Dạy Ngữ văn theo phương pháp mới

Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ Văn THCS giúp cho các em học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao trong học tập. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về phương pháp dạy học tích cực này.

1. Phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ Văn

Phương pháp dạy học tích cực là việc lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học, giáo viên là người nêu và gợi mở lên vấn đề bằng nhiều cách khác nhau mang lại sự hào hứng, sự tự giác của học sinh. Học sinh sẽ tự học, tự nhiên cứu, tự trình bày và giải quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể.

Phương pháp này tăng cường việc kết nối, thực hành giữa các học sinh trong môn học, tiết học. Học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, thông qua việc tự mình tư duy và tìm tòi khám phá. Giáo viên áp dụng nhiều cách để gợi mở vấn đề, vấn đáp, tương tác, thảo luận nhóm hay chơi các trò chơi …

Dạy Ngữ văn theo phương pháp mới

Các phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ Văn

2. Một số phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ Văn THCS

2.1 Phương pháp tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề ở đây là chứa đựng nội dung chính, xác định một nhiệm vụ cụ thể, một vấn đề nào đó cần được giải quyết, một vướng mắc cần được tháo gỡ. Kết quả của việc nghiên cứu, giải quyết đó sẽ tìm ra được tri thức mới, nhận thức mới hay phương pháp hành động mới đối với học sinh.

Ở đây giáo viên là người sẽ đặt vấn đề để xây dựng nội dung bài học, học sinh là người phát hiện vấn đề, đưa ra các đề xuất, lập kế hoạch để giải quyết vấn đề. Nếu có nhiều vấn đề cần được giải quyết thì giáo viên có thể chia ra mỗi nhóm giải quyết một vấn đề. Cuối cùng là thảo luận kết quả, khẳng định và kết luận cho vấn đề.

2.2 Phương pháp kích thích tư duy

Phương pháp này tạo sự chú ý, kích thích, tìm tòi,  gợi cách suy nghĩ, kiểm tra đánh giá. Được tiến hành như sau: Học sinh sẽ lắng nghe cách đặt câu hỏi của giáo viên, tự suy nghĩ để nắm rõ nội dung của câu hỏi, tự tìm kiếm câu trả lời cho mình. Sau đó giáo viên sẽ để học sinh trả lời câu hỏi công khai. Lúc này từng học sinh sẽ xem lại câu trả lời của mình khi nghe câu trả lời của bạn hoặc nghe nhận xét của giáo viên về câu trả lời của bạn.

Dạy Ngữ văn theo phương pháp mới

Phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ Văn

 Xem thêm: Các phương pháp dạy học tích cực môn Toán ở tiểu học

2.3 Phương pháp thảo luận nhóm

Lớp sẽ được chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của nội dung bài học. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ chung. Các em sẽ bầu chọn nhóm trưởng, các thành viên còn lại đều phải làm việc tích cực đưa ra quan điểm, ý kiến riêng, không ỷ lại. Sau đó sẽ được tổng hợp thành ý kiến chung của nhóm. Các nhóm thi đua nhau trong một bầu không khí vui vẻ để cùng đưa ra kết quả chung cuối cùng. Lúc này giáo viên sẽ là người tổng kết vấn đề.

2.4 Phương pháp đóng vai

Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh làm thử một số tình huống trong văn bản, các nhóm hoặc cá cá nhân sẽ lên đóng vai nhân vật trong tình huống đó. Sau khi nhập vai và hoàn thành tình huống xong, cả lớp sẽ đóng góp và nhận xét ý kiến cho từng nhân vật đó. Cuối cùng, giáo viên là người chốt lại nội dung vấn đề.

Dạy Ngữ văn theo phương pháp mới

Phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ Văn THCS

3. Áp dụng phương pháp đóng vai trong môn Ngữ Văn

Khi dạy các bài: Con Rồng, cháu Tiên; ông lão đánh cá và con cá vàng; thầy bói xem voi … giáo viên vận dụng phương pháp đóng vai như sau:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu về văn bản, tìm hiểu chú thích.

Bước 2: Giáo viên sẽ cho học sinh đóng vai trong các câu chuyện, hướng dẫn về cách đọc, lời thoại, giọng điệu cho học sinh, giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh trước.

Bước 3: Sau khi nhìn các bạn diễn đạt nội dung cốt truyện hoặc đọc phân vai xong thì giáo viên và học sinh cùng đi vào tìm hiểu văn bản.

Trên đây là các phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ Văn THCS mà chúng tôi tổng hợp được, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Để thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với chương trình mới, nữ giáo viên Ngữ văn tại HOCMAI chia sẻ cụ thể về chương trình Ngữ văn 6 - bộ sách Chân trời sáng tạo, áp dụng từ năm học 2021-2022 như sau:

Nội dung học tích hợp phát triển kỹ năng

Theo cô Gia Linh, chương trình Ngữ văn 6, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo thiết kế theo quan điểm dạy học tích hợp: chủ điểm kết hợp với thể loại văn bản; gói gọn 4 kỹ năng đọc, viết, nói và nghe trong một chủ điểm; đọc cùng tiếng Việt. Trong các kỹ năng kể trên, đọc hiểu là nền tảng để học sinh trau dồi các yếu tố còn lại.

Cô Đỗ Gia Linh giảng dạy bài học theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới.

Về nội dung, các chủ điểm trong chương trình xoay quanh ba vấn đề cơ bản là con người - thiên nhiên, con người - xã hội, con người với bản thân mình. Mục đích của các chủ đề này là hỗ trợ học sinh phát triển giá trị phẩm chất.

Bên cạnh đó, mỗi bài học sẽ cung cấp mô hình đọc hiểu riêng cho từng thể loại văn bản để học sinh rèn luyện. Từ đó, các em hình thành kỹ năng đọc với bất kỳ văn bản mới nào thuộc một trong các các thể loại đó ở ngoài phạm vi chương trình học.

Không chỉ cải tiến về nội dung, chương trình học mới còn thiết kế nhiệm vụ học tập phù hợp với tầm nhận thức và tâm sinh lý của học sinh, giúp các em chủ động tham gia khám phá hệ thống kiến thức thông qua việc đọc, viết, nói, nghe. Học sinh có cơ hội thực hành rèn luyện kỹ năng, từ đó hình thành phát triển năng lực, kết nối vận dụng kiến thức vào cuộc sống, giúp việc học gợi mở, truyền cảm hứng học tập và sáng tạo cho các em.

Cấu trúc của sách giáo khoa cũng phát huy tính tự học cho học sinh nhờ phần hướng dẫn hỗ trợ tra cứu. Thầy cô sẽ hướng dẫn các em cách tìm hiểu kiến thức ngoài sách giáo khoa, nâng cao hơn để hỗ trợ cho việc học, phát huy tinh thần tự giác.

Tập trung phát triển tư duy ngôn ngữ

Trước những thay đổi của chương trình học mới, cô Linh cho biết, giáo viên sẽ không chỉ dạy kiến thức mà còn chỉ cách học để giúp học sinh hình thành tư duy về ngôn ngữ, văn học thông qua các hoạt động: khởi động, khám phá kiến thức, luyện tập, vận dụng và mở rộng.

Ví dụ, khi học bài Sự tích Hồ Gươm, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện, nhân vật, chủ đề để vừa hiểu rõ văn bản, vừa biết cách đọc truyền thuyết. Như vậy, các em có thể đọc hiểu bất kỳ truyền thuyết nào ngoài chương trình. Hay khi tìm hiểu nhân vật Lê Lợi, các em sẽ dễ dàng so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa Lê Lợi và Thánh Gióng; đồng thời, cũng đối chiếu cả hai với đặc điểm của một nhân vật truyền thuyết khác. Việc thực hành tìm hiểu qua đối sánh tạo cơ hội để các em nắm vững bài học và củng cố kiến thức nền liên quan.

"Qua việc rèn luyện kỹ năng đọc truyền thuyết, các em không cần thuộc văn một cách máy móc mà vẫn có thể tiếp cận bất kỳ truyện truyền thuyết nào một cách linh hoạt, tự tin và chủ động", cô Linh nhấn mạnh.

Phiếu học tập thuộc nhiều chủ đề được giáo viên thiết kế trong chương trình học mới.

Ngoài ra, cô Gia Linh cũng chia sẻ, để giúp con tận dụng khoảng thời gian hè làm quen chương trình giáo dục phổ thông mới và rèn luyện kỹ năng sớm, phụ huynh có thể tham khảo khóa Ngữ văn mới thuộc Chương trình Học Tốt 6 trên nền tảng học trực tuyến Hocmai.vn. Đây là khoá học được xây dựng bám sát nội dung chương trình mới với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm.

Theo cô, điều quan trọng khi dạy học trực tuyến là cần tạo cho học sinh hứng thú và hăng say như học trực tiếp. Vì vậy, trong khóa học này cô cùng đội ngũ chuyên gia của HOCMAI đã thiết kế hoạt động Khởi động ở mỗi bài học sinh động và hấp dẫn nhằm giúp các em chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và thích nghi tốt với việc học online.

Trong quá trình học, cô sẽ hướng dẫn học sinh các bài học nói và nghe đạt hiệu quả như mục tiêu của phương pháp mới. Khi học bài Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường trung học cơ sở, các em không chỉ học cách nêu lên cảm nghĩ mà còn có thể thực hành kiến thức đó bằng cách tự ghi hình video, sau đó, xem lại, tự đánh giá qua bảng gợi ý đánh giá hoặc nhờ bạn bè, thầy cô, người thân nhận xét.

Bên cạnh đó, trong mỗi hoạt động học tập, giáo viên còn thiết kế các hoạt động đa dạng, kết hợp với phiếu học tập phong phú thuộc nhiều chủ đề khác nhau sáng rõ. Điều này giúp các em học tập nhẹ nhàng mà hiệu quả, đồng thời duy trì tâm thế học chủ động tích cực xuyên suốt.

Thiên Minh

Ảnh: HOCMAI