Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi

Viêm tai giữa ở trẻ em là chứng bệnh phổ biến nhưng rất khó để nhận ra. Do đó, bạn nên biết được các dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa để có thể đưa con đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên các bé dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bé bị viêm tai giữa. Vậy nguyên nhân của viêm giữa ở trẻ em đến từ đâu và biện pháp khắc phục là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời về căn bệnh này thông qua bài viết sau nhé.

Bé bị viêm tao giữa là bệnh gì?

Tai được chia làm ba phần bao gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong tai có một ống nối tai giữa với cổ họng, được gọi là vòi nhĩ hay ống eustachian. Vòi nhĩ đảm nhận ba chức năng quan trọng:

  • Thông hơi giúp giữ áp suất không khí ở tai giữa luôn cân bằng với áp suất không khí bên ngoài. Điều này lý giải vì sao khi bị viêm tai trẻ thường mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên…
  • Bảo vệ tai giữa khỏi áp lực âm thanh và ngăn chặn sự xâm nhập của dịch từ mũi, họng chảy vào tai giữa.
  • Giúp tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.

Khi mủ hoặc chất lỏng tích tụ trong ống tai phía sau màng nhĩ sẽ gây đau đớn cho trẻ và dẫn đến nguy cơ bị điếc nhẹ, bệnh này đòi hỏi cha mẹ phải chú ý thật kỹ đến trẻ. Nếu bé bị ho hoặc sổ mũi rồi đột nhiên bị sốt từ 3 – 5 ngày rất có thể bé đã bị bệnh viêm tai giữa.

Nếu bị nhiễm trùng bé có thể bứt rứt ở tai và hay ngoáy tai. Nếu đang chập chững tập đi, bé có thể mất thăng bằng và trở nên vụng về hơn bình thường khi mắc căn bệnh này. Khi bị bệnh bé có thể cảm thấy đau khi bú hay ăn dặm. Khi cho trẻ bú, bé thường quay mặt đi hay dứt miệng ra khỏi núm vú dù bú bình hay bú sữa mẹ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm dẫn đến các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt trong đó. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Khi nhiễm trùng xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng lên, thậm chí bị rách do áp lực gia tăng. Tai giữa viêm có thể khiến bé bị sốt khi cơ thể cố gắng kháng lại vi khuẩn hay virus gây bệnh. Loại bệnh này gọi là viêm tai giữa cấp.

Nhiễm trùng tai giữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa đông. Đa phần các bé trong độ tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi đều mắc bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Thực tế là rất khó nhận biết các triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên do là các bé chưa thể mô tả được về tình trạng bệnh của mình. Trẻ bị bệnh thường có các biểu hiện sau:

  • Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C
  • Tỏ ra rất bứt rứt, khó chịu và thường khóc khi được đặt nằm xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị đau do áp lực gia tăng ở tai khi bé nằm
  • Tìm cách kéo tai hay cọ tai vào người bạn
  • Khóc, trằn trọc, khó ngủ
  • Không phản ứng với âm thanh
  • Có dịch hoặc mủ chảy ra từ tai. Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của bé đã bị vỡ do áp lực quá mức
  • Các mảng dịch hoặc mủ đã khô đóng vảy xung quanh tai
  • Mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên

Cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em đều có thể tự khỏi trong ba hoặc bốn ngày ngay cả khi có hoặc không có dùng kháng sinh. Nếu em bé không khỏe và tình trạng nhiễm trùng không phải là do virus gây ra, bác sĩ có thể cho thuốc kháng sinh. Tốt hơn, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nếu:

  • Bé đang tỏ ra rất đau
  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi
  • Có dịch chảy ra từ tai của bé
  • Cả hai tai của trẻ đều bị nhiễm trùng
  • Các triệu chứng nhiễm trùng nặng lên sau 24 giờ

Dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen chữa viêm tai giữa ở trẻ em

Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ nếu bé 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn. Các thuốc này sẽ giúp giảm đau và hạ sốt.

Cho bé bú sữa mẹ hỗ trợ chữa viêm tai giữa ở trẻ em

Bạn hãy cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn và thường xuyên hơn để tránh mất nước do sốt. Nếu bé đang bú sữa ngoài hoặc ăn dặm, các mẹ nên cho bé uống thêm nước. Ngoài ra, bạn nên dùng một chiếc gối mềm kê đầu cho bé khi bé ngủ nhằm hạn chế dịch từ họng tràn vào vòi nhĩ.

Tiểu phẫu lấy keo tai

Khi tai lấp đầy bởi chất lỏng dày, keo tai có thể hình thành. Nếu kháng sinh không thể làm sạch mủ, một cuộc tiểu phẫu là điều cần thiết². Bác sĩ sẽ khoét một lỗ nhỏ, đưa một ống gọi là grommet vào tai để giúp hút chất lỏng. Trong một số trường hợp, trẻ cần phải được tiêm kháng sinh mạnh. Keo tai sẽ ít dần khi trẻ lớn lên.

Lấy ráy tai

Đôi khi, tai có bị lấp đầy bởi ráy tai, làm suy giảm thính giác của trẻ. Bác sĩ có thể sử dụng một ống tiêm để nhẹ nhàng lấp đầy ống tai bằng nước ấm và lấy ráy tai ra ngoài.

Biện pháp ngăn ngừa bé bị viêm tai giữa

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng cách:

  • Hạn chế cho con bạn tiếp xúc với những đứa trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
  • Cho bé bú mẹ: Sữa mẹ giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé. Bạn không nên cho con bú bình vì khi bạn dốc bình, sữa có thể chạy vào ống Eustachian và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.
  • Nếu con bú sữa công thức: Bạn hãy cho bé bú ở tư thế ngồi và nhớ giúp bé ợ hơi sau khi bú.
  • Nếu bé ở độ tuổi ăm dặm, bạn nên cho con ngồi để ăn thay vì cho bé nằm hoặc ôm bé trong lòng.
  • Đừng cho bé ngậm vú giả. Nếu thật sự cần dùng, hãy chú ý thời gian không cho bé ngậm quá lâu.
  • Không hút thuốc hoặc không cho phép bất cứ ai hút thuốc lá xung quanh bé, không đưa bé đến nơi có khói thuốc.
  • Kiểm tra xem bé đã chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm hay chưa. Việc tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở một số trẻ em.
  • Bạn hãy cố gắng không để bé phải đi nhà trẻ khi dưới 1 tuổi. Việc đi nhà trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị ho, khóc nhiều, bị cảm thường xuyên hơn, dễ dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em.

Trên đây là một vài bí quyết phòng bệnh và chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa giúp bạn biết cách chăm con tốt hơn khi con bệnh. Đồng thời giúp các bà mẹ khác biết cách phòng ngừa bé bị viêm tai giữa hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đọc bài viết “Viêm tai giữa kiêng ăn gì để tình trạng bệnh nhanh cải thiện hơn” để giúp con mau khỏi bệnh né!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bé bị viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như thủng màng nhĩ, nghe kém và điếc. Do đó việc phát hiện sớm và đưa bé đến bệnh viện là rất quan trọng. Dưới đây là 9 triệu chứng cảnh báo bệnh viêm tai giữa ở trẻ và cách điều trị bố mẹ nên biết.

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là do vi rút, vi khuẩn gây ra. Khi trẻ bị ốm sốt, đau họng, dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp,…các vi rút có thể xâm nhập vào tai giữa thông qua các dịch, đờm. Từ đó dẫn đến viêm tai giữa bị viêm, chảy dịch vàng hoặc có mủ. 

Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi có nguy cơ bị viêm tai giữa cao nhất. Do cấu trúc tai chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu.

Ngoài ra, cấu trúc tai chưa hoàn thiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến bé bị viêm tai giữa. Tai trong của trẻ được liên kết với mặt sau của cổ họng bằng ống thính giác hay còn gọi là ống eustachian. Ống thính giác sẽ mở để các chất lỏng, các chất thải dư thừa thoát ra ngoài. 

Tuy nhiên nếu ống thính giác bị tắc hoặc bị sưng viêm thì các chất lỏng và chất thải sẽ tồn đọng lại dẫn đến nhiễm trùng. Ống thính giác ở trẻ em thường ngắn, rộng và nằm ngang nên tai trẻ dễ bị các vi khuẩn xâm nhập.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi

Bé bị viêm tai giữa do cấu trúc tai chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu

Bên cạnh nguyên nhân trên thì bé bị viêm tai giữa có thể do các yếu tố sau:

  • Polyp trong tai che lấp phần tai giữa.
  • Trẻ bị ốm, ho, sốt, cảm lạnh khiến đờm, dịch mũi lây sang tai.
  • Trẻ bị dị ứng thời tiết hoặc thức ăn.
  • Trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
  • Khi tắm cho trẻ để nước vào trong tai và không vệ sinh sạch.
  • Để nước vào tai bé khi bơi hoặc sử dụng nút chặn cho bé khi bơi.
  • Vệ sinh tai bé không đúng cách.
  • Mẹ cho bé bú sữa mẹ ở tư thế nằm, làm cho sữa mẹ sặc lên mũi bé, trào sang tai, gây viêm tai.
  • Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ. Do sữa mẹ có các chất dinh dưỡng cùng các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các vi rút gây bệnh.

Khi thấy bé có những triệu chứng bất thường về tai, bố mẹ cần chú ý quan sát để xác định xem con có bị viêm tai giữa hay không. Bé bị viêm tai giữa thường có những biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt cao 39 độ C, nhức đầu, đau đầu.
  • Không cho bố mẹ chạm vào tai vì đau.
  • Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai rồi khóc.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc.
  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Đi ngoài và tiêu chảy.
  • Ống tai có dịch vàng, mủ chảy ra.
  • Phản ứng kém với âm thanh.
  • Mất thăng bằng dễ ngã khi đi.

Khi bé xuất hiện các triệu chứng trên, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi

Ống tai có dịch vàng, chảy mủ là một trong những dấu hiệu cảnh báo bé bị viêm tai giữa

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay trẻ em nói chung khi bị các bệnh về tai hoặc viêm tai giữa, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để chẩn đoán bệnh chính xác. Ngoài ra, bố mẹ nên lưu ý những điểm sau:

  • Không nên đưa trẻ đến các cơ sở chữa và điều trị gia truyền hay tự ý sử dụng thuốc tại nhà.
  • Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc dân gian hoặc mẹo dân gian nào để nhỏ thuốc vào tai cho bé. 

Sử dụng các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ sẽ giúp tình trạng cải thiện đáng kể. Một số loại thuốc nhỏ viêm tai thường dùng hiện nay là: 

  • Thuốc nhỏ tai Ciprodex.
  • Thuốc trị viêm tai giữa Hydrocortison .
  • Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0.3%.
  • Thuốc trị viêm tai giữa Ofloxacin Otic.
  • Thuốc nhỏ viêm tai Earex Plus.
  • Thuốc chữa viêm tai Otosan. 

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi

Thuốc nhỏ viêm tai Otifar giúp hỗ trợ điều trị khi bé bị viêm tai giữa

Tuy nhiên các loại thuốc này cần được sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ đã kê đơn. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng cho bé.

Dựa vào kết quả chẩn đoán chính xác bệnh viêm tai giữa và mức độ nặng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị chuyên khoa cho bé bằng cách làm thủ tục nhập viện điều trị. 

Đối với viêm tai giữa bị nhẹ có thể điều trị tại nhà, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để bố mẹ tự nhỏ thuốc vào tai cho trẻ và hẹn lịch tái khám cụ thể. Do vậy, bố mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị viêm tai giữa cho bé đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ bị viêm tai giữa nhất. Do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Ngoài ra do cấu trúc tai của bé chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, bố mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau để giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tránh bị viêm tai giữa:

  • Nuôi bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng. Các kháng thể có trong sữa mẹ giúp trẻ chống lại bệnh tật tốt hơn. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ cai sữa sớm, tối đa cho trẻ bú 6 tháng đầu.
  • Không cho trẻ nằm bú sữa mẹ hoặc nằm bú bình sữa. Nhiều bà mẹ có thói quen nằm giường và cho bé nằm bú khiến bé bị sặc sữa lên vùng mũi, vùng tai. Theo chia sẻ của bác sĩ thì đây là nguyên nhân làm cho trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa.
  • Giữ vệ sinh tai cho bé sạch sẽ bằng khăn mềm. Sau khi rửa mặt hay lau tai, giặt khăn sạch và phơi khô.
  • Khi tắm gội không để nước chảy vào tai bé.
  • Không tự ý dùng tăm bông lau tai bé vào sâu bên trong.
  • Không tự ý dùng dụng cụ lấy ráy tai hay lau tai cho bé khi ngứa tai. Nếu bé bị ngứa nên đến bác sĩ để khám.
  • Cần tiêm chủng đúng lịch quy định. Tiêm phòng có thể giúp trẻ giảm tỷ lệ bị viêm tai giữa.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi

Tiêm phòng đúng lịch giúp bé giảm tỷ lệ bị viêm tai giữa

Một số biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ 2 tuổi trở lên:

  • Không cho trẻ bơi tắm hoặc bơi ở nơi có nguồn nước bẩn.
  • Không để nước vào tai trẻ khi tắm gội.
  • Cho trẻ bú bình sữa, uống sữa ở tư thế ngồi thẳng. Không nên để trẻ nằm uống sữa để tránh sặc sữa lên vùng mũi và tai.
  • Vệ sinh tai trẻ sau khi tắm xong bằng khăn vải mềm hoặc tăm bông. Chú ý không đưa tăm bông vào tai trẻ, chỉ nên lau ở phía ngoài tai.
  • Khi trẻ nhỏ bị ốm, sổ mũi, cảm cúm nên điều trị dứt điểm triệu chứng.
  • Không nên cho trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá.
  • Giữ ấm và vệ sinh môi trường sống, đồ chơi quần áo của trẻ thường xuyên.

Bé bị viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây ra các biến chứng nặng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy bé có những biểu hiện liên quan đến các bệnh về tai thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện sớm để được bác sĩ thăm khám.

Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín về khám và điều trị các bệnh tai mũi họng cho trẻ nhỏ và người lớn tại Hà Nội. Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng được đào tạo chuyên sâu về tai mũi họng trong và ngoài nước. Điều này sẽ giúp phụ huynh luôn yên tâm khi đưa con đến khám tại đây.

Ngoài ra, bệnh viện còn trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc tiên tiến hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường về tai mũi họng.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi

Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám, điều trị bệnh tai mũi họng cho trẻ được các ông bố bà mẹ tin chọn

Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ của khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc

Điện thoại: 024 7300 8866024 3927 5568

Hotline:  0912 002 131

Email:

Fanpage: https://www.facebook.com/KhoaTaiMuiHongBVHongNgoc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.