhiều nhất chính là Hoàng tử Nikolai. Anh  là con đầu lòng của Hoàng tử Joachim trong cuộc hôn nhân đầu tiên với Nữ Bá tước Alexandra của Frederiksborg. Anh là cháu trai lớn nhất của nữ hoàng Margrethe II và hoàng thân Henrik của Đan Mạch. Nikolai xếp thứ bảy trong dòng kế vị ngai vàng.

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch
Hoàng tử Nikolai xuất hiện trong show diễn của Burberry năm 2018

Hiện chàng Hoàng tử Đan Mạch sinh năm 1999 được biết đến nhiều với vai trò là người mẫu sau màn debut đầu tiên tại show thời trang Xuân Hè 2018 của Burberry ở Tuần lễ thời trang London năm 2018.

Hiện anh đã ký hợp đồng với công ty quản lý người mẫu Scoop Models và tiếp tục phát triển sự nghiệp.

Xem thêm: Hà Anh Tuấn và câu chuyện dân chơi thời nay khiến nhiều người phải suy ngẫm

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch

Note :Bức ảnh bên trên thể hiện rất rõ ràng về chủ đề Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Đan Mạch - Wikiwand, nội dung bài viết vẫn đang tiếp tục được các phóng viên cập nhật . Hãy quay lại trang web hàng ngày để đón đọc nhé !!!

You can help our automatic cover photo selection by reporting an unsuitable photo.

Your input will affect cover photo selection, along with input from other users.

Would you like to suggest this photo as the cover photo for this article?

Your input will affect cover photo selection, along with input from other users.

Thanks for reporting this video!

Lời kết :Theo Đạo luật Kế vị của Đan Mạch[1], có hiệu lực từ ngày 27 tháng 3 năm 1953, quy định ngai vàng Hoàng gia Đan Mạch sẽ được truyền cho các đời hậu duệ của Vua Christian X và vợ là Hoàng hậu Alexandrine của Đan Mạch, thông qua các cuộc hôn nhân được chấp thuận. Người kế vị sẽ là con trưởng của vị vua đương nhiệm.

Hoàng gia Đan Mạch bao gồm các thành viên thuộc gia đình của Nữ hoàng đang tại vị. Tất cả các thành viên của Hoàng gia Đan Mạch, ngoại trừ Nữ hoàng Margrethe II, đều được mang tước vị Hoàng tử/Công chúa/Công nương Đan Mạch. Hậu duệ của Nữ hoàng hoặc của người kế vị sẽ được mang danh hiệu His/Her Royal Highness; trong khi đó, các thành viên còn lại của hoàng tộc sẽ được mang danh hiệu His/Her Highness. Riêng Nữ hoàng sẽ được mang danh hiệu Her Majesty.

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch

Hoàng gia Đan Mạch tại sinh nhật lần thứ 70 của Nữ hoàng Margrethe II, ngày 16 tháng 4 năm 2010. Từ trái sang: (hàng trước) Hoàng tử Felix, Hoàng tử Christian, Hoàng tử Nikolai, Công chúa Isabella, (hàng sau) Vương phi Mary, Thái tử Frederik, Nữ hoàng Margrethe II, Hoàng thân Henrik và Hoàng tử Joachim

Danh sách kế vị Hoàng gia Đan Mạch
Hoàng gia Đan Mạch

HM Nữ hoàng

  • HRH Thái tử
    HRH Công nương
    • HRH Hoàng tử Christian
    • HRH Công chúa Isabella
    • HRH Hoàng tử Vincent
    • HRH Công chúa Josephine
  • HRH Hoàng tử Joachim
    HRH Công nương Marie
    • HH Hoàng tử Nikolai
    • HH Hoàng tử Felix
    • HH Hoàng tử Henrik
    • HH Công chúa Athena

HRH Công chúa Benedikte
HM Hoàng hậu của Hellenes

HH Công chúa Elisabeth

  • Gia đình Hoàng gia Hy Lạp

  • x
  • t
  • s

Nữ hoàng và các anh chị em ruột của Người đều là những thành viên của hoàng tộc Glücksburg – một nhánh của hoàng tộc Oldenburg.[1] Theo Sắc lệnh Hoàng gia ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2008, các con và các hậu duệ dòng nam của Nữ hoàng thuộc dòng họ de Laborde de Monpezat đều được ban tước hiệu Bá tước/Nữ Bá tước xứ Monpezat.

Hoàng gia Đan Mạch nhận được tỷ lệ ủng hộ của thần dân khá cao, nằm trong khoảng từ 82% – 92%.[2][3]

Các thành viên hiện tại của Hoàng gia Đan Mạch gồm:[4]

  • HM Nữ hoàng
    • TRH Thái tử và Vương phi
      • HRH Hoàng tử Christian
      • HRH Công chúa Isabella
      • HRH Hoàng tử Vincent
      • HRH Công chúa Josephine
    • TRH Hoàng tử Joachim và Công nương Marie
      • HH Hoàng tử Nikolai
      • HH Hoàng tử Felix
      • HH Hoàng tử Henrik
      • HH Công chúa Athena
  • HRH Công nương Benedikte của Sayn-Wittenstein-Berleburg
  • HM Anna-Maria, Vương hậu Hy Lạp
  • HH Công chúa Elisabeth

Thành viên cũ

  • HE Nữ Bá tước Alexandra của Frederiksborg (vợ trước của Hoàng tử Joachim)

Nữ Bá tước Alexandra của Frederiksborg, vợ trước của Hoàng tử Joachim – con trai thứ của Nữ hoàng Margrethe II – đã bị tước đi danh hiệu Royal Highness, thay vào đó là danh hiệu thấp hơn Highness sau khi bà này ly hôn Hoàng tử Joachim vào năm 2005. Tước vị lúc bấy giờ của Alexandra là HH Công nương Alexandra của Đan Mạch – một tước hiệu sẽ mất đi nếu như bà này tái hôn. Trong thời gian này, bà vẫn còn là một Công nương Đan Mạch, và do vậy, bà cũng vẫn còn là một thành viên của Hoàng gia Đan Mạch. Năm 2005, Nữ hoàng Margrethe II đã ban thêm cho bà tước hiệu Grevinde af Frederiksborg (Nữ Bá tước của Frederiksborg) – một tước hiệu cá nhân và sẽ không bị mất đi khi bà này tái hôn. Ngày 3 tháng 3 năm 2007, sau khi tái hôn với một nhiếp ảnh gia, bà bị tước đi danh hiệu Highness cũng như tước vị Công nương Đan Mạch. Ngoài ra, bà cũng không còn là thành viên của Hoàng gia Đan Mạch nữa (mặc dù bà vẫn nhận được tiền trợ cấp mỗi tháng từ gia đình hoàng gia). Thay vào đó, tước hiệu chính thức của bà sẽ là Her Excellency Nữ Bá tước của Frederiksborg.

Hoàng gia Hy Lạp

Theo Mệnh lệnh của Nội các Hoàng gia ban hành năm 1774, và với tư cách là những hậu duệ dòng nam của Vua Georgios I của Hy Lạp – con trai của Vua Christian IX của Đan Mạch, người vẫn được giữ lại tước vị Hoàng tử Đan Mạch sau khi lên ngôi Hoàng đế Hy Lạp vào năm 1863 – hầu hết các thành viên của Hoàng gia Hy Lạp cũ đều được giữ lại tước vị Hoàng tử/Công chúa của Hy Lạp và Đan Mạch cùng với danh hiệu His/Her Highness. Cho đến trước năm 1953, các hậu duệ dòng nam của Vua Georgios I vẫn còn được liệt kê trong danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Đan Mạch. Tuy nhiên, đến năm 1953, Đạo luật kế vị mới được ban hành đã giới hạn số lượng người được kế vị ngai vàng Đan Mạch chỉ còn những thành viên hoàng tộc thân cận với Đức vua. Thế nhưng, không có Đạo luật nào của Đan Mạch yêu cầu phải xoá bỏ tước vị của những người hậu duệ dòng xa này.

Bên cạnh đó, có ba thành viên của Hoàng gia Hy Lạp được biết đến là không mang tước vị Hoàng tử/Công chúa Đan Mạch cùng danh hiệu His/Her Highness:[5][6][7]

  • Marina, vợ của Hoàng tử Michael của Hy Lạp và Đan Mạch
    • Công chúa Alexandra, Bà Mirzayantz
    • HRH Công chúa Olga, Nữ Công tước của Apulia

Hai thành viên hoàng gia dưới đây (là vợ/chồng của các nhà quân chủ hiện nay) đã từng được sinh ra với tước vị Hoàng tử/Công chúa của Hy Lạp và Đan Mạch, mặc dù họ không phải là hậu duệ của cựu vương Constantine II và Hoàng hậu Anne-Marie:

  • HM Sofía, Vương hậu Tây Ban Nha (chị gái của cựu vương Constantine II)
  • HRH Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh (con trai của Hoàng tử Andrew của Hy Lạp và Đan Mạch và Công nương Alice của Hy Lạp và Đan Mạch, cháu trai của Vua Georgios I của Hy Lạp)

Hoàng gia Na Uy

Các thành viên Hoàng gia Na Uy đều là những hậu duệ dòng nam của Vua Frederik VIII của Đan Mạch – ông cố của Nữ hoàng Margrethe II. Giống như chú của mình là Georgios I của Hy Lạp, Hoàng tử Carl của Đan Mạch – con trai thứ của Vua Frederik VIII – đã được chọn để trở thành nhà quân chủ mới của Na Uy, và được biết đến là Vua Haakon VII của Na Uy. Cũng giống như các thành viên của Hoàng gia Hy Lạp, các thành viên của Hoàng gia Na Uy cũng không còn được quyền kế vị ngai vàng của Vương quốc Đan Mạch. Tuy nhiên, khác với các thành viên của Hoàng gia Hy Lạp, các thành viên của Hoàng gia Na Uy không còn được mang tước vị Hoàng tử/Công chúa Đan Mạch kể từ khi Vua Haakon VII lên ngôi năm 1905.

Bá tước và Nữ Bá tước của Rosenborg

Những hoàng tử Đan Mạch sẽ bị mất tước vị cũng như các quyền hoàng gia của mình nếu kết hôn mà không có sự đồng ý của nhà quân chủ Đan Mạch.[8] Những hoàng tử đó thường sẽ được ban cho tước hiệu "Bá tước của Rosenborg":[9]

  • Bá tước Ingolf và Nữ Bá tước Sussie của Rosenborg (em họ của Nữ hoàng Margrethe II và vợ)
    • Nữ bá tước Camilla, Nữ Bá tước Josephine, và Nữ Bá tước Feodora của Rosenborg (các con gái của cố Bá tước Christian, em họ của Nữ hoàng Margrethe II)
  • Bá tước Ulrik và Nữ Bá tước Judi của Rosenborg (em họ của Nữ hoàng Margrethe II và vợ)
    • Bá tước Philip của Rosenborg (con trai của Bá tước Ulrik)
    • Nữ Bá tước Katharina của Rosenborg (con gái của Bá tước Ulrik)
  • Nữ Bá tước Charlotte của Rosenborg (em họ của Nữ hoàng Margrethe II)
  • Bá tước Axel và Nữ Bá tước Jutta của Rosenborg (con trai của Bá tước Flemming và vợ)
    • Bá tước Carl Johan và Bá tước Alexander của Rosenborg (con trai của Bá tước Axel)
    • Nữ Bá tước Julie và Nữ Bá tước Désirée của Rosenborg (con gái của Bá tước Axel)
  • Bá tước Birger và Nữ Bá tước Lynne của Rosenborg (con trai của Bá tước Flemming và vợ)
    • Nữ Bá tước Benedikte của Rosenborg (con gái của Bá tước Birger)
  • Bá tước Carl Johan và Nữ Bá tước Lisa Jeanne của Rosenborg (con trai của Bá tước Flemming và vợ)
    • Nữ Bá tước Caroline và Nữ Bá tước Josefine của Rosenborg (các con gái của Bá tước Carl Johan)
  • Nữ Bá tước Désirée của Rosenborg (con gái của Bá tước Flemming)
  • Nữ Bá tước Karin của Rosenborg (vợ của cố Bá tước Christian – em họ của Nữ hoàng Margrethe II)
    • Bá tước Valdemar của Rosenborg (con trai của Bá tước Christian)
      • Bá tước Nicolai của Rosenborg (con trai của Bá tước Valdemar)
      • Nữ Bá tước Marie của Rosenborg (con gái của Bá tước Valdemar)
    • Nữ Bá tước Marina của Rosenborg (con gái của Bá tước Christian)

Cây phả hệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vua Christian X

 

Hoàng hậu Alexandrine

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vua Frederik IX

 

Hoàng hậu Ingrid

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Knud, Hoàng tử kế vị của Đan Mạch

 

Caroline-Mathilde, Công nương kế vị của Đan Mạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoàng thân Henrik

 

Nữ hoàng

 

 

 

 

 

Hầu tước của Sayn-Wittgenstein-Berleburg

 

Công chúa Benedikte

 

 

 

 

 

Vua Konstantinos II của Hy Lạp

 

Anna-Maria, Vương hậu Hy Lạp

 

Công chúa Elisabeth

 

Nữ Bá tước Inge của Rosenborg

 

Bá tước Ingolf của Rosenborg

 

Nữ Bá tước Sussie của Rosenborg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thái tử

 

Vương phi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Alexandra, Nữ Bá tước của Frederiksborg
(ly hôn năm 2005)

 

Hoàng tử Joachim

 

Công nương Marie

 

Hoàng gia Hy Lạp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoàng tử Christian

 

Công chúa Isabella

 

Hoàng tử Vincent

 

Công chúa Josephine

 

Hoàng tử Nikolai

 

Hoàng tử Felix

 

Hoàng tử Henrik

 

Công chúa Athena

 

 

 

Thái tử Frederik hiện đang đứng đầu trong danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Đan Mạch.

Đạo luật đầu tiên xác lập chế độ quân chủ cha truyền con nối tại Vương quốc Đan Mạch là Luật Kongeloven (hay còn gọi là Luật Lex Regia), có hiệu lực từ ngày 14 tháng 11 năm 1665 và được công bố rộng rãi vào năm 1709.[10] Đạo luật này quy định những người được kế vị ngai vàng của Vương quốc Đan Mạch phải là những hậu duệ hợp pháp của Vua Frederik III của Đan Mạch, và danh sách kế vị ngai vàng sẽ được lập nên dựa trên Đạo luật Salic. Theo Đạo luật Salic, ngai vàng sẽ được truyền cho người kế vị được chọn ra giữa các con của nhà quân chủ theo thứ tự nam đứng trước nữ; giữa các anh chị em theo thứ tự lớn trước nhỏ sau; và giữa các hậu duệ thay thế dòng xa của Vua Frederik III theo thứ tự dòng họ lớn trước, dòng họ nhỏ sau. Những hậu duệ nữ dòng nam của Quốc vương sẽ có quyền được kế vị ngai vàng nếu như triều đại đó không còn hậu duệ nam nào có quyền hợp pháp để kế vị. Ở các công quốc như Schleswig (thái ấp của Đan Mạch), Holstein và Lauenburg (thái ấp của Đức) – nơi mà Quốc vương Đan Mạch cai trị với tư cách là Công tước – thì Đạo luật Salic vẫn được tôn trọng và áp dụng, nhưng duy nhất chỉ có các hậu duệ nam của Quốc vương mới được quyền kế vị ngai vàng.

Điểm khác biệt này đã gây ra nhiều rắc rối khi Vua Frederik VII của Đan Mạch không có người nối dõi, từ đó dẫn đến sự khác nhau về người sẽ kế vị ngai vàng Vương quốc Đan Mạch và người sẽ kế vị ngai vàng của các công quốc. Điều này cũng có nghĩa là người sẽ trở thành Quốc vương mới của Đan Mạch sẽ không thể trở thành Công tước mới của Schleswig, Holstein hay Lauenburg. Do đó, để thống nhất, Nghị định thư Luân Đôn đã được ban hành vào năm 1852 nhằm đưa ra các sửa đổi về luật kế vị của các công quốc ở lưu vực sông Elbe. Theo đó, Công tử Christian của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg sẽ trở thành người kế vị ngai vàng của Vương quốc Đan Mạch cũng như của các công quốc Schleswig, Holstein và Lauenburg, mặc dù ông không phải là con trai của Đức vua tiền nhiệm.

Các sửa đổi trên vẫn còn có hiệu lực đến hàng trăm năm sau, cho đến khi Đạo luật Salic được sửa đổi năm 1953 quy định về quyền ưu tiên kế vị dành cho nam giới (nghĩa là nữ giới sẽ chỉ có quyền được kế vị ngai vàng khi họ không có anh em trai). Năm 2009, những quy định về luật kế vị lại một lần nữa được sửa đổi, theo đó, các công chúa sẽ được xếp trước các em trai của mình trong danh sách kế vị. Tuy nhiên, điều này cũng không làm thay đổi danh sách kế vị cho đến khi Hoàng tử Vincent được sinh ra. Dưới đây là danh sách kế vị hiện tại của Hoàng gia Đan Mạch:

  1. Thái tử Frederik
  2. Hoàng tử Christian
  3. Công chúa Isabella
  4. Hoàng tử Vincent
  5. Công chúa Josephine
  6. Hoàng tử Joachim
  7. Hoàng tử Nikolai
  8. Hoàng tử Felix
  9. Hoàng tử Henrik
  10. Công chúa Athena
  11. Công chúa Benedikte
  12. Công chúa Elisabeth

Năm 1660, sau khi Đan Mạch chuyển đổi chế độ quân chủ từ tuyển chọn (theo lý thuyết, mặc dù từ năm 1448, ngai vàng đã được truyền cho con trai trưởng của dòng họ Oldenburg) sang kế vị, Kongelov (tiếng Đan Mạch nghĩa là Đạo luật Hoàng gia) đã thiết lập nên triều đại trị vì của Vua Frederik III và các hậu duệ của ông. Tuy nhiên, sau đó, tất cả các điều khoản của Đạo Luật này (ngoại trừ Điều 21 và 25) đều dần bị huỷ bỏ do quá trình sửa đổi và bổ sung các Hiến pháp năm 1849, 1853 và 1953.

Điều 21 quy định, "Không Hoàng tử nào đang cư ngụ trong Vương quốc và vùng lãnh thổ được quyền kết hôn, hoặc rời khỏi quốc gia, hoặc làm việc cho các công ty nước ngoài mà không có sự cho phép của Đức vua". Theo điều khoản này thì các hoàng tử Đan Mạch đang cư ngụ ở các Vương quốc khác dưới sự cho phép đặc biệt của thành viên Hoàng gia Đan Mạch (bao gồm cả các thành viên hoàng gia của Hy Lạp, Na Uy và Anh) sẽ không bị tước đi danh hiệu hoàng tộc ở Đan Mạch, cũng như không cần xin phép Đức vua trước khi đi du lịch nước ngoài hoặc khi kết hôn; mặc dù từ năm 1950, các thành viên hoàng gia không thuộc dòng nam của Vua Christian IX đã không còn được xếp trong danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Đan Mạch. Tuy nhiên, những ai hiện đang cư ngụ bên trong Vương quốc Đan Mạch và các vùng lãnh thổ đều vẫn phải nhận được sự đồng ý của Đức vua trước khi ra nước ngoài hoặc kết hôn.

Điều 25 của Kongelov quy định những điều luật nhằm tôn trọng các thành viên của triều đại hoàng gia: "Họ có quyền không trả lời với bất cứ quan tòa nào, người đầu tiên và cuối cùng đưa ra phán xét cho họ sẽ là Đức vua hoặc bất cứ ai mà Đức vua chỉ định."

1Các con của Công chúa Benedikte không được quyền kế vị ngai vàng. Nếu bà trở thành người kế vị thì cả bà và chồng của bà đều phải trở về định cư tại Đan Mạch. Bên cạnh đó, các con của bà cũng chỉ được quyền kế vị ngai vàng nếu họ mang quốc tịch Đan Mạch, đồng thời cũng sinh sống tại quốc gia này: (a) ngay tại thời điểm họ trở thành người kế vị ngai vàng, và (b) trước khi họ hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc được quy định bởi luật pháp Đan Mạch. Tuy nhiên, trên thực tế, các con của công chúa Benedikte lại theo học và tốt nghiệp tại Đức; do vậy, họ đã chính thức bị loại khỏi danh sách kế vị ngai vàng.[8]

2Hoàng hậu Anne-Marie và các hậu duệ của bà không có quyền kế vị, vì trước khi kết hôn, bà đã từ bỏ quyền kế vị ngai vàng hoàng gia Đan Mạch để trở thành Hoàng hậu của Hy Lạp.

  • Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Anh
  • Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Hy Lạp cũ
  • Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Na Uy

  1. ^ (tiếng Anh)“History”. Hoàng gia Đan Mạch. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ (tiếng Anh)“Danish-Style Royal Fairy Tale”. Novinite.com - Sofia News Agency. ngày 14 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ (tiếng Anh)“Once upon a time”. The Age. Melbourne. ngày 10 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ (tiếng Đan Mạch)“Den Kongelige Familie”. Hoàng gia Đan Mạch. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ Willis, Daniel (1999). The Descendants of Louis XIII [Hậu duệ của Louis XIII] (bằng tiếng Anh). Baltimore, MD: Clearfield Co. tr. 94, 762. ISBN 0-8063-4942-5. Các con gái của Hoàng tử và Công nương Michael [của Hy Lạp và Đan Mạch] đều được mang tước vị Công chúa của Hy Lạp nhưng không có danh hiệu Royal Highness đi kèm
  6. ^ Huberty, Michel (1994). L'Allemagne Dynastique Tome VII Oldenbourg (bằng tiếng Pháp). Pháp: Giraud. tr. 329, 357. ISBN 2-901138-07-1.
  7. ^ Willis, Daniel (2002). The Descendants of King George I of Great Britain [Hậu duệ của Vua George I của Anh] (bằng tiếng Anh). Baltimore, MD: Clearfield Co. tr. 419. ISBN 0-8063-5172-1.
  8. ^ a b (tiếng Anh)Kurrild-Klitgaard, Peter (ngày 2 tháng 2 năm 1999). “Conditional Consent, Dynastic Rights and the Danish Law of Succession”. Hoelseth's Royal Corner. Dag Trygsland Hoelseth. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015. Kiểm tra giá trị |archiveurl= (trợ giúp)
  9. ^ (tiếng Đan Mạch)“Søgeresultat: - Skeel-Holbek, Schaffalitzky de Muckadell”. Finnholbek.dk. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  10. ^ (tiếng Đan Mạch)“Kongeloven”. Statsministeriet.dk. ngày 14 tháng 11 năm 1665. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.

  • Trang mạng chính thức của Hoàng gia Đan Mạch
  • Danh sách Bá tước và Nữ Bá tước của Rosenborg

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hoàng_gia_Đan_Mạch&oldid=68511229”