Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Bắc nồi lên bếp, bật lửa vừa rồi cho vào nồi 250gr đường, 30ml nước, đun đến khi thấy đường chuyển màu thì bạn dùng đũa khuấy đều tay.

Khi đường đã chuyển hết thành màu vàng, cho ngay 570ml nước vào nồi, tiếp tục khuấy đều để đường tan hết, lúc này cho đào vào nấu. Nước sôi lại khoảng 5 phút, tắt bếp.

Nấu xong vớt đào ra bát riêng, nước cốt để bát riêng, chờ nguội. Nước cốt nguội thì vắt 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, khuấy đều.

Lưu ý:

  • Trong quá trình đợi đường lên màu không dùng đũa khuấy sẽ dễ vón cục và lại đường.
  • Không nên để đường lên màu cánh gián, vì nước cốt bị đậm quá, không đẹp.
  • Để đào không bị quá nhừ, không đậy nắp nồi trong lúc nấu.
  • Nếu dùng đào lông, thì sau khi nước sôi lại nấu thêm khoảng 3 phút là được.
  • Nếu thích ăn đào giòn hơn, thì giảm 1 phút nấu.
  • Nước cốt chanh giúp nước đào ngâm thanh hơn và khi pha trà hay nước uống cũng ngon hơn (nếu đào chua quá thì bỏ qua bước vắt chanh này).

Mùa hè không chỉ là mùa của sấu, vải, dứa... mà còn là mùa của những trái đào giòn giòn, tươi ngon. Đào không chỉ có thể ăn trực tiếp mà còn có thể đem ngâm đường rồi làm trà uống vô cùng hấp dẫn. Trà đào là thức uống vạn người mê, chẳng cần ra quán mà ngay tại nhà chị em cũng có thể thực hiện được.

Mới đây, chị Tô Hưng Giang, một hotmom Hà Nội nổi tiếng với những mâm cơm gia đình ngon miệng, những công thức nấu ăn cứ chia sẻ là siêu hot đã gợi ý cách ngâm đào thơm nức mũi, vừa giòn lại để được lâu, không sợ váng.

Chị Giang cho biết, để có món đào ngâm làm trà đào ngon thì khâu chọn đào cũng cần chú ý. Nên chọn quả vừa chín tới, lớp vỏ ửng đỏ, còn độ cứng và giòn, có mùi thơm của đào, không nên chọn quả xanh quá dễ bị chua. Nên chọn đào ruột vàng khi làm màu sẽ đẹp hơn.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Trong khi nhiều chị em làm đào ngâm để pha trà hay bị nổi váng, chị Hưng Giang bật mí, tỉ lệ đường không được ít hơn so với công thức vì dễ làm đào lên men. Ngoài ra, bình lọ ngâm phải được tiệt trùng sạch sẽ, khô ráo. Đào sau khi nấu xong không được để dính nước, ngâm xong đậy thật chặt và cất ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Chị Giang còn cho biết, công việc khó nhất của việc ngâm đào là thắng đường cho chuẩn.

Bênh cạnh đó, các công thức khác mọi người thường vớt đào đã chần vào bát nước đá nhưng Giang thì không vì chị không muốn đào mất đi độ ngọt và nếu dính nước khi ngâm đào sẽ không để được lâu. Nên sau khi vớt đào ra chị để vào ngăn đá tủ lạnh, cứ 10 phút chị lại đảo đào một lần cho nhanh nguội hoặc có thể đặt bát đào vào chậu nước đá. Đến khi nào đào nguội hẳn, bọc màng bọc lại cất ngăn mát đợi nước ngâm đào nguội thì ngâm cùng.

Dưới đây là công thức làm đào ngâm để pha trà đào ngon, chị em hãy tham khảo nhé:

Chuẩn bị:

- 2,4kg đào quả cho ra 2kg ruột đào sau khi tách hạt

- 1,5kg đường cát trắng (ngoài ra có thể dùng đường vàng, đường thốt nốt, đường phèn đều được). Lưu ý, dùng đường vàng hoặc đường thốt nốt sẽ thơm và màu đẹp hơn, hoặc các bạn dùng tỉ lệ 1-1 giữa đường cát trắng và đường vàng.

- 2 quả chanh tươi

- Muối ăn

- Hũ thuỷ tinh

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Cách làm:

- Đào mua về rửa sạch nhẹ nhàng từng quả một, đem ngâm nước muối loãng trong vòng một tiếng để sạch bụi bẩn và phần lông dính trên quả đào. Sau đó rửa lại để ráo nước.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

- Hoà một chậu to nước muối loãng và vắt 1/2 quả chanh vào. Dùng dao cắt bổ theo đường rãnh trên của quả đào ,tuỳ theo sở thích mà cắt miếng to hay nhỏ, nhỏ thì dễ tách và nhanh ngấm đường, còn to thì giòn hơn nhưng sẽ khó tách hơn.

- Đào tách xong thì thả ngay vào chậu nước muối loãng pha chút chanh tươi để miếng đào không bị thâm. Lưu ý, tách đào cả vỏ sẽ dễ hơn và không bị nát, sau đó mới gọt vỏ. Còn nếu gọt vỏ trước khi tách sẽ khó vì quả đào trơn, tách xong miếng đào bị nát, nhũn chảy nước.

- Đào sau khi tách xong từng miếng ngâm trong chậu nước muối mới gọt bỏ vỏ và vẫn phải ngâm nước muối đến khi gọt xong tất cả để tránh đào bị thâm. Sau đó vớt ra ,rửa nhẹ nhàng lại một nước nữa rồi để ráo.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

- Cho 500gr đường cát trắng cùng 50ml nước trắng vào nồi đế dày, bật bếp và để nguyên không đảo, nếu đảo đường sẽ kết tinh không tan chảy và chuyển sang màu cánh gián được, còn nếu cho quá nhiều nước việc đun đường sẽ lâu hơn.

- Khi đường tan chảy hoàn toàn, chuyển sang màu vàng nhạt thì hạ bớt lửa, nghiêng đi nghiêng lại nồi để đường tan đều, không được dùng đũa khuấy. Đường chuyển sang màu hơi cánh gián thì tắt bếp luôn, không được để quá lửa sẽ bị cháy đường dẫn đến bị đắng và hỏng. Công việc khó nhất của việc ngâm đào là thắng đường cho chuẩn.

- Đường sau khi thắng xong đổ vào khoảng 800ml nước trắng, sau đó đổ toàn bộ chỗ đường còn lại vào nồi, đun thật sôi thả đào vào. Tính từ lúc nồi nước luộc đào sôi lại đến khi đào chín khoảng 10 phút ,tuỳ vào lượng đào nhiều hay ít, đào bổ miếng to thì lâu hơn khoảng 15 phút. Miếng đào chuyển sang chín trong là được. Vớt toàn bộ chỗ đào đã chín ra một cái bát thật to.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Cho bát đào vào ngăn đá tủ lạnh, cứ 10 phút lại đảo đào một lần cho nhanh nguội hoặc có thể đặt bát đào vào chậu nước đá. Đến khi nào đào nguội hẳn, bọc màng bọc lại cất ngăn mát đợi nước ngâm đào nguội thì ngâm cùng.

Nước đường trong nồi sau khi vớt đào ra, đun sôi lại rồi để nguội hẳn rồi vắt nước cốt 1 quả chanh vào. Không nên vắt chanh vào khi nồi nước đường còn nóng dẫn đến bị đắng. Nước đường từ ngọt gắt chuyển sang ngọt thanh và có vị hơi chua sau khi vắt nước cốt chanh vào.

Hũ thuỷ tinh đựng đào ngâm phải được rửa thật sạch, tráng bằng nước sôi, để thật khô ráo. Khi nước ngâm đào và đào đã nguội hoàn toàn thì trút đào vào hũ, đổ ngập nước ngâm đào, cất ngăn mát tủ lạnh, sau 1-2 ngày là dùng được.

Đào ngâm dùng để pha nước uống hay pha trà đào rất ngon . Lưu ý: Nếu ai làm bằng đường thốt nốt thì bỏ công đoạn thắng đường thành màu caramen.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Những ly trà đào thơm ngon cho ngày hè!

Theo Eva/Khám phá

Sự xuất hiện của các loại quả trong mùa hè như dâu tằm, mận, mơ, sấu, đào... khiến chị em nội trợ phát cuồng vì có thể biến chúng thành các loại nước giải khát thơm ngon, mát lạnh, hấp dẫn cho gia đình thưởng thức. Hiện tại, cách làm đào ngâm được nhiều người tìm hiểu nhất vì đang đào đang vào chính vụ. Ngâm đào không khó nhưng không phải ai cũng biết cách, nhất là trong quá trình ngâm, nhiều chị em còn hiểu sai về các bước khiến đào ngâm chưa được ngon giòn. Vì vậy mà mới đây, cô nàng Thùy Dung (26 tuổi, Hà Nội) đã chỉ ra những lỗi sai này cho chị em nội trợ. 

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Thùy Dung giới thiệu mình từng học chuyên hóa nên hiểu rất rõ các nguyên lý trong việc ngâm đào. Cô chia sẻ, khi ngâm đào, nhiều chị em nghĩ rằng việc ngâm nước đá hoặc cho đào vào ngăn đá để đào được giòn hơn nhưng điều này không đúng bản chất. Theo Thùy Dung, nếu đã thích đào giòn thì không nên đun lâu để rồi lại đem làm lạnh, việc này không giúp miếng đào giòn trở lại.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Cô nàng giải thích miếng đào ngâm được giòn là do đường đã rút bớt nước trong quả đào, đào mất nước chỉ còn lại phần thịt rắn thì sẽ giòn hơn.Chẳng hạn với mứt đào, khi nước trong quả đào rút hết thì nó sẽ trở nên dai và cứng. Như vậy bản chất của việc muốn đào ngâm được giòn chúng ta phải chọn quả đào tươi ngon, vừa chín tới, không quá chín sẽ bị nhũn.

Ngoài ra, cô khẳng định, sau khi luộc đào, cho đào vào nước đá hay cho vào ngăn đá/ngăn mát tủ lạnh để đào được giòn là sai. Bản thân cô đã kiểm chứng, sau khi chần sơ đào, không cho đào tiếp xúc bất kì nước đá hay tủ lạnh đào vẫn giòn tan.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Cô nói thêm, việc ngâm đào vào nước đá cũng làm cho đào bị nhiễm khuẩn trở lại nhưng việc lên màng khi ngâm đào nguyên nhân chính là do nước đường. Đường chính là chất bảo quản để đào được cách ly khỏi vi khuẩn nên đủ đường và bảo quản đào trong tủ lạnh thì vẫn sẽ không bị lên màng. Thùy Dung mách thêm, đào phải luôn được đè xuống dưới mực nước ngâm và nước ngâm đủ lượng đường thì đào sẽ sợ có màng.

Thùy Dung còn nhắc lại việc luộc đào như nhiều chị em vẫn làm là không cần thiết, hơn nữa nếu luộc lâu sẽ khiến đào bị chín quá, càng mất giòn. Do đó, cô hướng dẫn, chỉ cần chần sơ cho các miếng đào được sát khuẩn. Còn đào khi gặp đường sẽ rút bớt nước, săn lại và giòn.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Bên cạnh việc hiểu sai về cách làm cho đào giòn, Thùy Dung còn nhận thấy nhiều chị em hiểu sai khi cho rằng đào lòng vàng sẽ giòn hơn đào mỏ quạ (loại có lông tơ). Tuy nhiên, thực tế, nếu ngâm đào lòng vàng, màu sẽ đẹp và bắt mắt hơn chứ không quyết định độ giòn hơn đào lông.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Dưới đây là cách ngâm đào và pha trà đào của Thùy Dung, chị em có thể tham khảo:

Chuẩn bị: 

- 2,4kg đào quả cho ra 2kg ruột đào sau khi tách hạt

- 1kg đường phèn

- 5 quả quất

- Muối ăn

- 1 lít nước

Cách làm:

- Đào tách đôi, tách 4 vừa ăn, thả ngay vào chậu nước muối loãng pha chút quất hoặc chanh tươi để miếng đào không bị thâm rồi gọt vỏ.

- Cho 300gr đường phèn cùng 100 ml nước trắng, khuấy nhẹ cho đường tan và nấu trên lửa, nấu cho đến khi đường chuyển màu cánh gián. Vắt thêm ít quất cho thơm.

- Đường sau khi thắng xong đổ vào 900ml nước trắng và 700g đường phèn còn lại, đun thật sôi thì thả đào vào. - Nấu đào cùng nước đường, nếu muốn ăn giòn thì chần sơ từ 1-2 phút, muốn ăn mềm hơn thì luộc khoảng 5-7 phút.

- Sau khoảng thời gian này, vớt đào ra một bát để riêng, nước đường để riêng cho nguội. Vì đào chỉ chần sơ nên rất giòn nên không phải cho vào ngăn đá.

- Chờ cho nước đường nguội hẳn thì cho nước đường vào đào vào hũ và ngâm.

Đào ngâm bị nổi váng phải làm sao

Lưu ý, phải đè đào xuống mực nước ngâm, để đào không bị mốc. Để đào ngâm ở nhiệt độ phòng 1 ngày rồi cho ngăn mát bảo quản là ăn được luôn.

Theo Phương My (Ảnh: NVCC) (Khám phá)